Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Văn hóa tâm linh

Cô Bơ Bông là ai? Sự tích và Đền thờ Cô Ba Thoải Cung?

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Cô Bơ là vị thánh cô nổi tiếng bậc nhất trong Tứ phủ Thánh cô, được thờ phụng và tôn kính bao đời nay. Dưới đây là bài viết về Cô Bơ Bông là ai? Sự tích và Đền thờ Cô Ba Thoải Cung?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Cô Bơ Bông là ai?
      • 2 2. Sự tích Cô Ba Thoải Cung:
      • 3 3. Đền thờ Cô Ba Thoải Cung:
      • 4 4. Bản văn Cô Bơ chuẩn nhất:
      • 5 5.  Văn Khấn Khi Đi Lễ Cô Bơ:



      1. Cô Bơ Bông là ai?

      Cô Ba Thoải Cung được biết đến với tên gọi khác là Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn, Cô Bơ Hàn Sơn.

      Cô Bơ Thoải là thánh cô thứ 3 trong hàng Tứ phủ Thánh cô, người chuyên cai quản miền Thoải Cung vì vậy được dân gian gọi là Cô Bơ Thoải Cung. Cô là con giá của vua Thủy Tề ở Thoải Cung. Có người nói rằng, Cô là con gái của Long Vương được Mẫu cho theo hầu cận.

      2. Sự tích Cô Ba Thoải Cung:

      Có rất nhiều thần tích về Cô Ba Thoải Cung dưới đây là một số thần tích được lưu truyền cho tới ngày nay.

      Thần tích Cô Bơ Thoải sinh vào triều đại vua Lê Trung Hưng. Theo dân gian Đức Thái Bà nằm mơ có người con gái xinh đẹp, thướt tha, mặc áo trắng đến trước sập dâng lên người viên minh châu rồi giới thiệu là Thủy Cung Tiên Nữ, theo lệnh cao minh đầu thai vào nhà đó, để giúp vua giúp nước. Sau đó thì Thái Bà thụ thai. Đến ngày 2 tháng 8 khi bầu trời mây xanh uốn lượn, nhã nhạc ở nơi Thủy Cung vang lên Thái Bà sinh ra được một người con gái, có nhan sắc mười phần đúng y như lúc chiêm bao bà đã thấy. Thấy vậy nên bà cho rằng con mình là bậc thần nữ hạ trần, sau này sẽ ra tay phù đời nên bà hết lòng nuôi nấng bảo ban dạy dỗ.

      Cô lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp, ví như các bậc tài nữ lại giỏi văn thơ đàn hát. Lúc nước nhà chịu ách đô hộ của quân giặc Minh, cô cùng thân mẫu lánh tạm vào phía sâu vùng đất Hà Trung (Thanh Hóa), cụ thể là ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong chiến trang chống quân Minh, cô có công giúp vua tôi nhà Lê (có nơi lưu truyền rằng cô đã hiển linh trong công cuộc chiến “Phù Lê Dẹp Mạc”).

      Trong dân gian còn lưu truyền sự tích sau: Vào buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quân ta vẫn còn yếu về lực lượng, bị địch truy đuổi, có lần Lê Lợi bị quân thù đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn tại vùng Hà Trung thì bắt gặp Cô Bơ liền xin cô giúp đỡ. Cô đưa quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc vào rồi cùng cô xuống ruộng vờ như đang tỉa ngô. Vơi sự giúp đỡ của cô Lê Lợi tránh được đám quân giặc kéo đến. Lê Lợi hẹn ngày sau khi đại thắng sẽ rước cô về triều đình phong công. Sau đó cô bí mật chèo thuyền chở quân sĩ qua ngã ba sông, và giúp chở cả quân lương. Như vậy trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là rất lớn. Đến ngày khải hoàn thành công vua Lê nhớ đến cô gái năm xưa ở vùng đất Hà Trung, ngài đã sai quân đến đón, nhưng cô đã thác hóa. Theo lời của các bô lão kể lại cô đã một lòng không chịu kết duyên cùng ai, đến tận khi thác hóa vẫn kiên trinh.

