Khái quát về đơn vị sự nghiệp về bản chất là một loại hình tổ chức dịch vụ công nhưng khác với các chủ thể phụ trách dịch vụ hành chính công và dịch vụ công ích, các đơn vị sự nghiệp thường chỉ chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội. Vậy cơ sở hoạt động sự nghiệp là gì? Đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cơ sở hoạt động sự nghiệp là gì?
Cơ sở hoạt động sự nghiệp:
Cơ sở hoạt động sự nghiệp là một danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Public Service Facility.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ sở hoạt động sự nghiệp là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lí và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Khái quát về đơn vị sự nghiệp:
Đơn vị sự nghiệp về bản chất là một loại hình tổ chức dịch vụ công nhưng khác với các chủ thể phụ trách dịch vụ hành chính công và dịch vụ công ích, các đơn vị sự nghiệp thường chỉ chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội.
Đơn vị sự nghiệp được hiểu cơ bản là một loại hình tổ chức dịch vụ công được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hoặc cho phép thành lập nhằm mục đích chính là để thực hiện chức năng có tổng các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội.
Đặc điểm đơn vị sự nghiệp:
– Đơn vị sự nghiệp là một loại hình tổ chức dịch vụ công nhưng khác với các chủ thể phụ trách dịch vụ hành chính công và dịch vụ công ích, các đơn vị sự nghiệp thông thường sẽ chỉ chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội. Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, nhằm phục vụ nhu cầu chung của xã hội, phải tuân thủ các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ hướng tới những sản phẩm đặc thù (ví dụ: sức khỏe người bệnh, khoa học, trình độ người học…)
– Dịch vụ sự nghiệp công được cung ứng có thể sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hoặc không, thậm chí giá – dịch vụ sự nghiệp công còn có thể được tính toán, cân đối theo giá cả thị trường và các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp đang ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên nhìn chung, các đơn vị sự nghiệp, kể cả những đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hướng tới mục tiêu lợi nhuận, vẫn không phải là những chủ thể kinh doanh thực sự. Bởi vì các đơn vị sự nghiệp thường được thành lập nhằm mục đích chính là để cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước, không phải để thực hiện chức năng kinh doanh. Điều này cho thấy vai trò và ý nghĩa xã hội trong sự tồn tại, phát triển của các đơn vị sự nghiệp.
– Đơn vị sự nghiệp cũng chính là loại hình tổ chức dịch vụ công có khả năng huy động các nguồn lực của xã hội, thích hợp với điều kiện xã hội hóa. Điều này được quyết định bởi tính chất hoạt động sự nghiệp và chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của chúng.
3. Phân loại đơn vị sự nghiệp:
– Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
– Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được hiểu là những tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân hoặc liên doanh giữa các tổ chức với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Ta nhận thấy rằng, đơn vị sự nghiệp là một trong những tổ chức có vị trí vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bởi đây được coi là đơn vị hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển các lĩnh vực chủ chốt của một quốc gia.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp:
Các hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng trong các đơn vị sự nghiệp nói riêng đã được quy định khá cụ thể tại các văn bản pháp luật của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đặc biệt đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Dự án đầu tư xây dựng về bản chất được hiểu là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nhằm mục đích chính là để phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình xây dựng hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng , dự án được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể là: lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm những nội dung sau đây: quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; quản lý rủi ro… Các chủ thể là chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án.
Đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được quy định cụ thể như sau:
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi chưa có cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức;
+ Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp.
– Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
– Không bố trí vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư xây dựng mới tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
– Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công tư:
+ Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công tư sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu. Trong trường hợp sử dụng cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có của cơ quan nhà nước để nhằm mục đích tham gia dự án thì phải có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
+ Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công tư thì các cơ quan nhà nước đang quản lí cơ sở hoạt động sự nghiệp có trách nhiệm theo dõi, báo cáo phần cơ sở hoạt động sự nghiệp được sử dụng để tham gia dự án trong quá trình thực hiện dự án.
+ Các chủ thể là các nhà đầu tư được quản lí, sử dụng, khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư trong thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng; nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng, khai thác phần tài sản của mình cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, bảo đảm điều kiện kĩ thuật vận hành công trình bình thường, phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.
Cần lưu ý trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư theo hình thức cùng khai thác thì việc khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và phương án xử lí đối với tài sản do các chủ thể là nhà đầu tư chuyển giao theo đúng quy định của Luật Quản lí sử dụng tài sản công năm 2017.
Như vậy, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được tiến hành theo đúng quy định cụ thể được nêu trên. Các chủ thể cần thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp diễn ra đúng trình tự và quy định của pháp luật hiện hành.