Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Văn hóa tâm linh

Cô Bé Suối Ngang là ai? Đền thờ Cô Bé Suối Ngang ở đâu?

  • 01/02/202401/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    01/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Đền thờ Cô bé Suối Ngang ở Lạng Sơn là một trong những điểm đến quan trọng cho văn hóa Đạo thờ Mẫu của người dân Việt Nam. Dưới đây là bài viết về Cô Bé Suối Ngang là ai? Đền thờ Cô Bé Suối Ngang ở đâu?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Cô Bé Suối Ngang là ai?
      • 2 2. Đền thờ Cô Bé Suối Ngang ở đâu?
      • 3 3. Lưu ý quan trọng khi đi đến đền thờ Cô bé Suối Ngang:
      • 4 4. Bản văn Cô Bé Suối Ngang:
      • 5 5. Văn khấn Cô Bé Suối Ngang:



      1. Cô Bé Suối Ngang là ai?

      Cô Bé Suối Ngang là tên vị thánh cô tọa trên Tòa Sơn Trang, là người theo hầu cận Mẫu Thượng Ngàn. Cái danh xưng Suối Ngang được người xưa đặt theo tên địa danh nơi thờ cúng Cô – là địa phận Suối Ngang, huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn. Cô Bé Suối Ngang cũng được dân gian lưu rằng là một trong những hiện thân của thánh Cô Bé Thượng Ngàn.

      Cô bé Thượng Ngàn là một trong nhiều tiên nữ trên Mai Thượng Ngàn cùng với các tiên nữ khác mà tên thường được đặt theo tên các địa danh, đền chùa. Các cô gái trở về mặc áo thổ cẩm, chân quấn xà cạp, đeo vòng bạc, tay cầm ô ,vác bao trên vai, cai quản các cửa rừng lớn nhỏ. Cô bé Thượng Ngàn là cô út trong TỨ PHỦ THÁNH CÔ nên cô bé tính tình vui nhộn và khá đành hanh. Kẻ biết đến phép của cô thì được ban tài ban lộc, kẻ không biết phép của cô tâm địa không tốt sẽ bị cô hành cho lên bờ xuống ruộng dở dại dở điên. Dân gian đương truyền cho rằng, cô bé rất nhiều lộc do được vị Thánh Mẫu yêu quý, vì vậy khi cô ngự giá thì thanh đồng mọi lứa tuổi từ già đến trẻ đều xuýt xoa, không ngớt khen ngợi cô để có thể xin lộc rơi, lộc vãi của cô. Cô bé Thượng Ngàn thường xuyên về ngự đồng, khi ngự đồng, cô bé thường mặc trang phục truyền thống của dân tộc, lưng mang gùi, chân quấn xà cạp… Cô khai cuông, múa mồi điêu luyện như hầu hết các vị thánh cô khác trong THẬP NHỊ TIÊN NÀNG.

      2. Đền thờ Cô Bé Suối Ngang ở đâu?

      Đền Suối Ngang chính thờ cúng Cô Bé Suối Ngang có địa chỉ tại xã Phố vị, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là khu vực gần với khu văn hóa tâm linh Bắc Lệ. Cung đường tới ngôi đền này khá thuận tiện, du khách có thể di chuyển bằng xe ô tô cá nhân hoặc xe khách đường dài đều có thể đến tận sát cửa ngôi đền. Đặc biệt khi đi lễ đền Công Đồng ở Bắc Lệ, người ta thường hay ghé qua Đền Suối Ngang để thắp một nén nhang lên Cô Bé và xin tài xin lộc.

      3. Lưu ý quan trọng khi đi đến đền thờ Cô bé Suối Ngang:

      Đền thờ Cô bé Suối Ngang cũng như các đền chùa văn hóa tâm linh khác có những quy tắc mà mọi du khách phải tuân thủ. Đã có một số khách hàng không chú ý đến các quy tắc, dẫn đến việc họ phạm phải vừa mất mĩ quan vừa không đạt được mục đích đến cầu tài, cầu lộ của bản thân. Vì vậy, trước khi bạn tự mình đi đến Đền thờ Cô bé Suối Ngang ở Lạng Sơn, đây là một số điều bạn nên nhớ.

      Du khách, đặc biệt là phụ nữ, không được mặc áo hở ngực, áo sát nách, ngắn quá đầu gối hoặc quần đùi.

      Du khách bị cấm di chuyển hoặc dẫm lên đệm quỳ trong đền.

      Trong các buổi lễ tụng kinh, du khách không được phép vào Thánh đường.

      Khi vào bên trong đền thờ, bạn tuyệt đối không được chụp ảnh cá nhân hoặc ảnh tập thể. Nếu bạn mang theo máy ảnh, đừng chụp ảnh.

      Hãy chú ý không làm ồn ào, nói quá mức bên trong một nơi linh thiêng như Đền thờ Cô bé Suối Ngang. Hãy hạ thấp giọng nói của bạn, bước đi nhẹ nhàng và cố gắng tỏ ra lịch sự nhất có thể.

      Không nên để tiền cúng lên khắp nơi đền mà nên để vào hòm công đức để tránh làm mất mĩ quan và vẻ uy nghiêm của ngôi đền

      Khi cúng lễ nên chuẩn bị lễ vật vừa đủ không nên quá khoa trương và đặc biệt phải có tâm, tấm lòng chân thành nhất thì mới được Cô chứng giáng và phù hợp. Lễ vật chuẩn bị nên là đồ chay hoặc đồ chay tạo hình theo các loại đồ mặn để giữ được sự thanh tịnh của chốn linh thiêng.

      Đặc biệt trong ngày lễ Đền có thể đông khách hàng hương khắp nơi đến ghé thăm nên bạn nên chuẩn bị tinh thần để tránh cảnh xô đẩy làm náo động không gian yên tĩnh, linh thiêng của nơi đây

      Đền thờ Cô bé Suối Ngang ở Lạng Sơn là một trong những điểm đến quan trọng cho văn hóa Đạo thờ Mẫu của người dân Việt Nam. Đây là điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tôn giáo ý nghĩa này cũng như văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam bản địa. Đến Lạng Sơn, hãy nhớ khi tham gia Công Đồng ở Bắc Lệ  bạn nên ghé thăm nơi đây là một trong những địa điểm mà bạn không nên bỏ qua để có một chuyến đi trọn vẹn.

      4. Bản văn Cô Bé Suối Ngang:

      Ai lên tới Lạng Sơn châu thổ
      Hỏi thăm đền Cô Bé nơi nao
      Hỏi ra phố Vị đi vào
      Non xanh mắc võng cây giao giữa rừng
      Đồn vui nô nức tưng bừng
      Rủ nhau bái yết cửa rừng suối ngang
      Suối trong nước bạc rừng vàng
      non xanh dãi bóng trăng ngàn thông reo
      Đỉnh non thác dội lưng đèo
      Có tiên cô bé sớm chiều vào ra
      Suối Ngang chính quán quê nhà
      Danh lam cổ tích một toà sơn trang
      Trước lầu cây táo vắt ngang
      Có đường dẫn tới bản làng đông vui
      Ngô khoai lúa mạch sắn đồi
      Tay cô giáo hoá cho đời ấm no
      Nhân dân lập miếu lên thờ
      Nhớ tiên cô bé ngàn xưa còn truyền
      Non cao in dấu cờ tiên
      trăng thanh gió mát đua thuyền chèo chơi
      Mênh mông thuyền ngược bè xuôi
      Khi chơi phố vị lúc sang đồi chè
      ven rừng ven suối ven khe
      Khi lên Đồng Mỏ khi về chín tư
      Suối Lân , Quan Giám các toà
      Khi lên xứ Lạng chơi chùa tam thanh
      Chùa Tiên cho chí Chùa Thành
      Kiệt Cùng cổ tích anh linh muôn đời
      Đồng Đăng hoa quả tốt tươi
      Lên vùng biên giới dẹp loài xâm lăng
      ( cô cưú người vì nước vì dân)
      Cô ghét ngưòi ăn nói lăng nhăng
      Nói lời báng nhạo cô làm cho thẫn thờ
      Cô làm cho nay ngẩn mai ngơ
      Sớm thẫn chiều thờ biết phép cô chưa
      Nguyên xưa cô giá ngự trên ngàn
      có tiên cô bé trấn cửa rừng suối ngang
      trước lầu rừng cấm trông sang
      Có một cây táo vắt ngang cửa đền
      Đêm thanh vắng xà chầu hổ phục
      Lúc thanh nhàn tùng cúc trúc mai
      Nhớ người nhớ cả rừng xanh
      Nhớ cây táo ngọt nhớ cành vắt ngang
      Người đi dưới ánh trăng ngàn
      Lẵng hoa đủng đỉnh bên mình túi dao
      Ngưòi ơi cỏ đón hoa chào
      Người về,bách điểu sớm chiều ca vang
      Tay khơi bể bạc rừng vàng
      Đem cho trăm họ giàu sang đời đời
      Thế gian ghi nhớ ơn ngưòi
      Nhớ tiên cô bé miệng cười xinh xinh
      Gà rừng điểm mõ tụng kinh
      Long chầu hổ phục xà tinh khấu đầu
      Hổ lang , bách điểu quy đầu
      Vượn dâng trái ngọt hồng đào ngát hưong
      Nghe lời đồng khấn cô thưong
      Cô đi tấu đối sơn trang các toà
      Công Đồng Bắc lệ vào ra
      Tiên cô hầu cận Mẫu bà Suối ngang
      Lấy dây mắc võng giữa ngàn
      Ai qua chạm võng cô làm khốn thay
      Biết ra thời tới kêu ngay
      Cô cho nước suối lá cây khỏi liền
      Cứu người dở dại dở điên
      Hiếu thuận thảo hiền cô mới độ cho
      Cô bảo rằng các ghế đừng lo
      Lộc cô vô số trên kho thượng ngàn
      Xin đừng nay nắng mai mưa .
      Đừng như bầy Nhện giăng tơ mấy lần
      Đền thờ cô rào rạt hoa tươi .
      Dưới khe nước chẩy , con cá bơi giữa dòng .
      Cỏ cây bát ngát trùng trùng điệp điệp .
      Ông Hổ gọi đàn gầm thét đêm thâu .
      Tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau .
      Cô bé đứng ở bên lầu ngắm trăng .
      Lầu Ngũ Phượng một mình cô chải chuốt .
      Nước gương trong , giắt lưọc cài trâm
      Cung thỉnh mời cô bé giáng lâm
      Chúng tâm lễ vật chứng tâm cho thanh đồng

      5. Văn khấn Cô Bé Suối Ngang:

      Con Nam Mô A Di Đà Phật

      Con Nam Mô A Di Đà Phật

      Con Nam Mô A Di Đà Phật

      Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

      Con lạy chư Tiên, chư Thánh.

      Con lạy Cô Bé Suối Ngang tối tú anh linh

      Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….

      Ngụ tại:……………………………

      Hôm nay, đệ tử con nhất tâm một lòng, nhất tòng một đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, đường xa xa xôi nhất tâm mang miệng về tâu, mang đầu về bái đền Cô Bé Suối Ngang. Mong trên cha độ, dưới ơn nhờ Mẫu thương, nhờ ơn Cô lộc Cô, cúi xin Cô Bé Suối Ngang anh linh soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, lạy cô ơn cô vuốt ve che chở cho gia chung chúng con trong ba tháng hè, chín tháng đông, tai qua nạn khỏi, đầu năm chí giữa, giữa năm chí cuối được vạn sự bình an, cửa nhà khang ninh, nhờ ơn Cô Bé mà gia chung được đắc danh, đắc phúc, đắc lộc, đắc tài.

      Đệ tử con dãi tấm lòng thành trước xin chư Phật Tiên cùng Cô Bé Suối Ngang anh linh chứng giám!!!
      Nam mô a di đà Phật!
      Nam mô a di đà Phật!
      Nam mô a di đà Phật!

       Sau đó cúi lạy 3 lần

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Luận giải Phật giáo về nguyên nhân xung đột, tranh chấp
      • Tháo gỡ hôn nhân Công Giáo? Ly hôn trong Công giáo?
      • Tứ đại Thiên vương là ai? Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật?
      • Lịch Công giáo 2023 và cách xem lịch Phụng vụ Công giáo
      • Những lời cầu nguyện xin cho gia đình được tràn đầy phúc lành
      • Lời cầu nguyện và hướng dẫn cầu nguyện khi nhận công tác
      • Làm sao để biết được linh hồn nào đã được lên thiên đàng?
      • Giáo tỉnh là gì? Giáo miền là gì? Giáo phận là gì? Giáo họ là gì?
      • Chúa Thánh Linh là ai? Điều bạn cần biết về Đức Thánh Linh?
      • Giáo lý Công giáo căn bản song ngữ Anh – Việt chuẩn nhất
      • Ông Chín Thượng Ngàn là ai? Sự tích Ông Chín Thượng Ngàn?
      • Thánh mẫu Thiên Y A Na là ai? Truyền thuyết Bà Chúa Ngọc?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết