Chuyển đổi nhanh là thuật ngữ được sử dụng trong giai đoạn sản xuất của doanh nghiệp. Với các máy móc được thực hiện làm công cụ sản xuất. Tuy nhiên dây chuyền sản xuất cần sự chuyển đổi nhất định khi muốn chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác. Chuyển đổi nhanh là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách áp dụng
Mục lục bài viết
1. Chuyển đổi nhanh là gì?
Chuyển đổi nhanh trong tiếng Anh được gọi là Quick Change Over hay thuật ngữ khác là SMED – Single Minute Exchange of Die.
Khái niệm.
Chuyển đổi nhanh là một trong những công cụ của hệ thống sản xuất tinh gọn. Được thực hiện trong giai đoạn thay đổi dụng cụ hay khuôn mẫu của dây chuyền sản xuất để thực hiện các hoạt động sản xuất khác. Mang đến sự nhanh chóng và hiệu quả cho việc chuyển đổi nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung. Trước kia, việc thay đổi dụng cụ và khuôn mẫu trong sản xuất mất một thời gian đáng kể. Có thể xác định với nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chuyển đổi nhanh giúp khắc phục tồn tại đó. Với chuyển đổi nhanh, thời gian cài đặt có thể được tính đến từng phút một.
Thông qua quá trình áp dụng, việc chuyển đổi được rút ngắn. Giúp giảm thời gian chuyển đổi xuống số phút chỉ còn là một con số. Hay nói cách khác là giảm hẳn xuống dưới 10 phút. Đây cũng được xem là một khoảng thời gian lý tưởng. Với thời gian được giảm sâu, nó mang đến những lợi ích và giá trị nhất định cho doanh nghiệp. Với dây chuyền sản xuất, trong 3,4 tiếng đồng hồ thời gian chết có thể giúp doanh nghiệp tận dụng tạo ra rất nhiều giá trị. Do đó, chuyển đổi nhanh chính là một công cụ mang đến tiến bộ, cải thiện sản xuất.
Mô tả giai đoạn tiến hành chuyển đổi nhanh.
Nói rõ hơn là khi sản phẩm cuối cùng của mẻ/ dòng sản phẩm nhất định chạy xong. Các hoạt động sản xuất dừng lại và không sản xuất sản phẩm đó trong khoảng thời gian gần nhất. Với đòi hỏi sử dụng dây chuyền máy móc để sản xuất một sản phẩm khác. Máy móc, thiết bị cần được dừng lại, khóa an toàn. Dây chuyền sản xuất được dọn dẹp sạch sẽ, dụng cụ được trả lại vị trí trước đó. Tiếp theo, các dụng cụ mới sẽ được lắp đặt để tạo điều kiện cho việc sản xuất mẻ sản phẩm của dòng sản phẩm khác.
Khi đó thời gian dừng máy để thay đổi, chuẩn bị không tạo ra sản phẩm mớ. Nói cách khác là không tạo ra giá trị cho vận hành doanh nghiệp. Trong khi các chi phí tổ chức, hoạt động doanh nghiệp vẫn phải được đảm bảo. Khoảng thời gian lúc này được xem như là thời gian chết, không tạo ra giá trị. Yêu cầu đặt ra là giảm thiểu tối đa thời gian chuyển đổi. Việc chuyển đổi càng được diễn ra nhanh chóng càng giúp hoạt động vận hành vầ sản xuất nhanh chóng được tổ chức trở lại. Khoảng thời gian này có thể được cải tiến thông qua SMED.
2. Đặc điểm:
Chuyển đổi nhanh là yêu cầu bắt buộc chung trong vận hành sản xuất.
Với đặc trưng trong dây chuyền sản xuất, khi tiến hành thay đổi dụng cụ hoặc khuôn mẫu, dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động. Dẫn đến khoảng thời gian này được xem là thời gian chết. Thời gian chết càng lâu có thể không giúp doanh nghiệp không sản xuất ra sản phẩm. Nhưng nó cũng không thể nghiêm trọng bằng các ảnh hưởng mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu. Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các chi phí duy trì hoạt động, trả tiền nhân công,… Với mỗi lần thay đổi công cụ lại gián đoạn 3,4 tiếng đồng hồ thì giá trị doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành lợi nhuận rất hạn chế.
