Hiện nay, khi thị trường kinh tế ngày càng được mở rộng và phát triển trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên trong quá trình phát triển này thì không phải chủ thể nào khi hoạt động kinh doanh cũng thuận lợi và không gặp phải các vấn đề trục trặc và khó khăn trong việc làm ăn kinh doanh. Vậy chuỗi rủi ro là gì? Đặc điểm và các mắt xích cơ bản của chuỗi rủi ro?
Mục lục bài viết
1. Chuỗi rủi ro là gì?
Trong tiếng Anh thì chuỗi rủi ro được gọi với tên gọi đó chính là Risk Chain.
Rủi ro theo trường phái truyền thống, là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến. Trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Như vậy rủi ro là “những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
Rủi ro trong chuỗi rủi ro được xác định ở đây chính là “bất kỳ những rủi ro nào về các dòng thông tin, nguyên vật liệu, các sản phẩm từ nhà cung cấp ban đầu đến việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”. Hoặc rủi ro đó có thể bao gồm cả những “ tác động bất ngờ từ những sự kiện lớn hoặc sự kiện nhỏ hay các tình thế làm ảnh hưởng xấu tới bất kỳ phần nào của chuỗi cung ứng dẫn đến những bất thường hay thất bại ở cấp độ vận hành, chiến thuật hay chiến lược.”
Theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm…cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường được.
2. Các loại rủi ro:
+ Một là, rủi ro thuần túy: là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hay không tổn thất, trường hợp tốt nhất là tổn thất không xảy ra.
+ Hai là, rủi ro suy đoán: là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi. Đây là loại rủi ro thường gắn liền với hoạt động đầu tư, kinh doanh hay đầu cơ, vốn có thể thành công hay thất bại. Phần sinh lợi còn gọi là phần thưởng cho rủi ro.
+ Ba là, rủi ro có thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro không có tính hệ thống, rủi ro đặc trưng. Đây là những rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, cá thể và có thể phân chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn quĩ góp chung.
+ Bốn là, rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường. Đây là những rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn của thị trường thường nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa.
Việc quản lý rủi ro trong chuối rủi ro được xác định là việc xác định, đánh giá và ưu tiên các rủi ro (được định nghĩa trong ISO 31000 là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đối với các mục tiêu), sau đó áp dụng phối hợp và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, giám sát và kiểm soát xác suất hoặc tác động của các sự kiện không may hoặc để tối đa hóa việc hiện thực hóa các cơ hội.
Rủi ro trong chuôi rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự không chắc chắn trên thị trường quốc tế, mối đe dọa từ sự thất bại của dự án (ở bất kỳ giai đoạn nào trong thiết kế, phát triển, sản xuất hoặc duy trì vòng đời), trách nhiệm pháp lý, rủi ro tín dụng, tai nạn, nguyên nhân tự nhiên và thảm họa, tấn công có chủ ý từ kẻ thù, hoặc các sự kiện có nguyên nhân gốc rễ không chắc chắn hoặc không thể đoán trước. Có hai loại sự kiện, tức là các sự kiện tiêu cực có thể được phân loại là rủi ro trong khi các sự kiện tích cực được phân loại là cơ hội. Các tiêu chuẩn quản lý rủi ro đã được phát triển bởi nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm Viện Quản lý Dự án, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia, các hiệp hội tính toán và các tiêu chuẩn ISO. Các phương pháp, định nghĩa và mục tiêu rất khác nhau tùy theo liệu phương pháp quản lý rủi ro có trong bối cảnh quản lý dự án, an ninh, kỹ thuật, quy trình công nghiệp, danh mục tài chính, đánh giá tính toán hay sức khỏe và an toàn cộng đồng hay không.
Các chiến lược để quản lý các mối đe dọa (sự không chắc chắn với hậu quả tiêu cực) thường bao gồm tránh mối đe dọa, giảm tác động tiêu cực hoặc xác suất của mối đe dọa, chuyển toàn bộ hoặc một phần mối đe dọa cho một bên khác, và thậm chí giữ lại một số hoặc tất cả các hậu quả tiềm ẩn hoặc thực tế của một mối đe dọa cụ thể. Đối lập với các chiến lược này có thể được sử dụng để đáp ứng các cơ hội (trạng thái không chắc chắn trong tương lai với các lợi ích).
Một số tiêu chuẩn quản lý rủi ro nhất định đã bị chỉ trích vì không có sự cải thiện có thể đo lường được đối với rủi ro, trong khi niềm tin vào các ước tính và quyết định dường như tăng lên
3. Đặc điểm và các mắt xích cơ bản của chuỗi rủi ro:
Có một điều quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên làm là phác họa bức tranh tổng thể về những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể gặp phải trong chuỗi cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không bị bất ngờ trước những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra và có chiến lược xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Rủi ro trong chuỗi rủi ro là điều không thể tránh khỏi và biến mất hoàn toàn, bởi vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp để hạn chế chúng:
– Đối với các rủi ro nội bộ: Doanh nghiệp cần liệt kê ra những rủi ro theo khả năng có thể xảy ra với doanh nghiệp mình, từ đó lên kế hoạch hạn chế và kiểm soát.
– Đối với các rủi ro từ bên ngoài: Doanh nghiệp cần lựa chọn các bên tham gia đạt tiêu chuẩn để hạn chế rủi ro tốt nhất.
Hiện nay, để quản lý và hạn chế rủi ro từ chuỗi cung ứng, việc tìm đến các giải pháp chuyên nghiệp là một lựa chọn lý tưởng để tiết kiệm thời gian và chi phí. CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp báo cáo quản lý rủi ro với các thông tin hữu ích từ các doanh nghiệp khác, các nhà cung cấp, nhờ đó, doanh nghiệp bạn có thể đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn khi hợp tác với 1 doanh nghiệp bất kỳ. Giải pháp này cung cấp hai loại báo cáo dưới đây:
– Báo cáo thông tin doanh nghiệp và nội dung của báo cáo này được lấy từ các nguồn đáng tin cậy nhất về thông tin kinh doanh, giúp bạn nắm được tính linh hoạt của công ty, sự ổn định về tài chính và vị thế của doanh nghiệp.
– Báo cáo thông tin nhà cung cấp và giải pháp quản lý cung ứng: Giải pháp quản lý nhà cung cấp sẽ chủ động chứng nhận, giám sát và phân tích cơ sở nhà cung cấp. Kết hợp với báo cáo thông tin nhà cung cấp giúp đánh giá các nhà cung cấp và bên thứ ba một cách chủ động và có hệ thống, sử dụng các phân tích nâng cao, biến đổi thông tin thành những hiểu biết để đưa ra quyết định thông minh hơn, chiến lược hơn.
4. Chuỗi rủi ro bao gồm năm mắt xích cơ bản:
Thứ nhất, Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ: một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách.
Thứ hai, Yếu tố môi trường: là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại. Ví dụ: sàn của phân xưởng nơi bộ phận máy móc này được lắp đặt.
Thứ ba, Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ: Một người công nhân vận hành thiết bị không được bảo quản đúng cách có thể bị tai nạn vì tấm chắn bảo vệ không được đặt đúng chỗ khi mũi khoan bị gãy.
Thứ tư, Kết quả có thể là tốt hay xấu: là kết quả trực tiếp của sự tác động. Ví dụ, trong trường hợp này là việc bị tổn thương nghiêm trọng ở mắt.
Thứ năm, Những hậu quả: không phải là những kết quả trực tiếp (việc bị tổn thương ở mắt) mà là những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị tổn thương, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế….)