Cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu theo dõi?
Khái niệm cổ phiếu đã ra đời từ lâu và trở nên rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Trên thực tế có rất nhiều loại cổ phiếu và mỗi loại cổ phiếu có giá trị khác nhau. Cổ phiếu theo dõi là một loại cổ phiếu quan trọng và đây là loại cổ phiếu đặc biệt do một công ty mẹ phát hành trong thị trường. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cổ phiếu:
Ta hiểu về cổ phiếu như sau:
Cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu theo quy định của pháp luật chứng khoán đó là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Như vậy, ta có thể hiểu cổ phiếu chính là hình thức biểu hiện cụ thể của cổ phần, 1 cổ phiếu có thể bao gồm một hoặc một số cổ phần. Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng hai từ này qua lại với cùng một nghĩa.
Cổ phiếu trong tiếng Anh gọi là gì?
Cổ phiếu trong tiếng Anh gọi là Stock.
Đặc điểm của cổ phiếu:
Cổ phiếu có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Cổ phiếu là dấu hiệu của giá trị, dấu hiệu của tài sản thực sự, người sở hữu cổ phiếu là người đang sở hữu tài sản thực sự.
– Cổ phiếu là một chứng khoán vĩnh viễn (vô thời hạn), thời hạn của cổ phiếu gắn chặt với thời hạn của công ty phát hành ra nó. Thời gian đáo hạn chính bằng thời hạn tồn tại của công ty.
– Cổ phiếu là giấy tờ có giá có khả năng sinh lời, có tính rủi ro và có khả năng chuyển nhượng được.
– Không có kỳ hạn và cũng không hoàn vốn.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có một chiều góp vào và không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty phá sản hay giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).
– Cổ phiếu có tính rủi ro cao:
Về mặt lý thuyết, khi các tổ chức đã phát hành thì cổ phiếu sẽ không đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành. Mà rủi ro lúc này sẽ thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân là giá trị của cổ phiếu được các nguyên nhân khách quan quyết định. Như kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành, cũng như tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia, toàn thế giới… Không những thế, giá trị cổ phiếu còn ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông của các chủ thể là những nhà đầu tư. Khi gặp các thông tin không chính xác, sự thiếu hiểu biết của các chủ thể là những nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro nhiều hơn. Tất nhiên, rủi ro cao cũng sẽ thường sẽ đi kèm với kỳ vọng về lợi nhuận lớn cho các chủ thể. Chính bởi vì điều này mà cũng đã tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu cho nhà đầu tư.
– Cổ phiếu có tính lưu thông:
Có tính lưu thông sẽ khiến cổ phiếu có giá trị như là một loại tài sản thực sự được thể hiện ở trong đặc điểm của cổ phiếu. Và nếu như tính thanh khoản giúp chủ sở hữu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết, thì tính lưu thông của cổ phiếu cũng sẽ giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện nhiều hoạt động như thừa kế , tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
– Cổ phiếu có tính thanh khoản cao:
Cổ phiếu có khả năng dễ dàng trong việc chuyển hóa thành tiền mặt. Tuy nhiên, tính thanh khoản cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất đó là do kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành. Thứ hai đó là mối quan hệ cung cầu trên thị trường.
– Cổ phiếu có tính Tư bản giả:
Cổ phiếu có tính tư bản giả và tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên, cổ phiếu trên thực tiễn lại không phải là tiền, cổ phiếu chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu cũng không phản ánh chính xác giá trị của cổ phiếu.
– Cổ phiếu có tính lưu thông:
Có tính lưu thông cũng đã khiến cổ phiếu có giá trị như là một loại tài sản thực sự được thể hiện ở trong đặc điểm của cổ phiếu. Và nếu như tính thanh khoản giúp chủ sở hữu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết, thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện nhiều hoạt động như thừa kế , tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
Cá nhân, tổ chức mua bán cổ phiếu, chủ yếu nhằm những mục đích sau:
– Cá nhân, tổ chức mua bán cổ phiếu, chủ yếu nhằm mục đích để tìm kiếm lợi nhuận. Thông thường đây là mục đích chính khi mua bán cổ phiếu. Cổ phiếu là công cụ sinh lời cao và cũng là kênh đầu tư linh hoạt.
– Cá nhân, tổ chức mua bán cổ phiếu, chủ yếu nhằm mục đích để nắm quyền biểu quyết và quản lý công ty: Đối với những cá nhân, tổ chức muốn năm quyền điều hành công ty, họ thường mua bán số lượng cổ phiếu khá lớn.
2. Cổ phiếu theo dõi:
Khái niệm cổ phiếu theo dõi:
Cổ phiếu theo dõi được hiểu là loại cổ phiếu đặc biệt do một công ty mẹ phát hành để đại diện cho một bộ phận hoặc phân khúc cụ thể của nó.
Cổ phiếu theo dõi sẽ được giao dịch trên thị trường mở tách biệt với cổ phiếu của công ty mẹ.
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
– Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.
– Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Cổ phiếu theo dõi trong tiếng Anh là gì?
Cổ phiếu theo dõi hay còn gọi là cổ phiếu mục tiêu trong tiếng Anh là Tracking Stock hoặc Targeted Stock.
Tìm hiểu rõ hơn về cổ phiếu theo dõi:
Khi công ty mẹ phát hành cổ phiếu theo dõi, tất cả các khoản thu và chi của bộ phận được tách ra khỏi báo cáo tài chính của công ty mẹ. Nói một cách rõ hơn, hiệu suất của cổ phiếu theo dõi gắn với hiệu suất tài chính của bộ phận đó.
Nếu bộ phận hoạt động tốt, giá cổ phiếu theo dõi cũng sẽ tăng ngay cả khi toàn bộ công ty đó đang hoạt động kém. Ngược lại, nếu bộ phận hoạt động kém, cổ phiếu theo dõi cũng có thể sẽ giảm giá ngay cả khi toàn bộ công ty đang hoạt động tốt.
Các công ty có thể phát hành cổ phiếu theo dõi nhằm mục đích để có thể tách biệt một bộ phận không phù hợp với tổng thể hoạt động kinh doanh, ví dụ cụ thể như một công ty mẹ là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo quyết định tách bộ phận phát triển phần mềm.
Cũng có trường hợp công ty mẹ đang thua lỗ sẽ tách riêng một bộ phận đang tăng trưởng tốt của một công ty con. Tuy nhiên, công ty mẹ và cổ đông của công ty mẹ vẫn kiểm soát hoạt động của công ty con.
Cổ phiếu theo dõi được đăng kí theo các quy định của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ, cũng giống như cổ phiếu phổ thông. Về cơ bản, việc phát hành và báo cáo của cổ phiếu theo dõi cũng sẽ giống như với mọi cổ phiếu phổ thông mới khác.
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có phần riêng cho cổ phiếu theo dõi và tình hình tài chính của công ty cơ sở của chúng.
Ưu nhược điểm của cổ phiếu theo dõi đối với nhà đầu tư:
– Ưu điểm của cổ phiếu theo dõi đối với nhà đầu tư:
+ Cổ phiếu theo dõi cho phép nhà đầu tư chỉ góp vốn vào bộ phận sinh lợi nhuận tốt của một công ty.
+ Hiệu suất của cổ phiếu theo dõi chỉ bị ảnh hưởng bởi tình hình của một bộ phận, không phải toàn bộ công ty.
+ Phát hành các cổ phiếu theo dõi cung cấp cho vốn cho công ty.
+ Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể nhận được cổ tức từ cổ phiếu theo dõi, bất kể hiệu quả hoạt động của công ty mẹ có ra sao trong thực tiễn.
Nhược điểm của cổ phiếu theo dõi đối với nhà đầu tư:
+ Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể mất tiền nếu bộ phận hoạt động kém dù cả công ty mẹ hoạt động tốt.
+ Cổ phiếu theo dõi có thể được phát hành bởi các công ty khi các công ty đó đang gặp khó khăn.
+ Những người nắm giữ cổ phiếu theo dõi không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông của các công ty.
+ Các chủ thể là những nhà đầu tư không có quyền được chia tài sản của công ty mẹ trong trường hợp khi công ty bị phá sản.