Cổ đông lớn trong công ty cổ phần có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty. Các cổ đông lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc gọi mời các cổ đông khác để giúp các doanh nghiệp gia tăng được tiềm lực tài chính cũng như nguồn vốn để doanh nghiệp đó có thể thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy cổ đông lớn là gì? Đặc điểm và cách nhận biết cổ đông lớn?
Mục lục bài viết
1. Cổ đông lớn là gì?
Khái niệm cổ đông lớn:
Cổ đông được hiểu là các cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp. Hiểu một cách đơn giản thì cổ đông là người nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp.
Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty phát hành.
Về mặt cổ phần, những cổ đông lớn này có thể ảnh hưởng đến công ty bằng các quyền biểu quyết được trao nhờ cổ phần của họ.
Cổ đông lớn thông thường được hiểu sẽ có quyền lực hơn. Nhưng thực chất quyền lợi là như nhau trên mỗi cổ phần. Chỉ là cổ đông lớn sở hữu nhiều cổ phần và có lợi hơn trong quá trình biểu quyết một quyết định nào đó. Vì các cổ đông này sẽ có được số phiếu nhiều hơn, xác suất sẽ cao hơn.
Tùy vào tỷ lệ nắm giữ 75%, 51%, 36%, 10%, 5%… mà có những quyền lợi riêng.
Cụ thể như sau:
– Nhóm hoặc cổ đông sở hữu 75% cổ phần sẽ nắm quyền kiểm soát công ty và thông qua được mọi quyết định của công ty.
– Tuy nhiên hiện nay con số phổ biến và biết nói khi năm giữ cổ phần là 51% và 36%. Khi các cổ đông nắm giữ 51% thì được đề xuất rất nhiều quyết định và 36% là thì quyền phủ quyết các quyết định quan trọng
Trong những năm gần đây thì xu hướng kêu gọi các cổ đông lớn ngày càng thịnh hành. Việc gọi mời cổ đông lớn giúp các doanh nghiệp gia tăng được tiềm lực tài chính. Bên cạnh đó sẽ tạo lợi cạnh tranh bền vững trong thời đại cạnh tranh đang là xu hướng tất yếu hiện nay.
Cổ đông lớn trong tiếng Anh là gì?
Cổ đông lớn trong tiếng Anh là Blockholder.
2. Đặc điểm của cổ đông lớn:
Cổ đông lớn được đánh giá là cổ đông có ảnh hưởng đến công ty vì sở hữu khối lượng đáng kể cổ phiếu hoặc trái phiếu của công ty.
Nói tóm lại hiện nay không có một con số quy định cụ thể về số lượng cổ phiếu để xác định cổ đông đó lớn.
Các công ty thông thường sẽ theo dõi mức độ sở hữu của các cổ đông để biết được cách thức cổ phiếu được giao dịch trên thị trường mở và nó thuộc sở hữu của ai.
Nhận thức về quyền sở hữu rất quan trọng vì những ảnh hưởng mang lại liên quan đến phát hành cổ phiếu.
Các công ty phát hành cổ phiếu phổ thông (Common stock) và cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock) với các điều khoản và đặc quyền khác nhau.
Đa số các cổ phiếu phổ thông sẽ đi kèm với quyền biểu quyết, cho phép các cổ đông có quyền bỏ phiếu về các khía cạnh nhất định của công ty. Các cổ đông thường bỏ phiếu về những việc như bầu cử giám đốc, phát hành chứng khoán mới, hành động của công ty và những thay đổi hoạt động đáng kể.
Nhiều cổ đông sẽ bỏ phiếu thông qua tổ chức proxy, tuy nhiên các cổ đông này cũng có thể tham dự các cuộc họp cổ đông của công ty để bỏ phiếu.
Cổ đông thông thường nhận được một quyền biểu quyết cho mỗi một cổ phiếu phổ thông và có thể có quyền biểu quyết khác với các loại cổ phiếu khác.
Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi thường sẽ không có quyền biểu quyết. Khi một cổ đông là một cổ đông lớn, quyền biểu quyết của các cổ đông đó sẽ trở nên có ảnh hưởng hơn. Trong nhiều trường hợp cụ thể thì các cổ đông có thể tích lũy thêm cổ phiếu để tăng quyền biểu quyết và tiếng nói trong trường hợp họ có vấn đề với công ty.
Những cổ đông lớn này được biết đến là nhà hoạt động chính trị (Activitist).
