Hiện nay như chúng ta thấy trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và logistics nói riêng ta thấy có rất nhiều các thuật ngữ sử dụng tiếng anh. Consignee là một trong những thuật ngữ rất hay được sử dụng nhưng lại rất nhiều nhầm lẫn về thuật ngữ này. Vậy Consignee là gì? Sự khác nhau giữa Consignor và Shipper?
Mục lục bài viết
1. Consignee là gì?
Consignee viết tắt cnee là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng (buyer) theo vận đơn đích danh (là vận đơn mà ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng và người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn, vận đơn này không được chuyển nhượng bằng phương pháp thông thường, muốn chuyển nhượng phải tuân theo quy định pháp luật nơi diễn ra hành động chuyển nhượng), còn consignee không phải là người mua hàng theo vận đơn vô danh – là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
Vận đơn trong vận chuyển hàng hóa đường biển phải điền đầy đủ thông tin congsinee : Tên consignee, địa chỉ của consignee, số điện thoại, fax, email…
Một số lưu ý : Consignee có thể là buyer hoặc không phải là buyer. Ví dụ với vận đơn to order ( vận đơn vô danh) thì miễn là người nào cầm bill sẽ nhận được hàng, tức họ là consignee.
Trong hầu hết các đơn vận tải biển thì consignee cũng chính là notify party, còn với vận đơn to order (vận đơn vô danh) là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.
2. Sự khác nhau giữa Consignor và Shipper:
Ngoài câu hỏi Consignee là gì thì cách phân biệt các thuật ngữ Consignee – Shipper và Seller – Buyer cũng được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Nếu bạn không nắm rõ các khái niệm này thì sẽ rất khó có thể sử dụng chính xác, không nhầm lẫn trong quá trình làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Trong các hợp đồng ngoại thương sẽ có 2 chủ thể rõ ràng là Seller và Buyer nhưng trong các chứng từ vận đơn lại sử dụng Shipper và Consignee. Vậy tại sao người ta lại sử dụng các thuật ngữ này?
Đối với các hợp đồng mua bán, người bán sẽ được gọi là Seller hoặc Export. Khi phát hành thư tín dụng thanh toán (letter of credit), người bán không được gọi là seller mà được gọi là Beneficiary (người thụ hưởng) và người mua được gọi là Remitter – nghĩa là người thanh toán hoặc người gửi tiền. Còn trong các trường hợp phát hành vận đơn Bill of lading thì người bán được gọi là Shipper, người mua được gọi là Consignee.
Trong nhiều trường hợp, nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác để xuất – nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa hoàn thiện thủ tục, ho sẽ cần một đơn vị thứ 3 đứng ra làm người trung gian làm dịch vụ gửi hàng. Như vậy, bên xuất khẩu sẽ cần nắm rõ ai là người bán, ai là người mua, tránh xảy ra các tình trạng gửi nhầm hàng hoặc các rắc rối không mong muốn.
Có thể thấy, trong các nhóm người tham gia vào giao nhận vận tải như đã nêu trên, có đến 2 vị trí là NGƯỜI GỬI HÀNG là “Consignor” và “Shipper”. Nếu chuyển hóa sang tiếng Việt, về cơ bản sẽ có ý nghĩa giống nhau và chức năng cũng gần như là tương tự song trên thực tế sẽ có đôi chút khác biệt.
Như vậy sự khác nhau giữa Shipper và Consignor là gì? Chủ yếu là bởi cách sử dụng của các chủ thể trong quá trình thực hiện giao dịch. Sự khác nhau giữa Consignor và Shipper: 2 từ này đều có nghĩa là người gửi hàng và về cơ bản có nghĩa tương tự nhau nhưng trong một số trường hợp, người ta thường dùng từ Consignor chứ không phải là Shipper (và ngược lại).
Chẳng hạn, có thể hiểu theo cách đơn giản như thế này: Trong mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “Consignor” còn trên vận đơn của hãng tàu chợ, người gửi hàng thường là “Shipper” . Để tránh những nhầm lẫn không đáng có trong suốt quá trình giao nhận vận tải thì bạn cần phải lưu ý về vai trò giữa các bên liên quan, từ đó giúp hạn chế tối đa các sự cố như giao hàng nhầm, thanh toán nhầm,…
3. Mối liên hệ giữa Notify party và Consignee:
Như ở trên đã nhắc đến, Notify party và Consignee đôi khi có vai trò giống nhau, nhất là đối với vận tải đường biển. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, 2 vị trí này có nhiệm vụ khác nhau. Mối liên quan giữa Notify party và Consignee có thể được thể hiện như sau:
Cnee | Notify party | Mối quan hệ giữa Notify Party vs Cnee |
To order hoặc To order of Shipper | Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng khi Vận đơn ký hậu được giao |
Company B | Có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích… | |
To order of Bank C | Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng |
Company B | Có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích… Khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ thanh toán cho NH phát hành (ngân hàng của người nhận) khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng | |
Company B | Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng |
Same as Cnee | Khi không có thông tin một bên nhận thông báo hàng đến cụ thể & chỉ được show khi mục Cnee thể hiện đầy đủ thông tin liên hệ của Cnee | |
Cá nhân | Cá nhân | Có thể là người nhận hàng cuối cùng, trong trường hợp hàng hóa là vật dụng cá nhân, Cnee có thể trùng với Shipper |
Forwarder A | Có thể là FWD tại nơi đến được ủy quyền thay người nhận để nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng | |
Same as Cnee | Khi không có thông tin một bên nhận thông báo hàng đến cụ thể & chỉ được show khi mục Cnee thể hiện đầy đủ thông tin liên hệ của Cnee |
Nếu Notify Party là Forwarder A, Consignee là “To order hay to order of shipper” thì Forwarder A có quyền được nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng cho người nhận cuối tại địa điểm đến trước khi vận đơn ký hậu được giao. Lúc này, Company B có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích…
Nếu Consignee là “To order of Bank C” còn Notify là Forwarder A thì việc nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng sẽ dành cho người nhận hàng cuối cùng còn Company B cũng có thể là người nhận hàng cuối khi hãng tàu thông báo. Khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ thanh toán cho ngân hàng phát hành của người nhận khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng.
Nếu Notify là Forwarder A, consignee là Company B thì Forwarder có quyền nhận hàng tại điểm đến.
Nếu Notify là Cá nhân, Consignee cũng là cá nhân, consignee và shipper có thể trùng. Với trường hợp mặt hàng đó là vật dụng của cá nhân thì người được nhận hàng cuối cùng. Nói chung, có thể thấy tùy theo các quy định, điều khoản của nội dung hợp đồng mua bán, thương mại mà các thuật ngữ này sẽ được sử dụng khác nhau, mang ý nghĩa và vai trò khác nhau. Nếu có các phần nào được để trống trong hợp đồng, cần nhanh chóng thông báo với người nhận hàng để họ nắm rõ tình hình và có phương án xử lý.