Việc cải tiến và chuyển đổi nhanh là nhu cầu và yêu cầu bắt buộc chung được đặt ra. Nó giúp kéo lại cho doanh nghiệp thời gian hoạt động và các chi phí liên quan. Giúp giảm thời gian chuyển đổi của một quá trình sản xuất hay máy móc thiết bị từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Từ đó giúp thời gian được sử dụng hiệu quả và hợp lý. Thời gian là yếu tố rất được quan tâm trong sản xuất thông qua dây chuyền công nghệ.
Chuyển đổi nhanh giúp thời gian được sử dụng hiệu quả hơn.
Giảm thời gian chuyển đổi trong quá trình sản xuất. Thời gian này được rút ngắn tối đa, kết quả chỉ còn dưới 10 phút. Do đó mà thời gian chết gần như không tồn tại trong hoạt động sản xuất. Giảm thiểu thời gian hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, việc rút ngắn thời gian giúp doanh nghiệp có thể thực hiện thêm nhiều đơn hàng. Trong cùng một ngày làm việc, thay vì chỉ tiến hành hoạt động sản xuất trong khoảng thời gian nhất định thì lượng sản phẩm thực tế sản xuất được đã tăng đáng kể. Thời gian sản xuất ngắn hơn nên giá thành rẻ hơn (giảm kích cỡ hàng loạt).
3. Lợi ích:
Việc chuyển đổi nhanh mang đến rất nhiều lợi ích qua các khía cạnh thể hiện khác nhau. Các lợi ích được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.
Cho phép giảm số lượng hàng tồn kho.
Dây chuyền sản xuất được thực hiện liên tục và nhanh chóng. Doanh nghiệp không còn khó khăn trong mỗi công đoạn sản xuất. Do đó, việc tích trữ hàng tồn kho cũng được thực hiện ở mức thấp hơn. Hàng tồn được giữ ở mức độ nhất đinh. Doanh nghiệp luôn có thể chủ động bù đắp kịp thời hàng hóa thông qua sản xuất thêm. Giảm chi phí hàng tồn kho nhờ việc giảm số lượng lô, và kích thước của hàng tồn kho. Cũng như các giá trị sử dụng sản xuất hàng tồn kho có thể dùng thực hiện các hoạt động khác cần thiết trước mắt. Thời gian gián đoạn nhỏ lên hàng tồn kho có thể giảm ở mức thấp nhất.
Tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận.
Tăng tính linh hoạt trong sản xuất, khi dễ dàng thực hiện các hoạt động sản xuất các mặt hàng đa dạng khác nhau. Dễ dàng tăng hoặc giảm sản lượng khi cần để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng. Thực hiện đúng các nhu cầu hiện tại mà không phải điều chỉnh tăng hay giảm số lượng trong một khâu sản xuất. Mở rộng công suất thực của máy móc. Gần như tất cả các thời gian hoạt động, máy móc đều được thực hiện vào giai đoạn sản xuất. Các công suất được đảm bảo. Các giá trị khai thác công dụng máy móc được tận dụng. Tạo ra các sản phẩm đồng đều về chất lượng, kiểu dáng,…
Giảm vốn cơ bản và chi phí sản xuất. Đây là lợi ích được thể hiện rõ ràng trong hoạt động doanh nghiệp. Các khoảng thời gian chết giản tối thiểu. Do đó, các chi phí vận hành doanh nghiệp không phải chi trả vô nghĩa. Cùng với giá trị chi phí cố định phải bỏ ra, doanh nghiệp được đáp ứng nhiều hơn các sản phẩm tạo ra. Ngoài ra chi phí được tính trên sản phẩm giảm cũng giúp giảm lượng bán thành phẩm (Work In Process – WIP). Gia tăng khả năng sinh lợi từ vốn đầu tư (Return On Investment – ROI). Giá sản phẩm được bán hợp lý là điều kiện để khách hàng lựa chọn và tin dùng.
Chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế được xác định cho bất kì nhà sản xuất nào trong sản xuất. Hay trong giai đoạn chuẩn bị, xử lí, đóng gói nhiều sản phẩm khác nhau trên một máy, dây chuyền hay đơn vị làm việc. Vừa tạo ra nhiều sản phẩm hơn do công suất làm việc được cải thiện. Vừa giảm chi phí sản phẩm. Khi giá cả mang tính chất cạnh tranh, cũng với chất lượng ổn định giúp doanh nghiệp luôn có một vị trí nhất định trên thị trường. Các lợi thế được đặt ra bao gồm cả lợi thế trong cạnh tranh.
Chiếm được lòng tin của khách hàng.
Với một doanh nghiệp thực hiện sản xuất hay kinh doanh. Việc xác định đầu ra cho sản phẩm quyết định thành công trong hoạt động. Việc đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường cho phép cải thiện dịch vụ khách hàng (thời gian sản xuất, số lượng). Cải thiện thời gian giao hàng, đảm bảo nguyên tắc JIT trong sản xuất tinh gọn. Chuyển đổi nhanh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
4. Cách áp dụng:
– Quá trình chuyển đổi sản phẩm được thực hiện phản ánh các tính chất của chuyển đổi nhanh. Với quá trình sản xuất các sản phẩm khác nhau trong hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Khi sản phẩm cuối cùng của lần chạy trước đã được sản xuất, thiết bị được ngừng lại và khóa an toàn. Lúc này các hoạt động được thực hiện kết thúc một quá trình sản xuất đối với sản phẩm này. Dây chuyền được dọn sạch, dụng cụ được trả lại vị trí. Thay vào đó, một sản phẩm khác chuẩn bị được sản xuất. Do đó các dụng cụ mới sẽ được lắp đặt.
Các hoạt động điều chỉnh và cài đặt các thông số quan trọng được diễn ra. Quá trình khởi động bắt đầu. Trong khi thực hiện khởi động, tiến hành các hoạt động điều chỉnh và kiểm tra chất lượng. Khi đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra, sẽ tiến hành tăng tốc độ tới tiêu chuẩn. Việc hoạt động lúc này mới được tiến hành với đúng công suất và tốc độ của máy.
Thời gian của quá trình này có thể giảm được thông qua phương pháp chuyển đổi nhanh/SMED. Tiến hành các bước và thao tác chuyển đổi kinh hoạt thông qua các cài đặt.
– Chương trình chuyển đổi nhanh/SMED hiệu quả nhận ra và phân chia quá trình chuyển đổi thành những thao tác chủ chốt:
Cài đặt ngoài (External Setup). Bao gồm những thao tác mà có thể được làm trong khi máy đang chạy và trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu. Tập hợp phụ tùng và dụng cụ, gia nhiệt trước các trục, chuẩn bị chính xác vật liệu cho sản phẩm mới tại dây chuyền – Không có gì tệ hơn khi hoàn tất quá trình chuyển đổi rồi phát hiện thiếu một thành phần chính của sản phẩm.
Cài đặt trong (Internal Setup). Cần được thực hiện một cách đơn giản hóa để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành hiệu quả. Các thao tác này xảy ra khi thiết bị dừng. Tức là khi các hoạt động sản xuất các sản phẩm trước đó đã hoàn toàn kết thúc. Ngoài điều đó, có thể cũng có những thao tác không cần thiết. Sử dụng các chốt, cam và những đồ gá nhằm giảm bớt thao tác điều chỉnh. Thay thế bu loong bằng những chốt vặn tay, những tay đòn và những khóa kẹp.
Đo lường. Cách duy nhất để biết thời gian chuyển đổi và hao hụt khi khởi động có giảm hay không. Thực hiện thông qua hoạt động đo thời gian bị mất do chuyển đổi. Cũng như những sự hao phí tạo ra trong quá trình khởi động để. Nhằm so sánh, đánh giá các chương trình cải tiến.