Từ trước đến nay, việc sử dụng và thực thi quyền lực của nhân dân và cơ quan nhà nước được xác định là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy công vụ là gì? Vài nét về chế độ công vụ, trách nhiệm công vụ? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Công vụ là gì?
Công vụ là một trong những thuật ngữ được bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống thường ngày của mỗi cá nhân. Những để hiểu được khái niệm về công vụ là không hề dễ và khái niệm này rất dễ gây nhầm lẫn. Do đó, trước khi đưa ra khái niệm chính xác công vụ là gì? Tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đế công là gì? vụ là gì? như sau:
Đối với những hoạt động mang tính cộng đồng, công việc chung của toàn đất nước thì được hiểu là công. Bởi vì công được hiểu là chung cho toàn đất nước.
Còn vụ thì được hiểu là những vụ việc, công việc được giao phải thực hiện đối với những đối tượng nhất định.
Từ khai niệm định nghĩa này ta có tể tóm lại và hiểu đơn giản về công vụ là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật. Từ đó, các cán bộ, công chức sẽ thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao thuộc thẩm quyền của Nhà nước vì lợi ích chung của toàn thể dân tộc, lợi ích xã hội và những lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân.
Hiểu một cách chung nhất thì công vụ mang tính bắt buộc và kỷ cương nghiêm khắc, bắt buộc những chủ thể thực hiện những nhiệm vụ được giao phải đảm bảo chính xác, công bằng. Hay những công việc được thực hiện liên tục để đảm bảo cho cơ chế nhà nước được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục trên nguyên tắc sử dụng quyền lực nhà nước và đảm bảo bằng quyền lực nhà nước thì được xác định là cộng vụ.
Đối với tế nền chính trị của nước ta hiện nay, công cụ mang trong mình một số tính chất và đặc điểm cơ bản sau đây:
– Công vụ ra đời với mục đích là là phục vụ cho những lợi ích của nhà nước và nhân dân.
– Công vụ là nhiệm vụ chính của các chủ thể là đội ngũ cán bộ, công viên chức đang làm việc trong bộ máy nhà nước.
– Đội ngũ cán bộ, công viên chức hoạt động dựa trên nguyên tắc và làm việc của công vụ chính là theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được nhà nước giao và tuân theo pháp luật.
2. Công vụ được dịch sang tên trong tiếng Anh là gì?
Công vụ được dịch sang tên trong tiếng Anh là: “Equitment”.
3. Vài nét về chế độ công vụ:
Trên thực tế hiện nay thì một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó chính là chế độ công vụ. Bởi vì, công vụ được xác định là sự tổng hợp các quyền và nghĩa vụ được giao cho chủ thể có trách nhiệm thực hiện. Đối với mỗi chủ thể được giao nhiệm vụ thì cần phải hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nguyên tắc nhà nước.
Có thể thấy, pháp luật đã quy định về quyền và nghĩa vụ của công chức dựa trên thực tiễn, những vấn có những quyền được xác định một cách chính xác thì lại là nghĩa vụ của công chức như: quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở… Đối với từng chủ thể thực thi pháp luật sẽ được quy định về nhiệm vụ rõ ràng như cơ quan công an sẽ được quyền thực hiện những quyền hạn nào, Tòa án có thẩm quyền giải quyết những vấn đề gì và giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi của nhân dân…
Trong các giai đoạn được đây thì quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên đến những những giai đoạn tiếp theo thì quyền lực này được giao lại cho cơ quan nhà nước đại diện nhân dân thực hiện và ban hành những quy định vì lợi ích của nhân dân. Những việc trao lại quyền cho cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện khi đã lấy ý kiến của người dân về hoạt động này.
4. Trách nhiệm công vụ:
Một trong những khái niệm mang tính chính trị, tạo nên hình ảnh của chế độ, của nhà nước trong mắt người dân đó chính là trách nhiệm công vụ. Việc nâng cao và đào tạo nghiêm khắc đội ngũ cán bộ và công chức về trách nhiệm công vụ đã và đang được thực hiện trong thời buổi hiện nay. Nguyên nhân vủa hoạt động này là do hiện nay suất hiện tình trạng một số đội ngũ cán bộ, công chức có hành vi không đúng với đạo đức của một người cán bộ.
Trong quá trình nâng cao và đào tạo nghiêm khắc đội ngũ cán bộ và công chức đã tạo ra mỗi quan hệ chặt chẽ với kết quả công vụ trong trách nhiệm công vụ trong hoạt động công vụ của đội ngũ này. Do đó, mà kết quả đạt được đã thể hiện về cả số lượng và chất lượng.
Ở đây nó được thể hiện thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ và công chức được lòng dân, đây mới chính vấn đề được quan tâm nhất. Đồng thời đã nâng hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên để có thể đạt được những kết quả đặt ra thì bản thân mỗi người cán bộ, công chức cần phải có thái độ làm việc hiệu quả, tuân thủ pháp luật và đúng với lương tâm, đạo đức của một người cán bộ.
So với trước thì vấn đề trách nhiệm công vụ đã có nhiều khả thi và hiệu quả hơn ở thời điểm hiện tại. Và việc thực hiện trách nhiệm công vụ của người cán bộ, công chức thực thi pháp luật còn được thể hiện ở quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức hoặc miễn nhiệm hoặc từ chức đối với cán bộ, công chức.
Dựa trên quy định tại Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức thì trách nhiệm công vụ được thể hiện. Việc này được thể hiện rõ hơn và cụ thể hơn là nhiệm vụ, nghĩa vụ của người cán bộ, công chức. Trong đó quy định trách nhiệm, nhiệm vụ của người đang làm việc hoặc đảm nhiệm các chức danh quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta.
Cụ thể đối với người cán bộ, công chức thì trách nhiệm công vụ được thể hiện qua các yếu tố sau đây:
Một, đối với Đảng, Nhà nước thì phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với nhân thì phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Đồng thời thì người cán bộ, công chức có trách nhiệm trong việc lắng nghe ý kiến, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và chịu trách nhiệm giám sát của nhân dân. Ngoài ra thì người cán bộ, công chức phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
Hai, trách nhiệm trong thi hành công vụ thì phải thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bên cạnh đó cán bộ công chức cần phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đồng thời, có ý thức tổ chức kỷ luật, trong thi hành công vụ cần phải chủ động và phối hợp chặt chẽ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với tài sản của Nhà nước giao thì cần phải bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Cuối cùn là một vấn đề không thể thiếu của cán bọ công chức là chấp hành các quyết định mà cấp trên đê ra.
Ba, trách nhiệm của người đứng đầu còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác ngoài các nghĩa vụ quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật cán bộ, công chức. Do đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,…; Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật để đảm bảo quyền lợi của nhà nước và tránh trường hợp lạm dụng chức quyền không thực hiện.
Như vậy, giữ trách nhiệm công vụ và chế độ công vụ được xác định là có những đặc điểm khá giống nhau. Việc này được hiểu một cách đơn giản là chế độ công vụ và trách nhiệm công vụ đều dựa trên những lợi ích của nhân dân của toàn thể đất nước mà thực hiện. Tuy nhiên chế độ công vụ và trách nhiệm công vụ sẽ phải thực hiện đảm bảo nguyên tắc và những quy định của pháp luật ban hành trước đó. Từ đó, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân, hạn chế được những hành vi vi phạm, lợi dụng chứ quyền để trục lợi cho bản thân của cán bộ, công chức theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Văn bản hợp nhất số 25/VNBH-VPQH Luật Cán bộ, công chức.