      Trong cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” ghi chép: Vào năm 1432, vua Lê Lợi mộng thấy nữ thủy thần: “Ta là con gái của vua Thủy tề đây, nhà vua còn nhớ đã nợ ta lời hẹn ước hay không ? Bây giờ đã thành đế vương sao chưa thấy trả ?”. Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy và nhớ lại chuyện cũ. Khi xưa Lê Lợi bị quân thù đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn thì gặp cô gái đoan trang đang tỉa ngô và nhờ cô mà thoát khỏi quân giặc.Vua Lê Lợi để tạ ơn và nói với cô: Sau này kháng chiến thành công sẽ gả cháu ta là tướng quân Lê Khôi cho cô. Cô gái là hiện thân của Cô Bơ. Sau thắng lợi, Nhà Vua quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Sau giấc mơ, nhà vua biết cô gái xưa chính là con gái vua Thủy Tề nên đã phong cô danh hiệu “Thượng Đằng Thần” và dựng đền Cô, để ghi nhớ công lao của Cô.

      Ngoài ra có Thần tích về Cô Ba Bông sinh vào khoảng những năm đầu của thời Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tông (1460- 1497), sau khi lập được rất nhiều công trạng, thái úy Lê Thọ Vực được phong chức “Bình Trương Quân Quốc Trọng Sự”, rồi chức “Sùng Quốc Công”, với nhiệm vụ chấn giữ biên ải vùng “rừng thiêng nước độc” Ba Bông. Thời gian sau trong một trận giao tranh bất phân thắng bại rất nguy cấp danh tướng mơ thấy một cô gái mặc xiêm y màu trắng giáng xuống ngã Ba Bông, bước lên kiệu võng mà nói: “Hãy đưa quân về Nhị Sơn hạ thủy và lên núi Thạch Bàn cầu Mẫu Thoải chiến thắng trước quân thù tất ứng linh”. Theo lời dạy vị tướng dẫn quân về vùng Chí Thủy (nơi đây là thác Hàn Sơn bây giờ) dâng lễ lên đền Thánh Mẫu sau đó bố trí quân binh mai phục. Vì vậy quân ta đã đánh thắng kẻ thù khiến chúng không còn dám quấy nhiễu nữa. Để đáp lại ân đức của vị thần, tướng Lê Thọ Vực tâu lên nhà vua cho lập đền Cô Ba ở  vùng bãi bồi Ba Bông hiện nay.

      3. Đền thờ Cô Ba Thoải Cung:

      Đền cô Bơ hiện nay tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa nằm gần ngã ba bến Đò Lèn.

      Những năm 1939 – 1940, Ngôi đền cô Bơ bị giặc Nhật phá đổ nhưng nhờ cụ Nguyễn Trọng Khanh bí mật cứu gỡ một số bài vị và pho tượng của cô đêm giấu.

      Sau đó Cụ lập đền Trần Hưng Đạo cách đền cũ khoảng 200m thực chất là lập lại đền cô Bơ. Đến Năm 1996, ngôi đền Cô Bơ được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc Gia.

      4. Bản văn Cô Bơ chuẩn nhất:

      Hàn Sơn tụ khó chung linh
      Có Cô Ba Thoải giáng sinh phù đời
      Hỡi ai được ngược về xuôi
      Sông bao nhiêu nước ơn người bấy nhiêu

      Nhớ xưa tích cũ Lê triều,
      Có cô Ba Thoải mĩ miều thanh xuân.
      Khăng khăng lắm vững cơ trần,
      Phò Lê diệt Mạc, bao lần xông pha

      Ba Bông chốn ấy quê nhà
      Vì đời vững lái vượt qua thác ghềnh.
      Thuyền nan rẽ sóng xung xinh,
      Đón người vì nước vì tình non sông.

      Hàn Sơn, Phong Mục, Ba Bông,
      Ấy nơi đón khách thoát dòng gian nguy
      qua cơn binh lửa bất kỳ,
      Ngọc chìm đáy nước cô về thuỷ cung

      Hoa đào còn đợi gió đông,
      Xót người thục nữ, khăn hồng chưa trao.
      Vẻ thanh giá ngọc càng cao,
      Biết đâu quân tử mà trao duyên hài.

      Nương dâu một phút biến giời
      Bụi trần rũ sạch ra người cung tiên
      Thuyền bè xuôi ngược các miền
      Nhớ ơn công đức lập đền khói nhang

      Lê triều sắc tặng ra ban
      Anh hùng nghiêu nữ trung can muôn đời
      Dẫu rằng nước chảy hoa trôi
      Sông kia dù cạn ơn người còn ghi

      Đêm thanh hiện giữa Thác Hàn
      Tay tiên cố gảy cung đàn nam thương
      Độ người cách trở viễn phương
      Bắc cầu Chức Nữ, Ngưu lang đợi chờ

      Thuận dòng lá thắm đề thơ
      Kẻ mong trực tiếp người chờ có khi
      Ba Bông biến hiện đi về
      Trăng thanh gió mát canh khuya bán hàng

      Nào là kẻ Bắc người Nam
      Cầu sao được vậy về đền Ba Bông
      Hài cườm nón trắng tiến dâng
      Tôn nhang phụng sự dốc lòng không sai

      Biết ra ban lộc tiếp tài
      Buôn may bán đắt gặp người gặp duyên
      Ai mà bất chúng đảo điên
      Nắm bạc nhiều tiền cũng đổ ra sông

      Thương ai chấm lính nhận đồng
      Hiếu trung trọn vẹn tam tòng đảm đang
      Thương ai núi ngọc non vàng
      Giận ai cô dể nhỡ nhàng bể khơi

      Giận thời uống nước cầm hơi
      Khi mê khi tỉnh khi chơi khi cười
      Bệnh làm tựa thể giếng khơi
      Mênh mông lai láng biết trời phương nao

      Do sống sông chẳng đủ sào
      dò bể bể rộng trời cao mấy tầng
      Xem ra mới biết Sự lòng
      Tìm về Thoải phủ Ba Bông, Thác Hàn

      Kim ngân, sớ điệp lập đàn
      Dâng văn kiều thỉnh Thác Hàn Ba Bông
      Thuyền rồng nón trắng tiến dâng
      Khăn điều áo thắm tiền trăm, trầu trình

      Hình nhân lột trắng xinh xinh
      Cứu cho lại được yên lành như chơi
      Canh ba biến hiện ra người
      Chiếc thoi bán nguyệt chèo chơi giữa dòng

      Thác hàn tới ngã Ba Bông
      thuận buồm xuôi gió thong dong đi về
      Bầu trăng túi gió đề huề
      Khi chơi Phố Cát lúc về Đền Dâu

      Dù ai buôn bán đâu đâu
      Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về
      Dù ai buôn bán trăm nghề
      Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông

      hài cườm nón trắng tiến dâng
      Lâm râm khẩn nguyện chứng tấm lòng thành
      Cô bơ công chúa hách danh
      Mười hai cửa bể quyền hành trong tay

      Thủy Cung hội yến đêm ngày
      Có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn

      5.  Văn Khấn Khi Đi Lễ Cô Bơ:

      Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

      Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương…

      Con lạy toàn thể chư Phật, chư Tiên, chư Thánh

      A Di Đà Phật- Con lạy cô Bé bản đền cô Bơ linh từ

      Ngày hôm nay, hương tử con… (tên) ngụ tại… (địa chỉ) nhất tâm hưởng, vạn tâm thành về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô. Con xin Thánh cô Bơ anh linh hiển hiện ngự về bản cảnh đây chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu cho hương tử con nơi cõi thế được thỏa lòng ước mong.

      Là để xin thánh Cô… (xin việc gì thì khấn)

      A Di Đà Phật – Con lạy Tứ phủ đức Thánh Cậu 

      Con lạy năm dinh quan lớn, mười dinh các quan

      Con lạy Thanh Xà Đại tướng- Bạch Xà Đại quan

      Con lạy Chư vị Chúa cai bản đền, Quan cai bản điện

      Con lạy Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ ngự tại dải đất này

      Hương tử con nhất tâm một lòng, tòng một đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực cung thỉnh kính mời chư vị tiên thánh giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Đệ tử con mang miệng về tâu, mang đầu về bái, để cúi xin… 

      Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy. Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám.

      Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật…

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Luận giải Phật giáo về nguyên nhân xung đột, tranh chấp
      • Tháo gỡ hôn nhân Công Giáo? Ly hôn trong Công giáo?
      • Tứ đại Thiên vương là ai? Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật?
      • Lịch Công giáo 2023 và cách xem lịch Phụng vụ Công giáo
      • Những lời cầu nguyện xin cho gia đình được tràn đầy phúc lành
      • Lời cầu nguyện và hướng dẫn cầu nguyện khi nhận công tác
      • Làm sao để biết được linh hồn nào đã được lên thiên đàng?
      • Giáo tỉnh là gì? Giáo miền là gì? Giáo phận là gì? Giáo họ là gì?
      • Chúa Thánh Linh là ai? Điều bạn cần biết về Đức Thánh Linh?
      • Giáo lý Công giáo căn bản song ngữ Anh – Việt chuẩn nhất
      • Ông Chín Thượng Ngàn là ai? Sự tích Ông Chín Thượng Ngàn?
      • Thánh mẫu Thiên Y A Na là ai? Truyền thuyết Bà Chúa Ngọc?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết