Hiện nay như chúng ta đã biết trên thị trường thì chuỗi cung ứng sẽ thực hiện các hoạt động tích hợp các vấn đề quản trị cung cầu bên trong các công ty lại với nhau. Có thể nói hoạt động của chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với hoạt động doanh nghiệp. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Qui trình hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng?
Mục lục bài viết
1. Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng trong tiếng Anh gọi là supply chain.
Hiện nay trên thị trường không khó để chúng ta thấy các chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, nhân lực, hoạt động liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm, dịch vụ từ tay người cung cấp đế khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và cả hoạt động quản trị Logistics.
Như chúng ta đã biết thì các chuỗi cung ứng là chuỗi gồm nhiều thành phần tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Những thành phần bao gồm như nhà sản xuất, nhà cung cấp, đại lý bán lẻ, khách hàng, vận tải, kho bãi…
Ngoài dòng nguyên liệu và sản phẩm thì chuỗi cung ứng còn có sự tham gia của các dòng thông tin và dòng vốn giữa các thành phần khác.
Nếu nhìn tổng quát khía cạnh một doanh nghiệp thì chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các phòng ban của công ty đó và nócó thể kể đến như phòng phát triển sản phẩm, phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng tài chính, phòng nhân sự, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng…. Các phòng ban liên kết với nhau nhằm tạo mục đích đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Theo định nghĩa của Hội đồng quản lí logistics của Hoa Kỳ có đưa ra khái niệm về chuỗi cung ứng, hay còn gọi là dây chuyền cung ứng, theo những lí thuyết họ đưa ra thì đây được hiểu là một chuỗi các mắt xích có vai trò mật thiết với nhau. Trong đó, mắt xích trước đóng vai trò là nhà cung cấp cho mắt xích sau nó, cung ứng từ nguyên vật liệu thô cho đến thành phẩm cuối cùng.
Theo đó nên với các loại giá trị của một sản phẩm sẽ gia tăng khi sản phẩm đó đi qua mỗi mắt xích của chuỗi. Quá trình này được gọi là “quá trình gia tăng giá trị cho sản phẩm. Nếu bất kì mắt xích nào trong chuỗi không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thì mắt xích đó sẽ bị loại khỏi chuỗi”.
Như chúng ta đã biết thì vấn đề được quan tâm nhất với bất kì giải pháp SCM nào, bất kể chúng ta sản xuất hàng hóa hay dịch vụ chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Nếu nhìn chung thì SCM sẽ tiến hành các hoạt động cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty.
Theo đó nên chúng ta có thể áp dụng trong hoạt động thực hiện việc quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
2. Quy trình hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng:
Như vậy ta thấy với các chuỗi cung ứng, cái tên mang vẻ mỹ miều của hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa mà được con người trên cả trái đất này vẫn làm bao đời nay. Ai cũng có thể hiểu, có thể biết được hoạt động này thế nhưng lại có mấy ai hiểu được chính xác cái bản chất, cái định nghĩa thực sự của chuỗi cung ứng, liệu nó có đơn giản như những gì chúng ta đã và đang nghĩ tới hay không. Trên thực tế thì không ai trong chúng ta có thể khẳng định 100% những gì mình nói tiếp theo là hoàn toàn chính xác cho cái định nghĩa ấy, nhưng khi đã trải qua một quá trình học hỏi cũng như đúc kết kinh nghiệm, có thể nói, đây là một định nghĩa về chuỗi cung ứng mà mình cho là chính xác nhất.
Bước 1: Hoạch định:
Ở bước đầu tiên của quy trình này bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên qaun đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại. Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến ba hoạt động:
+ Dự báo lượng cầu: Xác định rõ lượng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để tỗ chúc sản xuất cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức
+ Định giá sản phẩm: Giá cả là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không tùy thuộc vào yếu tố này nên doanh nghiệp cần xem xét và quyết định giá cho phù hợp.
+ Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục địch quản lý mức độ quản lý mức độ và số lương hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm chi phí cho vệc lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.
Bước 2: Tìm kiếm nguồn hàng:
Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình. Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính cần lưu ý:
+ Thu mua
+ Bán chịu
Bước 3: Sản xuất:
Ở bước này chúng ta hiểu khâu sản xuất chính là một trong các hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ
Hoạt động sản xuất gồm 3 hoạt động chính:
+ Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về đặc tính, tính chất (lý tính, hóa tính)… của sản phẩm đối vời nhu cầu cảu khách hàng
+ Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất để có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng
+ Quản lý phương tiện
Bước 4: Phân phối:
Cuối cùng đó là bước tiến hành khi trải qua các quá trình trên, cũng rất quan trọng, đó là quá trình phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng. Các họat động phân phối bao gồm:
+ Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian, địa điểm… mà khách hàng cần
+ Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.
+ Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm bị hư hỏng, công ty phải bố trí để chuyên chở những loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.
Để vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, bạn cần thiết kế, hoạch định chiến lược của chuỗi cung ứng thật chi tiết. Việc thiết kế, hoạch định các chiến lược có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của công ty đó. Các doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét, thay đổi chiến lược cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhưng việc này sẽ làm cho bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức, tôi sẽ giúp bạn một cách quản lý vận hành chuỗi cung ứng đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.
Nếu bạn chưa nắm rõ về cách quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả, hoặc không biết bắt đầu từ đâu thì Luật Dương Gia chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều này.
3. Vai trò của chuỗi cung ứng:
Nhưu vậy dựa trên các thông tin chúng tôi cung cấp như trên ta thấy các chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng vào tất cả hoạt động mua bán hàng ngày trên toàn thế giới. Đối với doanh nghiệp, nó quyết định trực tiếp đến doanh thu, hoạt động sản xuất và hướng phát triển trong tương lai.
+ Nắm bắt, quản lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất
+ Cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức
+ Gia tăng thị phần
+ Đáp ứng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
+ Đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp
Như vậy nên nếu một doanh nghiệp có quy trình chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp tránh được nhiều rủi ro về sản phẩm và dịch vụ, chuyên nghiệp hóa, tối ưu chi phí từ khâu nguyên liệu đến giá thành sản phẩm, đảm bảo nguồn cung ứng liên tục và giá thành cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Khi chuỗi cung ứng một ngành hàng diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm khác, đa dạng lĩnh vực nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của hệ thống.