Nhân quyền trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một vấn đề thu hút nhiều sự chú ý rộng rãi của dư luận thế giới, đây cũng chính là một nhân tố quan trọng trong các chương trình nghị sự và trong các văn kiện của các hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế và rất nhiều các chương trình khác. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Chủng tộc là gì?
Ta hiểu về chủng tộc như sau:
Chủng tộc được hiểu cơ bản chính là một quần thể (hay tập hợp quần thể, thường quen gọi là những nhóm người) được hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ cụ thể và nhất định, chủng tộc có một số đặc điểm chung trên cơ sở và nó mang tính chất di truyền.
Các nhóm người ở trong chủng tộc này có những đặc trưng, đặc điểm di truyền về hình thái cũng như sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định. Hay chúng ta cũng có thể nói một cách khác, chủng tộc được hiểu cơ bản chính là những nhóm người có một số đặc trưng hình thái giống nhau. Những đặc trưng đó đều sẽ được di truyền lại.
Phân loại chủng tộc:
Việc phân loại chủng tộc ra đời cùng lúc với khái niệm chủng tộc. Trên thực tế thì chúng ta có nhiều cách phân loại khác nhau, tùy thuộc vào những đặc điểm cụ thể ở trên cơ thể.
– Francois Bernier được biết đến chính là một trong những người đi đầu trong việc phân loại chủng tộc. Theo Francois Bernier thì chúng ta sẽ có thể chia nhân loại thành 4 chủng tộc cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là chủng tộc cư trú ở châu Âu, Bắc Phi, Tiền Á, Ấn Độ.
+ Thứ hai là chủng tộc cư trí ở phần còn lại của châu Phi.
+ Thứ ba là chủng tộc cư trú ở Đông Á và Nam Á.
+ Thứ tư là chủng tộc cư trí ở vùng Bắc Cực.
– Căn cứ cụ thể ở trên những tài liệu giải phẫu học, nhà y học người Đức cũng đã phân biệt thành 5 chủng tộc:
+ Thứ nhất là Capca (da trắng) gồm người châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.
+ Thứ hai là Mông Cổ (da vàng) gồm những người châu Á và người Exkimo.
+ Thứ ba là Etiopi (da đen) gồm những người châu Phi, trừ Bắc Phi.
+ Thứ tư là Mỹ gồm người Anhdieng.
+ Thứ năm là Mã Lai gồm những người sống trên các đảo phía Nam Thái Bình Dương.
– Vào năm 1800 Cuvier cũng phân chia thành 3 chủng tộc (cụ thể đó là da trắng, da vàng, da đen) dựa vào các màu sắc da.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, một số chủng tộc chủ yếu trên Trái đất đã được phát hiện từ thế kỷ XVIII. Cụ thể chúng ta sẽ có thể kể đến đó là chủng Âu (hay Capca hoặc Oropeoit), chủng Phi (Etiopi hay Negroit), chủng Á (Mông Cổ hoặc Mongoloit) và chủng Mỹ (Americanoit). Bên cạnh đó thì người ta còn phát hiện một vài nhóm loại hình cụ thể như Laplandi (cực Bắc) Nam Á hoặc Mã Lai. Đặc biệt là chủng Úc (Oxtraloit) cho tới lúc này chưa có ai đề cập tới. Đến thế kỷ XIX chủng Úc (Oxtraloit) này mới được Thoma Huxlay đưa vào hệ phân loại chủng tộc trên thế giới.
Từ nửa sau thế kỷ XX, chúng ta cũng nhận thấy rằng, có nhiều hệ phân loại chủng tộc cũng đã tiếp tục được công bố và hoàn thiện. Người có nhiều cống hiến trong lĩnh vực này chúng ta sẽ có thể kể đến Tiến sĩ nhân học và dân tộc học người Nga N.N.Tcheboxaro. Theo hệ phân loại của ông N.N.Tcheboxaro, nhân loại được chia thành 3 đại chủng cụ thể như sau: Xích đạo hay Úc Phi (Oxtralonegroit), Âu (Oropeoit) và Á (Monggoloit), mỗi đại chủng bao gồm một số tiểu chủng khác nhau. Còn nhóm loại hình là cấp phân loại cơ sở.
Hệ phân loại N.N.Tcheboxaro đưa ra này đến nay vẫn khá thông dụng. Ưu thế của hệ phân loại N.N.Tcheboxaro đưa ra là sự cấu tạo của hệ thống vừa theo chiều dọc (thời gian), vừa theo chiều ngang (không gian).
Phân biệt chủng tộc:
Phân biệt chủng tộc được hiểu cơ bản chính là niềm tin rằng các nhóm người sở hữu những đặc điểm hành vi khác nhau có sự tương ứng với ngoại hình và có thể được phân chia dựa trên sự vượt trội của chủng tộc này so với các chủng tộc khác.
Phân biệt chủng tộc thực chất thì chúng ta cũng có thể có nghĩa là định kiến, phân biệt đối xử hoặc đối kháng nhắm vào người khác vì họ thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc khác.
Phân biệt chủng tộc cho đến giai đoạn hiện nay cũng chính là một trong những hành vi bất hợp pháp rất nghiêm trọng, phân biệt chủng tộc xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Chủ thể của sự phân biệt đối xử có thể là Nhà nước hoặc là các cá nhân.
Liên Hợp Quốc đã từng tuyên bố: “ Tất cả loài người thuộc về một loài duy nhất và có nguồn gốc từ một cổ phần chung. Họ được sinh ra bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi và tất cả tạo thành một phần không thể thiếu của nhân loại.”
2. Sắc tộc là gì?
Ta hiểu về sắc tộc như sau:
Sắc tộc hay chúng ta vẫn gọi là nhóm sắc tộc, trong giai đoạn hiện nay thì nhiều khi nó cũng sẽ thường gọi là dân tộc. Sắc tộc được hiểu cơ bản chính là một nhóm được định nghĩa theo đặc tính xã hội. Những nhóm này được phân chia dựa trên di sản văn hóa, nguồn gốc tổ tiên, lịch sử chung, ngôn ngữ cũng như phương ngữ, nơi ở, và có thể những khía cạnh khác như tôn giáo, thần thoại và nghi lễ, ẩm thực, phong cách trang phục, đặc điểm cơ thể và nhiều những khía cạnh cụ thể khác.
Phân loại sắc tộc:
Một sắc tộc thì sẽ được phân loại cụ thể dựa vào đặc điểm chung, mà thường là việc phân loại này sẽ dựa vào đặc điểm chung về nguồn gốc như tổ tiên, dòng dõi cũng như nhiều yếu tố cụ thể khác. Đặc điểm sắc tộc cho biết điểm phân biệt giữa các sắc tộc và điểm phân biệt của cả những người cùng thuộc một sắc tộc. Trên thực tế thì chúng ta biết rằng, hiện nay, cũng có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau ứng với mỗi trường hợp cụ thể. Sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm trong giai đoạn hiện nay cũng đủ phân loại con người theo các sắc tộc khác nhau.
Bên cạnh đó thì đối với hai người khác nhau về nhân cách, tín ngưỡng, nơi cư trú, thời gian, thậm chí cả ngôn ngữ thì hai người đó thực tế vẫn có thể xem nhau như cùng sắc tộc, và điều này cũng đã được rất nhiều người công nhận. Người dân cùng sắc tộc thì họ sẽ có chung lối sống, quy tắc cư xử, có trách nhiệm với các thành viên khác và người dân cùng sắc tộc sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của những người cùng tộc.
3. Sự khác biệt giữa chủng tộc và sắc tộc:
Chúng ta thấy được rằng, trong giai đoạn hiện nay, nhiều người thường sử dụng các thuật ngữ chủng tộc và dân tộc để thay thế cho nhau nhưng có thể không biết rằng chúng không có nghĩa giống nhau.Cả hai thuật ngữ được nêu cụ thể bên trên thực chất sẽ đều được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện phân loại các phần của dân số trên thế giới.
Chủng tộc được hiểu cụ thể như sau:
Chủng tộc là thuật ngữ được dùng khá nhiều và nó đề cập đến các đặc điểm thể chất của một người, hình dáng bên ngoài của họ. Nói theo một cách cụ thể khác, thuật ngữ chủng tộc có thể được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện mô tả những đặc điểm mà các chủ thể sẽ được thừa hưởng từ Cha, Mẹ của chính mình.
Chủng tộc thì cũng sẽ có sự hẹp hơn nhiều so với sắc tộc, chủng tộc thì sẽ chỉ dựa trên các thuộc tính vật lý và sinh học tương tự của một người.
Merriam-Webster đă đưa ra định nghĩa chủng tộc và theo ông chủng tộc được hiểu là một loại nhân loại có chung những đặc điểm cơ thể đặc biệt nhất định.
Điều này bao gồm các đặc điểm liên quan đến sinh học và nó có sự liên kết với các đặc điểm thể chất của một người, cụ thể bao gồm kết cấu tóc, màu da và các tùy chọn khác cụ thể hơn.
Tuy nhiên, những người có nước da tương tự hoặc các đặc điểm thể chất khác thì những người đó sẽ có thể được định nghĩa là các chủng tộc khác nhau.
Sắc tộc được hiểu cụ thể như sau:
Sắc tộc là thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến bản sắc văn hóa của một người. Sắc tộc cũng có thể được định nghĩa là một cái gì đó mà các chủ thể đã học được chứ không phải được sinh ra đã có nó. Sắc tộc thì thường sẽ có xu hướng rộng hơn nhiều so với chủng tộc, dựa trên biểu hiện văn hóa và nơi xuất xứ của một người.
Bởi vì sắc tộc có xu hướng là một thuật ngữ rộng hơn nhiều để nhằm mục đích thực hiện việc mô tả danh tính của một người, thuật ngữ sắc tắc thường được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện phân loại các nhóm người.
Điều này nó cũng có những sự phụ thuộc vào biểu hiện và nhận dạng văn hóa của một người như thuật ngữ được sử dụng. Một số điểm chung mà chúng ta có thể kể đến bao gồm nguồn gốc chủng tộc, quốc gia, bộ lạc, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc văn hóa.