Giám đốc điều hành công ty tại công ty cũng có thể tìm cách nắm giữ vị thế cổ phần đáng kể để kiểm soát đối với quyền biểu quyết.
3. Nhà hoạt động chính trị:
Các chủ thể là nhà đầu tư hoạt động chính trị thông thường sở hữu ít nhất 5% số cổ phiếu của công ty, khiến họ trở thành những cổ đông lớn.
Các chủ thể là nhà đầu tư hoạt động chính trị sẽ sử dụng quyền bỏ phiếu của mình để vận động hành lang để thay đổi tại công ty. Họ viết thư cho ban quản lí công ty và làm nổi bật các khu vực mà họ cảm thấy đang hoạt động kém.
Một trong những cách quan trọng nhất mà cổ đông lớn thường sử dụng để bắt đầu thay đổi tại công ty là thông qua ban giám đốc.
Các chủ thể là nhà đầu tư hoạt động chính trị thường sẽ kiến nghị sao cho các ghế trong hội đồng quản trị tham gia nhiều hơn vào các quyết định quản lí của công ty.
Các cổ đông lớn và nhà đầu tư hoạt động chính trị cũng có thể có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị giao dịch giá cổ phiếu của công ty.
Các nhà đầu tư lớn sẽ thường khen ngợi cách quản lí công ty hoặc hỗ trợ các quyết định của công ty giúp tăng giá cổ phiếu.
Trong các trường hợp cụ thể khác, một nhà hoạt động chính trị sẽ phân tích về thách thức và vấn đề tài chính của công ty có thể có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu.
Ví dụ cụ thể về các cổ đông lớn thường có ảnh hưởng đáng kể đến công ty giao dịch đại chúng ở Mỹ chẳng hạn như Warren Buffett, Starboard Value,…
4. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông lớn:
Cổ đông lớn trong công ty có các quyền sau đây:
– Cổ đông lớn trong công ty có quyền được đối xử bình đẳng và được quyền tiếp cận đầy đủ các thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật.
– Cổ đông lớn trong công ty có quyền được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đề nghị đình chỉ hay hủy bỏ các nghị quyết, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty, Hội đồng quản trị công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Cổ đông lớn trong công ty có quyền được quyền xem xét, tra cứu hay trích lục sổ biên bản và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị công ty, báo cáo tài chính giữa năm và báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát công ty, các hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị công ty và tài liệu khác, trừ những tài liệu liên quan đến bí mật thương mại hay bí mật kinh doanh của công ty.
– Cổ đông lớn trong công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông công ty trong trường một số trường hợp sau đây: Hội đồng quản trị công ty vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông và nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra các quyết định vượt quá thẩm quyền được giao trong công ty; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có sở hữu từ mức 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ của công ty sẽ có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát công ty.
– Cổ đông lớn trong công ty có quyền yêu cầu Ban kiểm soát công ty kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc quản lý, điều hành các hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản và phải đầy đủ các nội dung cụ thể sau đây: thông tin họ, tên, địa chỉ, số giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân; tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp đối với tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký số cổ phần của từng cổ đông; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra.
– Cổ đông lớn trong công ty có các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của công ty.
Cổ đông lớn trong công ty có nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của Luật doanh nghiệp và sẽ cần phải đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Cổ đông lớn trong công ty có nghĩa vụ thực hiện thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần đã cam kết mua.
– Cổ đông lớn trong công ty có nghĩa vụ không được rút số vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới bất kì hình thức, trừ trường hợp họ được công ty hoặc người khác mua lại số cổ phần đó. Trong trường hợp cổ đông lớn công ty thực hiện việc rút một phần hoặc toàn bộ số vốn cổ phần đã góp trái với quy định nêu trên thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty sẽ phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần họ đã bị rút và các thiệt hại xảy ra với công ty.
– Cổ đông lớn trong công ty có nghĩa vụ cần phải luôn tuân thủ nội dung Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ trong công ty.
– Cổ đông lớn trong công ty có nghĩa vụ chấp hành các nghị quyết và các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty.
– Cổ đông lớn trong công ty có nghĩa vụ bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định trong Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ được sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán nội dung hoặc sao chép, gửi thông tin được công ty cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khác..
– Cổ đông lớn sẽ không được lợi dụng những ưu thế của mình để gây ra những khó khăn ảnh hưởng đến các quyền hoặc lợi ích của công ty và của các cổ đông khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật.