Chuyển giao vật chất là một thuật ngữ khá quen thuộc được dùng trong hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai. Đây là các loại hợp đồng được sử dụng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng. Vậy chuyển giao vật chất trong hợp đồng phái sinh là gì? Đặc điểm và nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chuyển giao vật chất trong hợp đồng phái sinh là gì?
Khái niệm chuyển giao vật chất:
Chuyển giao vật chất là một thuật ngữ được dùng trong hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai, trong các hợp đồng đó quy định tài sản cơ sở phải được giao vào ngày được chỉ định trước.
Ta hiểu về hợp đồng quyền chọn như sau:
– Khái niệm hợp đồng quyền chọn:
Hợp đồng quyền chọn tiếng Anh được gọi là Options Contract.
Hợp đồng quyền chọn được hiểu là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Các hàng hoá cơ sở này có thể bao gồm: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.
– Một hợp đồng quyền chọn bất kì đều bao gồm bốn đặc điểm cơ bản sau:
+ Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua).
+ Tên hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền.
+ Ngày đáo hạn.
+ Giá thực thi.
– Có bốn đối tượng tham gia trên thị trường quyền chọn:
+ Người mua quyền mua (Buyers of calls).
+ Người bán quyền mua (Sellers of calls).
+ Người mua quyền bán (Buyers of puts).
+ Người bán quyền bán (Sellers of puts).
Người mua được xem là nhà đầu tư có vị thế dài hạn và người bán ở vị thế ngắn hạn trên hợp đồng.
Ta hiểu về hợp đồng tương lai như sau:
– Khái niệm hợp đồng tương lai:
Hợp đồng tương lai trong tiếng Anh được gọi là Futures contract.
Hợp đồng tương lai được hiểu cơ bản là một thoả thuận để mua hoặc bán một tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.
Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai đó chính là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các chủ thể là những nhà đầu cơ.
– Các hợp đồng tương lai dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính được gọi là hợp đồng tương lai tài chính, bao gồm:
+ Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu.
+ Hợp đồng tương lai lãi suất.
+ Hợp đồng tương lai tiền tệ.
2. Những ưu thế của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kì hạn:
Hợp đồng tương lai do những đặc điểm có tính linh hoạt đã khắc phục được phần lớn những nhược điểm của hợp đồng kì hạn và thường được xem là một phương thức tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
+ Về tính chất: điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai đó chính là tồn tại một sở giao dịch có tổ chức giao dịch hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kì hạn thì không như thế. Thông qua đó, ta nhận thấy rằng, hợp đồng kì hạn chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên còn hợp đồng tương lai được trao đổi trên thị trường.
Sở giao dịch hợp đồng tương lai sẽ cho phép các chủ thể là các nhà giao dịch vô danh được mua và bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Bên cạnh đó thì Sở giao dịch hợp đồng tương lai sẽ còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai từ đó sẽ giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của các đối tượng đó một cách có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kì hạn.
+ Về tính tiêu chuẩn hoá hợp đồng: không giống như các hợp đồng kì hạn, các hợp đồng tương lai thông thường sẽ được tiêu chuẩn hoá. Các hợp đồng kì hạn có thể được lập ra cho bất kì loại hàng hoá nào, với bất kì số lượng và chất lượng, thời hạn thanh toán được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các Sở giao dịch được quy định đối với một số hàng hoá cụ thể và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định.
+ Về rủi ro trong thanh toán: Sử dụng các hợp đồng tương lai sẽ được niêm yết trên Sở giao dịch từ đó sẽ giúp kiểm soát được rủi ro thanh toán. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai, cả hai bên chủ thể là bên mua và bên bán không biết ai là đối tác của mình. Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ có chức năng thực hiện chức năng trung gian thanh toán trong tất cả các giao dịch.
Đối với các hợp đồng kì hạn, các khoản lỗ và lãi sẽ được các chủ thể thanh toán khi các hợp đồng đáo hạn. Trong khi đó đối với các hợp đồng tương lai, những thay đổi về giá trị của các bên tham gia hợp đồng (thông qua tài khoản) sẽ được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá trị thị trường. Các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu kí quỹ nhất định. Như vậy, ta nhận thấy chính sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu kí quỹ sẽ giúp phòng ngừa được rủi ro trong thanh toán của hợp đồng tương lai.
+ Về tính thanh khoản: bởi vì có sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ, tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cũng cao hơn nhiều so với các hợp đồng kì hạn.
Chuyển giao vật chất trong tiếng Anh là Physical delivery.
3. Các đặc điểm và nội dung của việc chuyển giao vật chất trong hợp đồng phái sinh:
Phái sinh được hiểu là một công cụ mà giá trị của phái sinh sẽ phụ thuộc vào giá trị của một loại hàng hóa khác (được gọi là tài sản cơ sở). Các tài sản cơ sở của phái sinh có thể là các loại cụ thể như: cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, đặc điểm tín dụng, chỉ số, hàng hóa và có thể là các công cụ phái sinh khác.
Hợp đồng phái sinh có thể sẽ được thanh toán bằng tiền hoặc vật chất vào ngày hết hạn của hợp đồng.
Thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là phương thức thanh toán được sử dụng trong một số hợp đồng tương lai và quyền chọn. Khi hết hạn hợp đồng, người bán công cụ tài chính không giao tài sản cơ sở (vật chất) mà thay vào đó thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán được sử dụng trong một số hợp đồng tương lai và quyền chọn. Khi đã hết hạn hợp đồng, các chủ thể là người bán công cụ tài chính không giao tài sản cơ sở (vật chất) mà thay vào đó thanh toán bằng tiền mặt.
Với việc thanh toán bằng vật chất, tài sản cơ sở của hợp đồng phái sinh được giao vào ngày xác định trước. Ví dụ như hai bên tham gia hợp đồng tương lai Dầu thô có kì hạn một năm (tháng 3 năm 2019) với giá thực hiện là 60 đô la.
Dù giá giao ngay của hàng hóa vào ngày thanh toán là bao nhiêu, người mua có nghĩa vụ phải mua 1.000 thùng dầu thô (đơn vị cho 1 hợp đồng tương lai dầu thô) từ người bán với giá 60 đô la.
Nếu giá giao ngay vào ngày thanh toán đã thỏa thuận dưới 58,40 đô la, các chủ thể là người giữ hợp đồng mua sẽ lỗ và vị thế bán sẽ thu được lãi. Nếu giá giao ngay cao hơn 60 đô la, vị thế mua sẽ ghi nhận lợi nhuận và người bán ghi nhận khoản lỗ.
Khi giao hàng diễn ra, vận đơn sẽ thể hiện số lượng và chất lượng của hàng hóa và địa điểm giao hàng. Người mua có quyền vận chuyển hàng hóa khỏi kho hoặc có quyền để lại hàng hóa tại cơ sở lưu trữ và trả một khoản phí định kì. Người mua cũng có thể thỏa thuận với nhà kho để vận chuyển hàng hóa đến một địa điểm khác và trả phí vận chuyển.
Các sàn giao dịch sẽ quy định về các thông số kĩ thuật trong việc giao hàng và chất lượng, phân loại hoặc tính chất của tài sản cơ sở.
Thanh toán bằng cách chuyển giao vật chất phổ biến nhất với hàng hóa và trái phiếu. Việc thanh toán được thực hiện bởi công ty môi giới hoặc các đại lí. Ngay sau ngày giao dịch cuối cùng, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ báo cáo giao dịch mua và bán tài sản cơ sở tại giá thanh toán của ngày hôm trước.
Các chủ thể là các nhà giao dịch nắm giữ vị thế bán trong hợp đồng tương lai phải giao tài sản cơ sở khi đến hạn. Những người đã sở hữu tài sản sẽ có thể giao tài sản cho trung tâm thanh toán bù trừ. Nhà giao dịch không sở hữu tài sản có nghĩa vụ phải mua chúng ở mức giá hiện tại.
Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ hoạt động như một trung gian giữa người mua và người bán nhằm mục đích chính là để đảm bảo giao dịch được thực hiện trơn tru từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Vai trò chính của trung tâm thanh toán bù trừ đó chính là đảm bảo rằng những đối tượng là người mua và người bán tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng của họ.Trách nhiệm của trung tâm thanh toán bù trừ bao gồm việc thiết lập tài khoản giao dịch, thanh toán bù trừ, thu giữ tiền kí quỹ, giao nhận những công cụ mua bán, và báo cáo dữ liệu giao dịch. Ta nhận thấy rằng, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ hoạt động như một bên thứ ba trong tất cả các hợp đồng tương lai và quyền chọn. Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ là người mua cho bên bán và là người bán cho bên mua.