Chuyển giao rủi ro lương hưu là gì? Đặc điểm chuyển giao rủi ro lương hưu? Cách thức chuyển giao rủi ro lương hưu?
Đối với chế độ hưu trí các hệ thống tài trợ tài chính đều có thể có khả năng gây ra các loại rủi ro cho người thụ hưởng hoặc đối với tổ chức bảo hiểm xã hội, chấp nhận hay thay đổi chế độ hưu trí cần phải tính đến các loại rủi ro có thể gặp phải.
Mục lục bài viết
1. Chuyển giao rủi ro lương hưu là gì?
Chuyển giao rủi ro lương hưu trong tiếng Anh là Pension Risk Transfer.
Khi nhắc tới chuyển giao rủi ro lương hưu xảy ra khi một công ty cung cấp chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước giảm một phần hoặc toàn bộ rủi ro của chương trình hưu trí ví dụ: các khoản nợ lương hưu trí cho người thụ hưởng và với công ty cung cấp chương trình hưu trí có thể thực hiện chuyển giao rủi ro lương hưu bằng cách trả cho người tham gia chương trình hưu trí một khoản thanh toán một lần để họ tự nguyện rời khỏi chương trình hưu trí sớm, hay được gọi là mua lương hưu của nhân viên. Hoặc họ có thể đàm phán với công ty bảo hiểm để chuyển trách nhiệm thanh toán các khoản lương hưu xác định trước này.
2. Đặc điểm chuyển giao rủi ro lương hưu:
Nếu nói về những đặc điểm của bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng là một trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, bao hiểm hưu trí có độ bao phủ lớn cả về đối tượng tham gia cũng như quy mô tài chính đóng góp lớn và chi trả cũng lớn và trong khi đó, tính bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng phụ thuộc nhiều vào các phương thức và cơ chế tài chính bảo hiểm.
The đó chúng ta thấy đối với bất kỳ hệ thống bảo hiểm nào cũng có thể gặp những rủi ro do các nguyên nhân khác nhau và có các loại rủi ro mang tính kỹ thuật, có loại rủi ro mang tính thể chế và có loại rủi ro thuần tuý về tài chính và theo đó với bất kỳ rủi ro nào thì người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội nói chung, đều bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Trong bài viết này chỉ tập trung phân tích những rủi ro mang tính kỹ thuật và rủi ro về tài chính bảo hiểm xã hội.
Trong hệ thống bảo hiểm xã hội với mức hưởng xác định thường được tính bằng tỷ lệ % của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu, chế độ hưu trí được thiết lập trên cơ sở xem xét đến thu nhập của người lao động khi nghỉ hưu trong tương lai và với mức đóng xác định, chế độ hưu trí chủ yếu dựa trên tích luỹ của người lao động trong cả quá trình làm việc.
Như vậy ta thấy vấn đề trợ cấp hưu trí được tính toán cụ thể là dựa trên những khoản đóng góp của người lao động và lãi suất trong quá trình đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội và trong hệ thống bảo hiểm xã hội, với mức đóng và hưởng xác định này, nguyên tắc chia sẻ rủi ro là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất và được nhà nước điều tiết với hệ thống bảo hiểm xã hội thực hiện theo phương thức này, khi mới hoạt động sẽ rất tốt, vì thường thì số người đóng góp bảo hiểm xã hội luôn nhiều hơn nhiều so với số người hưởng hưu trí.
Bên cạnh đó do quá trình già hóa dân số và mức độ bảo hòa số người tham gia bảo hiểm xã hội, khi người nghỉ hưu tăng lên, người tham gia bảo hiểm xã hội tăng chậm lại hoặc không tăng nữa, thì mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm hưu trí sẽ xuất hiện và có nguy cơ tăng lên. Các khoản đóng góp của người tham gia bảo hiểm xã hội hiện tại đến một thời điểm (hoặc giai đoạn) nào đó sẽ không đủ để chi trả các trợ cấp hưu trí ở tất cả các hệ thống bảo hiểm xã hội trên thế giới, với các phương thức nêu trên đều có thể gặp những rủi ro của thị trường lao động (do việc tăng hoặc giảm tuổi lao động và các chính sách điều tiết thị trường lao động khác) và rủi ro của thị trường vốn (khi tham gia đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, không làm gia tăng giá trị của nguồn vốn do vấn đề lạm phát hoặc lĩnh vực đầu tư).
