Để đánh giá sự giàu mạnh của một quốc gia ngoài những thông số về tốc độ tăng trưởng kinh tế sự giàu mạnh của một quốc gia còn thể hiện bởi sự hiện đại của các công trình cơ sở hạ tầng kiến trúc làm cơ sở để phát triển đất nước. Cùng tìm hiểu cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng là gì? Đặc điểm và phân loại?
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng là gì?
1.1. Ngành xây dựng:
Trước khi đi tìm hiểu về cơ cấu kinh tế ngành xây dựng chúng ta cần hiểu rõ ngành xây dựng làm cơ sở để tìm hiểu, phân tích vấn đề này
Ngành xây dựng trong tiếng Anh là Construction Industry. Ngành xây dựng là một lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lí giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người và thi công hạ tầng. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác. Ngành xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Đó có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cả cộng đồng. Các công trình của ngành xây dựng như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại…
Một số đặc điểm chính của ngành xây dựng:
– Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình xây dựng, kiến trúc… có quy mô lớn, do đó việc tổ chức quản lý và định giá sản phẩm xây lắp của chủ đầu tư cũng như việc hạch toán chi phí xây lắp của các nhà thầu xây dựng mang tính chất phức tạp
– Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng…
– Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm cơ sở, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
– Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư thông qua hợp đồng xây dựng sau khi đấu thầu. Tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng khá là đặc biệt, do quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra trước khi sản phẩm ra đời.
– Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.
1.2. Cơ cấu kinh tế ngành xây dựng là gì?
Cơ cấu ngành kinh tế là: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ cơ tương đối ổn định hợp thành. Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là: tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành; các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỷ lệ nhất định. Vậy cơ cấu ngành xây dựng là gì?
Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng trong tiếng Anh là Economic Structure of the Construction Industry. Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng là tổng thể các bộ phận hợp thành của nó cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành ấy. Đó cũng là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố hay các bộ phận của lực lượng sản xuất trong hệ thống tái sản xuất xã hội trong xây dựng với những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.
Ý nghĩa quan trọng của cơ cấu kinh tế xây dựng là ở chỗ: Đối với tổng số nguồn lực sản xuất nhất định nhưng với các cách tổ chức cơ cấu kinh tế khác nhau sẽ cho ta tổng số sản phẩm và tổng số lợi nhuận (bao gồm cả tiền thuế) và hiệu quả khác nhau. Một cơ cấu sản xuất tối ưu sẽ cho ta một tổng số sản phẩm và lợi nhuận lớn nhất.
2. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng:
Từ những phân tích tại phần trên ta có thể đưa ra một số được điểm về cơ cấu kinh tế ngành xây dựng như sau:
– Sự hình thành cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng không phải là do ý muốn chủ quan của cơ quan lập kế hoạch Nhà nước như trong thời kỳ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu và bao cấp quyết định, mà là do tác động của cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước quyết định. Trong tình hình kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước trong việc can thiệp vào các hoạt động của một số ngành nghề đã giảm đi rõ rệt.
Đối với ngành xây dựng Nhà nước không còn tham gia quản lý trực tiếp các hoạt động xây dựng của các nhà thầu, doanh nghiệp, công ty xây dựng mà Nhà nước chỉ can thiệp một cách gián tiếp thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng để giúp điều tiết các hoạt động xây dựng đảm bảo hoạt động này được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả mang lại lợi ích cho xã hội và Nhà nước.
– Cơ cấu kinh tế xây dựng phụ thuộc hoàn toàn vào cơ cấu đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và hoạt động kinh tế xã hội. Cơ cấu đầu tư của các chủ đầu tư lại do tình hình thị trường quyết định có sự điều tiết của Nhà nước. Từ khi mở cửa nền kinh tế thị trường với sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư nhân; cơ cấu kinh tế ngành xây dựng không còn phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước mà đã phụ thuộc hoàn toàn vào các chủ đầu tư những người trực tiếp thực hiện các hoạt động xây dựng công trình theo kế hoạch.
Về cơ cấu đầu tư các chủ đầu tư không thể đầu tư một cách bãi, thiếu căn cứ mà các chủ đầu tư phải xem xét, đánh giá các ảnh hưởng khách quan từ phía thị trường, xem xét những biến động, thay đổi của thị trường cùng với việc tuân theo các quy định, định hướng, điều tiết của Nhà nước để đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý đảm bảo an toàn cho các hoạt động đầu tư xây dựng; tránh các thiệt hại, rủi ro có thể xảy ra mà các chủ đầu tư không mong muốn.
– Chỉ tiêu cơ cấu kinh tế xây dựng theo ngành nghề sản xuất và sản phẩm xây dựng là hoàn toàn do các chủ đầu tư ở mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước quyết định. Chỉ tiêu cơ cấu kinh tế xây dựng theo thành phần sở hữu vừa ý do ý định của các chủ đầu tư đồng thời lại vừa đo khả năng tranh thầu của các tổ chức xây dựng quyết định. Các chủ đầu tư là những người trực tiếp tiếp cận với các hoạt động xây dựng và là những người có kinh nghiệm. Do đó, họ hiểu rõ các vấn đề về cơ cấu kinh tế xây dựng theo ngành nghề sản xuất và sản phẩm xây dựng cho nên họ sẽ biết phải làm gì và không được làm gì để đưa ra các chỉ tiêu hợp lý, chính xác và đúng đắn đối cơi cơ cấu kinh tế xây dựng theo những ngành nghề này.
3. Phân loại cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng:
Nếu tính theo các chỉ tiêu vốn đầu tư cho ngành xây dựng giá trị sản lượng xây dựng, lắp đặt và thu nhập quốc dân của ngành xây dựng thì nó được phân thành:
– Cơ cấu theo ngành nghề sản xuất, sản phẩm và công việc xây dựng. Ở đây cơ cấu được xem xét theo nhiều góc độ như: cơ cấu kinh tế xây dựng theo các ngành kinh tế quốc dân. Cơ cấu xây dựng theo các ngành kinh tế cấp I, II, III, IV.
– Cơ cấu kinh tế xây dựng theo lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Cơ cấu kinh tế xây dựng theo cơ sở hạ tầng và theo sản xuất – kinh doanh trực tiếp của xã hội. Cơ cấu kinh tế xã hội theo các chủng loại sản phẩm và công việc xây dựng…
– Cơ cấu theo thành phần kinh tế của xã hội là: cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.
– Cơ cấu theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu phong phạm vi của một địa điểm, khu vực cố định.
Các chỉ tiêu cơ cấu ở đây được tính theo phần trăm so với tống số theo ba chỉ tiêu: Vốn đầu tư cho ngành xây dựng, giá trị sản lượng xây lắp và thu nhập quốc dân của ngành xây dựng.
Nếu tính theo các yếu tố của lực lượng sản xuất xây dựng, thì cơ cấu kinh tế ở đây được đặc trưng bằng các chỉ tiêu:
– Lực lượng lao động xây dựng (công nhân xây dựng dự án, công trình xây dựng)
– Tư liệu lao động (máy móc công cụ lao động và nhà xưởng sản xuất) trong xây dựng.
– Đối tượng lao động (vật liệu xây dựng).
Các chỉ tiêu trên lại được xem xét theo các khía cạnh:
– Bảo đảm phát triển cân đối giữa ba yếu tố trên theo góc độ toàn ngành xây dựng.
– Bảo đảm cân đối với các ngành sản xuất khác của nền kinh tế dựa trên các chỉ tiêu.