Chuyên viên tư vấn ngân hàng là người làm việc trong ngân hàng. Các công việc chăm sóc, giải quyết cho nhu cầu của khách hàng được thể hiện thường xuyên. Chuyên viên tư vấn ngân hàng là gì? Quyền lợi và công việc như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chuyên viên tư vấn ngân hàng là gì?
Chuyên viên tư vấn ngân hàng là người có trình độ, năng lực trong hoạt động ngân hàng. Đây là những người chịu trách nhiệm tư vấn và thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng khi họ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Các chuyên viên tiếp nhận, xử lý nhu cầu của khách hàng. Từ đó, cũng gắn với hiệu quả, trách nhiệm và thái độ làm việc của ngân hàng.
Đồng thời chuyên viên tư vấn ngân hàng cũng chịu trách nhiệm giải đáp mọi thắc mắc và phản hồi từ khách hàng. Họ là người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với khách hàng. Cho nên các đối tượng này đại diện hình ảnh, thái độ cũng như chất lượng làm việc của ngân hàng.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng về cho ngân hàng. Đây cũng chính là xây dựng, mang đến chất lượng công việc tốt cho chính họ.
Nếu từng tiến hành giao dịch tại các ngân hàng chắc hẳn bạn đã tiếp xúc với các giao dịch viên ngân hàng. Các chủ thể này chính là chuyên viên tư vấn của ngân hàng.
Chuyên viên tư vấn ngân hàng tiếng Anh là Banking consultant.
Quyền lợi của Chuyên viên tư vấn ngân hàng tiếng Anh là Benefits of a Banking Consultant.
Công việc của Chuyên viên tư vấn ngân hàng tiếng Anh là Banking Consultant’s job.
2. Quyền lợi của chuyên viên tư vấn ngân hàng:
Môi trường làm việc và đãi ngộ ở các ngân hàng luôn là niềm mơ ước của rất nhiều người. Ngân hàng có thời gian làm việc cố định, môi trường năng động và nhiều lợi ích thực tế.
– Về mức thu nhập:
Một trong những điểm hấp dẫn trực tiếp của nghề chuyên viên tư vấn ngân hàng đó là mức thu nhập. Qua năng lực, kinh nghiệm cũng như vai trò của bạn trong công việc, các mức thu nhập thực tế cũng được phản ánh.
+ Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm, nếu làm tốt thu nhập mỗi tháng sẽ dao động từ 7 -9 triệu đồng. Trong thời gian này, họ đảm nhận các công việc vừa sức. Cũng như được trau dồi kinh nghiệm để đáp ứng cho năng lực cần thiết trong tương lai.
+ Trong khi đó mức thu nhập đối với những người đã có kinh nghiệm sẽ cao hơn ở mức 10 – 15 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra còn được thêm thưởng doanh thu hàng tháng trong công việc thực tế thực hiện. Nếu làm tốt thì 20 – 25 triệu đồng mỗi tháng là con số hoàn toàn trong tầm với.
Có thể thấy đây là mức lương cao so với mặt bằng chung các ngành nghề.
Môi trường làm việc năng động:
Bên cạnh đó cơ hội thăng tiến là rộng mở đối với những người có năng lực và tâm huyết với nghề. Từ chuyên viên có thể đảm nhận các chức vụ quản lý nếu có năng lực, bằng cấp, điều kiện liên quan.
Ngoài ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và trẻ chung. Được tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ và kiến thức chuyên ngành cũng là một điểm cộng lớn. Người chuyên viên được tiếp cận phương pháp, cách thức giải quyết công việc hiệu quả. Giúp nhân viên có thể mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ, năng lực và cơ hội thăng tiến lên các vị trí chức vụ cũng rất lớn.
Cụ thể các chính sách, chế độ đãi ngộ như sau:
– Hưởng đầy đủ các chính sách về bảo vệ sức khỏe cho người lao động,. Như các loại bảo hiểm, thăm hỏi ốm đau, bệnh tật,… theo quy định của Luật lao động và của từng ngân hàng. Cơ chế lương thưởng, chế độ của ngân hàng cũng tốt hơn nhiều công việc khác.
– Được tham gia vào các chương trình sự kiện theo dự án, sinh nhật, party hàng tháng, du lịch hàng năm,… Được thưởng lương tháng thứ 13, được các chế độ đãi ngộ.
– Chuyên viên tư vấn ngân hàng cũng được hưởng các ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép hàng năm theo quy định. Được thưởng các ngày lễ theo chính sách của ngân hàng.
3. Công việc của chuyên viên tư vấn ngân hàng:
3.1. Tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng:
Công việc chính của chuyên viên tư vấn ngân hàng là tiếp đón khách hàng, tiếp cận và tìm ra nhu cầu của khách hàng. Thông qua trao đổi trực tiếp là hình thức chủ yếu. Từ đó tìm ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hỗ trợ các bộ phận khác trong ngân hàng về chức năng, nghiệp vụ. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất trong hoạt động quản lý, tổ chức công việc. Nhằm tạo sự hài lòng khách hàng và thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của ngân hàng.
3.2. Tiến hành thủ tục giao dịch và lưu trữ hồ sơ khách hàng:
Trực tiếp tiến hành xử lý hồ sơ khách hàng trong hoạt động công việc được phân công. Hỗ trợ khách hàng hoàn thành các thủ tục giao dịch, tổng hợp và lưu trữ hồ sơ khách hàng trong hệ thống của ngân hàng. Tức là tiến hành một chuỗi các công việc liên quan theo trình tự, đảm bảo tính thống nhất.
3.3. Thực hiện chăm sóc khách hàng:
Hoạt động chăm sóc khách hàng cần được tiến hành trước- trong và sau quá trình giao dịch.
– Chăm sóc khách hàng trước giao dịch:
Chuyên viên chăm sóc khách hàng chủ động chào hỏi, đón tiếp khách hàng. Giúp khách hàng tìm đúng vị trí để được giải quyết các nhu cầu.
Khi lượng khách hàng quá đông, chuyên viên tư vấn ngân hàng cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc khách hàng trong thời gian chờ. Giúp các dịch vụ của ngân hàng được gửi đến khách hàng kịp thời. Thể hiện sự phân công, phối hợp giữa các chức danh.
Chủ động hỗ trợ khách hàng tại quầy giao dịch nhằm nắm bắt nhu cầu khách hàng hướng tới mục tiêu bán hàng, dịch vụ hiệu quả. Để khách hàng được quan tâm, được chăm sóc kịp thời và nhanh chóng nhất.
– Trong quá trình giao dịch:
Giữ thái độ tốt với khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp. Hướng dẫn khách hàng một cách chi tiết để đảm bảo giao dịch được diễn ra một cách nhanh nhất. Vừa đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ chuyên môn, vừa đảm bảo thái độ ứng xử.
Giải đáp mọi thắc mắc liên quan của khách hàng trong quá trình giao dịch.
– Chăm sóc khách hàng sau giao dịch:
Giữ liên lạc với khách hàng để giải đáp kịp thời những thắc mắc của khách hàng khi cần. Tùy thuộc các nhu cầu để hướng dẫn khách hàng tiếp cận dịch vụ tốt nhất. Giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng. Giữ được khách hàng tiềm năng cho ngân hàng nơi làm việc.
3.4. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng:
Chuyên viên tư vấn sẽ phối hợp cùng bộ phận marketing để lên ý tưởng cho các chiến lược tiếp thị, chăm sóc khách hàng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho ngân hàng. Các kinh nghiệm thực tế được vận dụng để tìm kiếm khách hàng hiệu quả.
3.5. Thực hiện các hoạt động báo cáo:
Tổng hợp và ghi chép kết quả công việc hàng ngày. Mỗi ngày các công việc này được thực hiện với mức độ, tính chất cụ thể. Để báo cáo lên cấp trên trong hiệu quả, nội dung công tác.
Bao gồm các báo cáo liên quan đến công việc kinh doanh được đảm nhận. Đồng thời thực hiện đánh giá hiệu quả của các hoạt động này. Giúp các cấp quản lý nắm được tình hình làm việc, chất lượng cũng như hiệu quả làm việc của họ.
4. Yêu cầu đối với chuyên viên tư vấn ngân hàng:
Nếu bạn đã từng giao dịch tại các ngân hàng thì bạn sẽ thấy thái độ chuyên nghiệp, hiệu năng làm việc của các chuyên viên tư vấn ngân hàng. Họ được đào tạo trong môi trường dịch vụ, chăm sóc khách hàng. Để làm được điều đó họ cần có nền tảng kiến thức chuyên môn và thành thạo những kỹ năng phục vụ cho công việc.
Các yêu cầu đối với người chuyên viên không chỉ đến từ năng lực, thành tích hay chuyên môn. Đó còn là thái độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
Để hoàn thành tốt công việc, một người chuyên viên tư vấn ngân hàng cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
– Chuyên viên tư vấn ngân hàng cần tốt nghiệp bậc đại học các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực kế toán, tài chính – ngân hàng,… Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo các chuyên ngành liên quan. Do đó, việc tiếp cận và học tập trong môi trường đại học tương đối rộng.
– Am hiểu các kiến thức liên quan đến tiếp thị, bán hàng để phục vụ cho công việc. Ngoài chuyên môn, chuyên viên cần có kỹ năng trong ngành nghề cung cấp dịch vụ.
– Chuyên viên tư vấn ngân hàng cũng phải thành thạo sử dụng máy tính và tin học văn phòng. Bởi các công việc ở sảnh giao dịch chủ yếu là được thực hiện trên máy tính. Cũng như giúp quản lý, truy xuất thông tin và giải quyết công việc thuận tiện hơn.
– Các chuyên viên tư vấn ngân hàng cũng phải có khả năng và kỹ năng cần thiết. Bao gồm:
+ Khả năng giao tiếp.
+ Kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng tốt.
+ Kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống tốt.
– Yêu cầu thái độ lịch sự, luôn hòa đồng và vui vẻ khi làm việc với khách hàng. Bên cạnh đó là thái độ cư xử chuẩn mực với đồng nghiệp, với cấp trên. Để tạo dựng ấn tượng tốt, tạo dựng lòng tin và duy trì mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng. Cũng như mang đến môi trường văn minh, lịch sự để khách hàng cảm nhận và đánh giá.
– Ngoài ra còn yêu cầu chuyên viên tư vấn ngân hàng phải sử dụng tốt tiếng Anh tối thiểu trình độ B1. Bên cạnh các yêu cầu chuyên môn, phải đảm bảo trình độ tiếng Anh và tin học tương ứng. Qua đó giúp thực hiện tốt các nhiệm vụ, bên cạnh nền tảng mặt bằng chung của nhân viên ngân hàng.