Công ty tài chính lệ thuộc là gì? Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý? Thành lập công ty tài chính?
Hiện nay chúng ta thất không khó để thấy sự phát triển của các công ty tài chính hiện nay, trên thị trường vấn đề tài chính luôn là vấn đề rất được sự quan tâm, trong đó phải kể đến nhiệm vụ hỗ trợ tài chính để mua hàng hóa dịch vụ từ công ty mẹ được gọi với các tên là công ty tài chính lệ thuộc.
Mục lục bài viết
1. Công ty tài chính lệ thuộc là gì?
Công ty tài chính lệ thuộc, tiếng Anh gọi là captive finance company hoặc captive finance subsidiary.
Công ty tài chính lệ thuộc là một công ty con có nhiệm vụ hỗ trợ tài chính để mua hàng hóa dịch vụ từ công ty mẹ. Các công ty này có qui mô từ trung bình cho đến rất lớn tùy thuộc vào qui mô của công ty mẹ.
Những dạng dịch vụ cơ bản mà công ty tài chính lệ thuộc cung cấp bao gồm những dịch vụ thẻ như là thẻ tín dụng cửa hàng hay các nghiệp vụ ngân hàng khác. Những dịch vụ này có thể đem về nguồn lợi nhuận to lớn và góp phần hạn chế rủi ro trực tiếp đến công ty mẹ.
2. Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý:
Một công ty tài chính lệ thuộc thường thuộc sở hữu hoàn toàn của công ty mẹ. Những ví dụ nổi tiếng nhất về công ty tài chính lệ thuộc thường được tìm thấy ở ngành công nghiệp ô tô và ngành bán lẻ.
Trong ngành ô tô, những công ty tài chính lệ thuộc sẽ hỗ trợ các khoản vay mua xe cho khách hàng có nhu cầu. Một vài ví dụ nổi tiếng là công ty thanh toán General Motor, công ty dịch vụ tài chính Toyota, công ty tín dụng Ford Motor, và công ty tài chính Honda Hoa Kỳ. Các công ty trên đều là những đại diện cho đơn vị tài chính và tín dụng của các thương hiệu sản xuất ô tô lớn.
Ngược lại, những công ty bán lẻ sử dụng công ty tài chính lệ thuộc để hỗ trợ cho hoạt động thẻ của cửa hàng. Thẻ tín dụng của cửa hàng sẽ cho khách hàng với nhiều ưu đãi khi mua sắm tại một cửa hàng nhất định nào đó, như miễn phí vận chuyển, khuyến mãi cao hơn, hay quà tặng kèm khi mua sắm.
Công ty tài chính lệ thuộc cũng hạn chế rủi ro trực tiếp cho công ty mẹ. Khi khách hàng không thể thanh toán hay vỡ nợ thì những công ty này sẽ là bên chịu lỗ thay vì công ty mẹ. Việc này giúp công ty mẹ tăng doanh thu và tránh gặp rắc rối khi làm việc với các dịch vụ cho vay bên ngoài. Ngoài ra, công ty mẹ cũng sẽ nhận được lãi từ thẻ của cửa hàng do các công ty con này phát hành.
3. Thành lập công ty tài chính:
Trước khi thành lập công ty đầu tư tài chính, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị và lưu ý đến những thông tin ban đầu của công ty. Bởi lẽ, những thủ tục, thông tin này đều cần thiết và có những quy định riêng cần tuân thủ. Cụ thể như sau:
Loại hình doanh nghiệp phải phù hợp với công ty đầu tư tài chính:
– Doanh nghiệp đầu tư tài chính cần xác định xem loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp với công ty mình, rồi đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện về vốn hay số lượng thành viên góp vốn cũng như mong muốn của từng doanh nghiệp… thì sẽ có những loại hình tương ứng.
Tên của công ty đầu tư tài chính phải là duy nhất, không gây nhầm lẫn hãy trùng lặp
– Tên công ty phải có đủ cấu trúc gồm cả loại hình và tên riêng. Trong đó, tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân và Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Nếu doanh nghiệp đặt tên công ty bị trùng lặp với công ty khác thì sẽ không được phép đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, tên công ty cũng không được gây nhầm lẫn hay chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty đầu tư tài chính để xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ cụ thể gồm những thủ tục như sau:
+ Danh sách các cổ đông hoặc thanh viên trực thuộc công ty.
+ Điều lệ công ty đầu tư tài chính.
+ Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đôi với cá nhân.
+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, giấy ủy quyền… đối với tổ chức.
+ Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp đầu tư tài chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tài chính lên Sở Kế hoạch và đầu tư
+ Doanh nghiệp mang hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp chờ từ 3 – 5 ngày để nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được Sở Kế hoạch và đầu tư trả lời lý do bằng văn bản.
Thủ tục sau khi đăng ký thành lập công ty tài chính
Bước 1: Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư tài chính cần tiến hành làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định và đóng đủ lệ phí.
Trường hợp không tuân thủ quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp. Mức xử phạt từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực đầu tư tài chính
– Để có thể giúp công ty đầu tư tài chính đi vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực đầu tư tài chính theo quy định.
Bước 3: Đặt khắc con dấu và tiến hành công bố mẫu dấu
– Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp.
– Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Bước 4: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và mua chữ ký số để đóng thuế online
– Chủ công ty đầu tư tài chính hoặc người đại diện pháp luật của công ty mang theo con dấu công ty, CMND, giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, tiến hành báo số tài khoản lên cho Sở kế hoạch và đầu tư.
– Để thuận tiện cho việc đóng thuế và nộp tờ khai thuế online, doanh nghiệp đầu tư tài chính cần phải đăng ký mua chữ ký số. Ngoài ra, doanh nghiệp cần yêu cầu ngân hàng cài đặt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Như vậy, kế toán công ty mới có thể dùng chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến thuận lợi.
Bước 5: Tiến hành phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty tài chính
– Công ty đầu tư tài chính cần thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định và đặt in hóa đơn để sử dụng. Hoặc có thể mua hóa đơn từ cơ quan thuế.
– Doanh nghiệp cần làm bảng hiệu và tiến hành treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý. Bảng hiệu công ty có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy vào từng công ty, nhưng phải đảm bảo có đủ tên, địa chỉ, thông tin về doanh nghiệp.
Bước 6: Kê khai và đóng thuế mở công ty đầu tư tài chính
– Doanh nghiệp cần phải đóng thuế khi thành lập mới doanh nghiệp như thuế gía trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài (mức đóng thuế môn bài tùy thuộc vào mức vốn điều lệ công ty đăng ký).
– Hơn nữa, phải nộp tờ kê khai thuế môn bài và các loại thuế khác đúng với thời gian đã được quy định.
Bước 7: Công ty đầu tư tài chính tiến hành góp vốn cam kết
– Thời hạn cụ thể để các thành viên công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty đó là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.
– Trong đúng khoảng thời gian này, doanh nghiệp phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết. Tài sản góp vốn có thể là tiền hoặc tài sản được định giá theo biểu quyết chung của thành viên công ty.
– Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm đối với số vốn mình góp vào công ty đầu tư tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 8: Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
– Công ty đầu tư tài chính cần thuê một kế toán để có thê quyết toán sổ sách, thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế đúng quy định. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế.