Việc điều chỉnh và ban hành các phương thức hay chính sách phát triển kinh tế thị trường cần rất nhiều công sức và thời gian. Song bên cạnh đó, chính là việc sử dụng những công cụ quản lý vĩ mô vào thị trường. Vậy, công cụ quản lý vĩ mô là gì? Các công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô?
Mục lục bài viết
1. Công cụ quản lý vĩ mô là gì:
Công cụ quản lý vĩ mô được hiểu là những phương tiện kinh tế, hành chính, pháp lý được Nhà nước sử dụng để quản lý, điều tiết hoạt động kinh tế, xã hội. Mỗi một lĩnh vực, giai đoạn và tính chất khác nhau mà Nhà nước sẽ áp dụng công cụ quản lý phù hợp với tình hình thực tế để đem lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế nước nhà và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, thị trường kinh tế nước ta đang được điều phối theo những công cụ quản lý vĩ mô được Nhà nước sử dụng rộng rãi, phổ biến và triệt để nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế được diễn ra theo đúng quy luật tự nhiên của thị trường.
Công cụ quản lý vĩ mô được dịch sang tiếng Anh như sau: Macro management tools
2. Các công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô:
Như đã trình bày ở trên thì công cụ quản lý kinh tế vĩ mô được xem như một hệ thống chính sách kinh tế được nhà nước xây dựng để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo đó điều tiết kinh tế vĩ mô cũng sẽ bao gồm các chính sách, công cụ để hỗ trợ cho việc quản lý kinh tế, ổn định và tăng trưởng về sản lượng quốc gia, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và bình ổn giá cả. Hiện nay các công cụ hỗ điêu tiết kinh tế vĩ mô bao gồm: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách ngành nghề và chính sách kinh tế đối ngoại.
Một, công cụ pháp luật
Bất kỳ quốc gia nào đều cần phải có pháp luật thì mới có thể quản lý chính trị, ổn định và phát triển nền kinh tế quốc gia. Từ lâu tại nước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp mới mẻ, đầy rẫy khó khăn nên trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những lúng túng và vấp váp. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Chỉ có pháp luật mới giúp cho con người, các đơn vị, tổ chức được hoạt động theo đúng cơ chế nhà nước đặt ra vì mục tiêu chung. Một hệ thống pháp luật đông bộ, tiến bộ và tiên tiến sẽ giống như công cụ hữu hiệu thực hiện các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Không một cá nhân hay tổ chức nào có thể hành động theo cảm tính mà gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện và thúc đây khả năng sáng tạo, tính năng động của mọi thành phần kinh tế, huy động được hết mọi nguồn lực sản xuất trong thành phần kinh tế nhà nước. Và quan trọng hơn hết đó chính là tạo ra một “sân chơi” có nhiều cơ hội, bình đăng và quyền lợi cho “người chơi”. Tất cả những chủ thể tham gia vào đều phải tuân thủ theo nguyên tắc chung, không được vì lợi ích cá nhân mà xâm hại đến những lợi ích của các cá nhân khác. Những chủ thể vi phạm “luật chơi” sẽ phải chịu những chế tài do pháp luật quy định cụ thể.
Ngoài việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế, pháp luật còn là công cụ để điều chỉnh, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế quốc dân, gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội. Hiện nay, không ít doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động mà có những hành vi chi trả lương, thưởng, tăng ca, chế độ nghỉ ngơi không đúng với quy định của pháp luật. Hoặc một số trường hợp khác chủ doanh nghiệp không biết được các quyền lợi và nghĩa vụ được hưởng của doanh nghiệp, từ đó không phát triển được những giá trị của bản thân, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp rơi vào trạng thái vi phạm pháp luật mà không hề hay biết, ảnh hướng đến quá trình kinh doanh và hoạt động kinh doanh.
Do đó, Việt Nam cần “Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường”.
Hai, các chính sách xã hội
Bên cạnh những chính sách về kinh tế thì chính sách xã hội cũng có vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều tiết kinh tế vĩ mô. Bởi đất nước là một thể thống nhất được tạo nên từ nhiều yếu tố, các yếu tố này phải cân đối và bổ trợ cho nhau. Do đó, để có quản lý và điều tiết được kinh tế vĩ mô tốt nhất thì nhà nước ta cần phải đưa ra những chính sách điều tiết tốt các vấn đề diễn ra hằng ngày trong đời sống xã hội nhưng gắn bó với hệ thống kinh tế.
Ví dụ: Trong tình hình dịch bệnh Covid phức tạp, tại các địa phương đã áp dụng các chỉ thị 15, 16, 17 để hạn chế người dân ra đường khi không cần thiết. Tuy nhiên, việc ban hành chỉ thị này đã làm hạn chế những doanh nghiệp phát triển kinh tế, nền kinh tế trong nước bị đứng yên. Do đó, sau khi tình trạng dịch bệnh ổn định hơn, Đảng và Nhà nước ta đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế trở lại như giảm thuế, đấy mạnh các nguồn vốn nhà nước, tạo điều kiện để các thủ tục thành lập doanh nghiệp, huy động vốn được nhanh chóng và đơn giản hơn…
Chính vì vậy, việc ban hành những chính sách xã hội vừa góp phàn tạo ra động lực, sáng tạo của người lao động, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặc khác phải lường trước được những vấn đề có thể diễn ra trong đời sống xã hội để có thể chủ động giải quyết, hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế.
Các chính sách xã hội phải góp phần thực hiện điều tiết và tái điều tiết các loại thu nhập và của cải xã hội một cách hợp lý, nhằm giải quyết tình trạng phân hóa giàu nghèo quá đáng, khuyến khích làm giàu hợp pháp, lành mạnh đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; ngăn chặn làm ăn phi pháp, bất chấp đạo lý, làm tổn hại đến bản sắc văn hóa dân tộc, làm hủy hoại môi trường sinh thái. Ngoài ra, các chính sách xã hội của Nhà nước còn phải thực hiện các bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế…
Ba, sử dụng các chính sách tiền tệ, văn hóa, chính trị, thuế…
Các chính sách này được nhà nước ban hành dựa theo những tình hình thực tế của xã hội hiện tại, cùng với nhu cầu của người dân. Chính vì vậy, nhà nước ta đã phải sử dụng những chính sách này làm đòn bẩy để thúc đẩy nhanh chóng những dự án, thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp cũng từ đó có nhiều cơ hội để phát triển và vương ra thị trường thế giới. Các chính sách kinh tế, tài chính, hay chính trị…nào đó đều cần phải có những sự quản lý từ nhà nước, không phải hoạt động nào cũng được phép thực hiện.
Tương tư vậy, các chính sách về đối ngoại cũng được quan tâm, nhằm mục đích khuyến khích hoặc hạn chế xuất khẩu thông qua công cụ như thuế quan, thuế xuất nhập khẩu…
Chính sách tiền tệ là chính sách chính phủ sử dụng hai công cụ là mức cung tiền và lãi suất nhằm tác động trực tiếp vào đầu tư tư nhân, điều tiết nền kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh thiếu nguồn vốn đầu tư, không thể mở rộng thị trường và phạm vi kinh doanh. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã hỗ trợ cho người dân nguồn vốn nhà nước thông qua hình thức vay vốn tại các ngân hàng nhà nước hoặc quỹ hỗ trợ của nhà nước. Mục tiêu chính là chính sách này chính là làm ổn định và làm lạnh mạnh nền kinh tế, giúp xử lý tình trạng lạm phát, cân đối được nguồn cung và cầu trong thị trường, giữ được giá đồng tiền.
Ngoài ra, chính sách tài chính còn sử dụng với mục đích chính là huy động nguồn tài chính để phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế – xã hội hợp lý, tạo ra những giá trị cuộc sống hiện đại và chất lượng. Từ đó, khi những giá trị về tinh thần được nâng cao, đã phần nào tác động vào ý thức của mỗi cá nhân, họ nhận thức được giá trị của cuộc sống, từ đó biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp, biết làm việc và tạo ra giá trị cho bản thân.
Qua đó, góp phần tạo môi trường ổn định, huy động mọi nguồn lực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Mục tiêu của điều tiết kinh tế vĩ mô:
Mục đích của việc điều tiết kinh tế vĩ mô thường chỉ bao gồm những vấn đề liên quan đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. Dựa theo tình hình và nhu cầu thực tế chúng ta sẽ thấy có những mục tiêu như sau:
- Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô mang tính định tính
Đây chính là mục tiêu mà các quốc gia hầu hết là các nước phát triển quan tâm. Việc định tính luôn là mục tiêu đi đầu, bởi chỉ cố ổn định giá trị sản phẩm thì mới có thể kéo theo việc tăng giá sản phẩm. Từ sự ổn định về giá cả thị trường thì mới có thể kéo theo nền kinh tế mở rộng.
Ngoài ra, khi đánh giá kinh tế vĩ mô thì các nhà kinh tế sẽ đánh giá bằng cách nhìn vào các yếu tố trọng yếu trong nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là GDP. Nhiều quốc gia lấy GDP chính là công cụ đó giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một quốc gia. Khi sản lượng của năm tăng thì ngoài tiêu thụ trong nước, những quốc gia này có thể xuất khẩu sang các nước khác có nhu cầu sử dụng với giá cả cao hơn trong nước.
– Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô là tăng trưởng nền kinh tế
Như đã nói trên điều tiết vĩ mô còn giúp cho quốc gia đó tăng sản lượng thì kéo theo đó chính là tăng sản lượng của nền kinh tế đạt được mức cao nhất. Theo như thống kê chúng ta thường thấy không phải một nền kinh tế phát triển ổn định thì đã có được một tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nếu có khả năng tăng trưởng nhanh thì có thể có khả năng đuổi kịp và vượt qua các nước đi trước. Từ đó có thể kéo theo nhiều lợi ích đi kèm như văn hóa phát triển, thu nhập cao, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đói nghèo, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Tại bất kỳ quốc gia nào thì tình trạng thất nghiệp luôn diễn ra, tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc là và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động.