Trong suốt quá trình hình thái xã hội thì kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng và với những đặc điểm riêng của nó. Vậy chúng ta đã hiểu như thế nào về Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở hạ tầng là gì?
Chắc hẳn ở xã hội ngày nay thì nhắc tới cơ sở hạ tầng là thuật ngữ đã khá quen thuộc và khái niệm này với phạm trù triết học có tên tiếng anh là “Infrastructure” (hay cơ sở kinh tế) là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, hay là một giai đoạn lịch sử nhất định. Đây là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cơ sở hạ tầng để chỉ công trình xây dựng chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện, trường học, hệ thống thủy lợi, cấp nước khi nói về cơ sở hạ tầng là nói cơ sở kinh tế của xã hội; không phải nói kết cấu hạ tầng kỹ thuật của xã hội mà thuộc vể lực lượng sản xuất.
Để hiểu hơn về vấn đề này ta có thể lấy ví dụ như đối với cơ sở hạ tầng của nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân tư bản…) trong đó thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại.
Kết cấu đó được xác lập trên cơ sở hệ thống ba loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân (do nhà nước quản lý), sở hữu tập thể (người lao động), sở hữu tư nhân (cá nhân mỗi người); và hình thành nên nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.
Kết cấu chung của cơ sở hạ tầng
+ Kết cấu ba bộ phận của cơ sở hạ tầng phản ánh điều gì đây cũng là một thắc mắc rất thú vị? Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
2. Kiến trúc thượng tầng là gì?
Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định.
Kết cấu chung của kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phán tích từ những giác độ khác nhau. Từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng.
Thương thì khi nhắc tới kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo,…) và các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, chính đảng, giáo hội,…).
Một nhân tố rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua của kiến trúc thượng tầng trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp là yếu tố nào Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia.
Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai Cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sử hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng, thể hiện ở những điểm sau:
3.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Đó là quy luật phổ biến của mỗi hình thái kinh tế – xã hội.
– Cơ sở hạ tầng là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Kiến trúc thượng tầng không thể khởi phát từ đâu ngoài cơ sở hạ tầng của nó. Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy.
Quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất quyết định quan hệ về chính trị, pháp luật và tư tưởng. Do đó, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế thì nó cũng thống trị về mặt kiến trúc thượng tầng xã hội.
– Nếu cơ sở hạ tầng có sự thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Quá trình thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn cách mạng từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội.
Như C. Mác đã viết:
“Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua quá trình đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp. Nguyên nhân của quá trình đó xét đến cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ tầng, đến lượt nó mới làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi một cách căn bản.
3.2. Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lên cơ sở hạ tầng:
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin cũng luôn nhấn mạnh tính độc lập tương đối và khả năng tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
– Sự tác động của kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị – xã hội của nó.
Kiến trúc thượng tầng có chức năng bảo vệ, là công cụ đắc lực để củng cố, duy trì sự phát triển của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đồng thời đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng tầng cũ.
– Đồng thời, mỗi bộ phận, yếu tố khác nhau thuộc kiến trúc thượng tầng cũng đều có khả năng tác động ít nhiều lên cơ sở hạ tầng. Trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, có khả năng tác động lớn nhất và trực tiếp nhất lên cơ sở hạ tầng.
Những bộ phận đó tác động lên cơ sở hạ tầng theo những cơ chế khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tất nhiên, sự vận động của các bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng không phải bao giờ cũng theo một hướng duy nhất. Đôi khi, giữa các bộ phận này cũng nảy sinh tình trạng không đồng đều, thậm chí mâu thuẫn, chống đối nhau.
– Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Nếu không có chính quyền của giải cấp công nhân và nhân dân lao động thì không thể xây dựng được cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ đắc lực để cải tạo và xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ, tạo lập cơ sở hạ tầng mới.
– Sự tác động của kiến trúc thượng tầng nếu phù hợp, cùng chiều phát triển vớ cơ sở hạ tầng thì sự tác động đó mang lại hiệu quả thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Đó là khi sự tác động của kiến trúc thượng tầng tuần theo những quy luật kinh tế, quy luật xã hội khách quan.
Còn trong trường hợp ngược chiều (làm trái quy luật), sự tác động của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng sẽ là tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội.
– Sự tác động mạnh mẽ cua kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng là không thể nghi ngờ.
Song, nếu quá nhấn mạnh vai trò của sự tác động đó đến mức phủ nhận tính tất yếu của những quy luật kinh tế khách quan, của sự vận động xã hội thì sẽ rơi vào sai lầm duy tâm chủ quan.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống xã hội là nhân tố quyết định, nếu xét đến cùng, đối với lịch sử, nghĩa là đối với cả các lĩnh vực của văn hóa, tinh thần nói chung.
Tuy nhiên, chúng ta không được phép hiểu sản xuất là nhân tố quyết định duy nhất. Nếu coi đó là duy nhất thì vô hình trung đã xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác.