Hiện nay, khi các quốc gia trên thế giới trong đó có việt nam tham gia vào các công ước hợp tác vì hòa bình, các hiệp định,... thì việc có các đại sứ quán, lãnh sự quán, công sứ quán,... là điều rất bình thường. Vậy khái niệm về công sứ được định nghĩa là gì?
Mục lục bài viết
1. Công sứ là gì?
Chủ thể mà được bổ nhiệm làm đại diện cho nước cử trước nguyên thủ quốc gia của nước tiếp cận theo quy định của luật quốc tế, đồng thời chủ thể này được xác định là Đại diện ngoại giao đứng đầu công sứ quán thì đó không phải chức danh nào kacs mà chủ thể này chính là công sứ. Những công chức ngành ngoại giao đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định sẽ được phong là công sứ thuộc cấp ngoại giao cao cấp theo một quy định của pháp luật nhất định của mỗi quốc gia.
Căn cứ theo Công ước Viên (1815) thì có quy định về việc thiết lập hệ thống cấp bậc ngoại giao. Một ngoại giao của tầng lớp thứ hai có quyền lực toàn quyền đó chính là một công sứ. Đồng thời thì quyền lực toàn quyền ở đây lại được hiểu là việc mà công sứ đó sẽ toàn quyền đại diện cho chính phủ. Tuy nhiên thì công ước Viên cũng có quy định về việc đại diện cá nhân của người đứng đầu nhà nước của họ sẽ không được các công sứ phục vụ.
Đến thế kỷ 20, đã phần các đoàn đứng đầu bởi các nhà ngoại giao cấp bậc của phái viên sẽ được nhận định là các phái bộ ngoại giao. Đồng thời cũng có quy định về phạm vi hoạt động của công sứ là chỉ được trao đổi giữa các cường quốc, đồng minh thân cận và các chế độ quân chủ liên quan.
Sau thế chiến II, học thuyết bình đẳng của Liên Hợp Quốc về các quốc gia có chủ quyền đã đưa ra nội dung liên quan đến việc không chấp nhận được đối xử với một số quốc gia như kém hơn những quốc gia khác bởi bì việc này không còn thể hiện được sự bình đẳng. Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển hơn trước và như cầu liên quan đến ngoại giao cũng ngày một cần thiết và được coi trọng hơn thì cấp bặc đại sứ sẽ dần trở nên lỗi thời. Thay vào đó, các nước nâng cấp quan hệ của họ lên cấp đại sứ mà không còn dùng quan hệ của họ thông qua cấp công sứ nữa.
Khi Công ước Viên về quan hệ ngoại giao được ký kết, thì hàm công sứ vẫn còn tồn tại vào năm 1961, những sau thế chiến thứ II này hàm công sứ đã không còn tồn tại nữa. Việc nâng cấp thành các đại sứ quán cuối cùng vào năm 1966 của các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw của Bulgaria và Hungary, các quốc gia còn lại của Mỹ đã nâng cấp hết thành đại sứ chứ không còn sử dụng hàm công sứ điều này như đã khẳng định là việc tăng cấp hàm sẽ làm tăng thêm mới quan hệ giữ các quốc gia.
Hàm công sứ được sử dụng để trao đổi đại diện ngoại giao của các nước châu Mỹ – Latinh với nhau là rất phổ biến. Tuy nhiên, để tạo nên sự bình đẳng giữ các quốc gia không kể là đất nước quan trọng hay không quan trọng thì sau thế chiến thứ nhất họ bắt đầu trao đổi Đại sứ. Việc trao đổi đại diện ngoại giao tại cấp Đại sứ càng trở nên phổ biến hơn kể từ sau Thế chiến thứ II, khi có những thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, hệ thống thuộc địa tan rã, rất nhiều quốc gia mới thành lập, quan hệ quốc tế có vô vàn thay đổi.
Khi các hàmđại sứ được các quốc gia trên thế giới sử dụng nhiều trong quan hệ ngoại giao giữ các nước thì đồng nghiã với việc một cấp hàm được áp dụng thì cấp hàm cũ ít đem lại lợi ích sẽ không được sử dụng nhiều đó chính là công sứ. Hầu hết các quốc gia tiến hành khi thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau đều quy định trao đổi đại diện ngoại giao tại cấp Đại sứ thì Công sứ toàn quyền ngày càng giảm đó là một quy luật cái mới ra đời thay thế cho cái cũ.
Tại Moscow (Nga) vào năm 1957 chỉ còn lại 2 người so với năm 1947 đã giảm đi bằng 1/9 trước đó. Tại chỉ có 2 Công sứ quán là Saint-Martin và Monaco. Tại Stockholm (Thụy Điển) tính đến năm 1978 chỉ còn Công sứ quán Nam Phi. Tại Hà Nội năm 1955 có 2 Công sứ quán Mông Cổ và Bungan tuy nhiên năm 1956 đã nâng lên Đại sứ quán.
Cấp ngoại giao của Việt Nam ban hành ngày 31.5.1995 theo quy định của Pháp lệnh về hàm thì công sứ thuộc cấp ngoại giao cao cấp sẽ được phong cho những công chức ngành ngoại giao nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định.
Đối với tính đại diện quốc gia của 1 vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và 1 vị Công sứ toàn quyền được xác định thông qua quy chế pháp lý của những Công sứ toàn quyền được nhận định là không khác nhau khi Công sứ toàn quyền cũng có một sự thay đổi khá rõ rệt. Sự khác nhau của 1 vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và 1 vị Công sứ toàn quyền hiện nay đã mất đi dần và nó thể hiện khi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền cũng như Công sứ toàn quyền thực hiện nghi thức trình Thư ủy nhiệm hoàn toàn giống nhau.
Khi quy định về bình đẳng giữ các quốc gia chưa được xác lập thì những nước nhỏ có bị hạn chế phần nào trong việc trao đổi Đại sứ thì hiện nay bất cứ quốc gia nào cũng có thể tùy ý trao đổi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hay Công sứ toàn quyền và sự trao đổi đó không phản ánh vị trí của 1 nước trên trường quốc tế.
2. Công sứ được dịch sang tên tiếng Anh là gì?
Công sứ được dịch sang tên tiếng Anh là: “Ambassador”.
3. Công sứ được quy định là chức gì?
Ở công sứ quán thì người đứng đầu là công sứ và được quy định là người đại diện ngoại giao. Theo như quy định của luật quốc tế thì công sứ được bổ nhiệm làm đại diện cho một nước cử trước nguyên thủ quốc gia của quốc gia tiếp nhận. Do đó, mà công sứ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao gần giống như đại sứ.
Cồng sứ theo như quy định thì bao gồm: Công sứ đặc mệnh toàn quyền và công sứ thường trú. Và được định nghĩa là:
– Một là: “Công sứ đặc mệnh toàn quyền được biết đến là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp công sứ quán. Công sứ được bổ nhiệm làm việc bên cạnh nguyên thủ quốc gia của nước sở tại. Công sứ là một hàm ngoại giao sau đại sứ trong cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài”.
– Hai là: “Công sứ thường trú là hàm ngoại giao ngày nay ít dùng, chỉ cao hơn đại biện”.
Tại cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước ở nước ngoài hoặc phái đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế liên chính phủ thì chức vụ ngoại giao bổ nhiệm cho thành viên có hàm công sứ công tác được biết đến là chức của công sứ.
Đồng thời thì công sứ là chức vụ ngoại giao sau đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện, trưởng đoàn đại diện thường trực, công sứ.
Trong một số trường hợp, tại cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia ở nước ngoài chưa có đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì Công sứ có thể được cử giữ chức vụ người đứng đầu trong một thời gian nhất định theo quyết định của nước cử đại diện. Ở Việt Nam, pháp lệnh năm 1995 về hàm, cấp ngoại giao đã quy định cụ thể hệ thống hàm, cấp, chức vụ ngoại giao, trong đó có chức vụ Công sứ.
4. Tìm hiểu về công sứ?
Bên cạnh khái niệm về công sứ thì còn có các nội dung khác liên quan đến công sứ như: công sứ quan và thám tán công sứ:
– Công sứ quán
Một văn phòng đại diện ngoại giao bậc thấp hơn 1 đại sứ quán được gọi là Công sứ quán đây là thuật từ được sử dung trong ngoại giao. Công sứ quán còn có thể hiểu là cơ quan đại diện ngoại giao.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 thì sự phân biệt giữa một công sứ quán và đại sứ quán bị bỏ qua. Khi đó, tất cả các văn phòng đại diện ngoại giao hiện tại đều được ấn định là đại sứ quán hay cao uỷ.
– Tham tán công sứ
Một chức vụ ngoại giao bổ nhiệm cho thành viên có hàm tham tán công tác ở các cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước tại nước ngoài hoặc phái đoàn đại diện thường trực trong tổ chức quốc tế liên chính phủ được viết đến là chức Tham tán công sứ.
Một chức vụ ngoại giao sau đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, người đại diện, trưởng đoàn đại diện thường trực, công sứ đó chính là Tham tám công sứ.
Một tham tám công sứ có thể được cử giữ chức vụ người đứng đầu trong 1 khoảng thời gian nhất định khi ở cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia tại nước ngoài chưa có đại sứ đặc mệnh toàn quyền theo quyết định của quốc gia cử đại diện. Ở Việt Nam, căn cứ theo pháp lệnh năm 1995 về hàm, cấp ngoại giao đã quy định cụ thể về hệ thống hàm, cấp, chức vụ ngoại giao, trong đó có chức vụ tham tám công sứ.