Một loại rủi ro nữa đó chính là rủi ro do chi trả hàng năm cụ thể nếu xét cho một người, quá trình đóng góp, về lý thuyết, phải đảm bảo cho quá trình hưởng khi đó người nghỉ hưu được hưởng tiền lương hưu cho đến khi chết tương đương với số tiền mà họ đóng góp trong suốt quá trình lao động cộng với khoản sinh lời do đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, có những người, số thời gian hưởng dài hơn tính toán, nên quá trình đóng không cân đối được cho quá trình hưởng của họ (hưởng nhiều hơn đóng). Như vậy, đây có thể coi là sự rủi ro trong quá trình chi trả bảo hiểm xã hội (đối với cơ quan bảo hiểm xã hội). Cũng có trường hợp, người nghỉ hưu chưa được hưởng hết số tiền đáng lẽ họ được hưởng mà đã bị chết thì đây cũng được coi là rủi ro bảo hiểm (đối với người thụ hưởng).
Cuối cùng đó là các loại rủi ro do điều chỉnh tài chính vĩ mô cụ thể nó điều chỉnh tài chính vĩ mô có thể là sự điều chỉnh mức độ đóng và hưởng; điều chỉnh danh mục đầu tư và lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội.. Như ta thấy cụ thể thì không phải sự điều chỉnh nào cũng thành công và điều này tạo ra rủi ro đối với quỹ bảo hiểm xã hội và theo các nhà phân tích tài chính và các chuyên gia tài chính bảo hiểm xã hội sự điều chỉnh tài chính vĩ mô cần phải trên cơ sở xác lập được những chuẩn mực nguồn “đầu vào” của quỹ tài chính bảo hiểm xã hội và khả năng tích tụ, tăng trưởng của quỹ bảo hiểm xã hội để có sự điều chỉnh phù hợp.
3. Cách thức chuyển giao rủi ro lương hưu:
Cách thức hoạt động chuyển giao rủi ro lương hưu
Các công ty chuyển giao rủi ro lương hưu để tránh các biến động trong thu nhập của công ty, cho phép họ tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi với các loại chi phí lương hưu hay mức hưởng các chương trình hưu trí hàng năm có thể khó dự đoán trước do các biến động trong lợi tức đầu tư, lãi suất và tuổi thọ của người tham gia. Các công ty lớn đã nắm bắt được xu hướng chuyển giao trách nhiệm lập kế hoạch lương hưu cho nhân viên, nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi vào năm 2012 khi một loạt người chơi Fortune 500 tìm cách chuyển giao rủi ro lương hưu.
Các rủi ro được nêu trong các giao dịch chuyển giao rủi ro lương hưu bao gồm:
– Nguy cơ người tham gia chương trình hưu trí sống lâu hơn tỉ lệ tử vong hiện tại (rủi ro tuổi thọ).
– Rủi ro các quĩ dành riêng cho việc trả lương hưu không đạt được tỉ lệ hoàn vốn dự kiến (rủi ro đầu tư).
– Rủi ro do các thay đổi trong môi trường lãi suất có thể gây ra những biến động đáng kể không đoán trước được trong phần nợ trên bảng cân đối kế toán, chi phí ròng định kì và các khoản đóng góp bắt buộc (rủi ro lãi suất).
– Rủi ro nghĩa vụ lương hưu của nhà tài trợ chương trình hưu trí quá lớn so với các tài sản và nghĩa vụ nợ khác.
Các công ty cung cấp các chương trình hưu trí cho nhân viên vì nhiều lí do, ví dụ như thu hút và giữ chân nhân viên có trình độ, quản lí lực lượng lao động, kì vọng của nhân viên và chính sách ưu đãi thuế.
Các hình thức Chuyển giao rủi ro lương hưu
Có một số hình thức chuyển giao rủi ro lương hưu mà công ty cấp lương hưu có thể thực hiện mà họ phải gánh chịu thông qua trách nhiệm của mình để trả thu nhập hưu trí được đảm bảo cho người lao động:
+ Mua niên kim từ các công ty bảo hiểm để chuyển nhượng nghĩa vụ cho một phần hoặc toàn bộ những người tham gia chương trình hưu trí (loại bỏ các rủi ro bổ sung liên quan đến các trách nhiệm vượt quá khả năng của nhà tài trợ chương trình hưu trí).
+ Thực hiện khoản thanh toán một lần mua lại (bồi thường) cho những người tham gia chương trình hưu trí thỏa đáng.
+ Tái cấu trúc các khoản đầu tư của chương tình hưu trí để giảm rủi ro cho nhà tài trợ.
Như vậy thống qua các quy định chúng tôi đưa ra như trên ta thấy đối với chế độ hưu trí, các “hệ thống tài trợ tài chính” đều có thể gây ra những rủi ro đối với người thụ hưởng hoặc đối với hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung và chấp nhận hay thay đổi chế độ hưu trí cần phải tính đến những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai ở mức độ như thế nào để điều chỉnh phù hợp. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi hệ thống bảo hiểm xã hội có những bộ phận, có những chuyên gia phân tích chính sách, chuyên gia dự báo bảo hiểm xã hội.