Nhà văn Hoài Thanh từng có nhận định rất thuyết phục về văn chương như sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những đoạn văn mẫu để chứng minh nhận định trên là đúng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn ý bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
- 2 2. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có siêu hay:
- 3 3. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có chọn lọc:
- 4 4. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có điểm cao:
- 5 5. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ấn tượng:
1. Dàn ý bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: nhận định của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” là hoàn toàn thuyết phục.
Thân bài:
a. Giải thích: Văn chương là một trong những hình thức nghệ thuật phổ biến và đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn. Người nghệ sĩ đã phải cực kỳ nghiêm túc trong quá trình lao động nghệ thuật, đặt cái tâm của mình vào quá trình sáng tác thì mới có thể đem đến những tác phẩm chân chính, đánh thức những cảm xúc chưa có hoặc được ẩn sâu trong lòng người đọc. Để rồi từ đó, người đọc cùng thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật, với bối cảnh; thậm chí suy ngẫm, chiêm nghiệm những bài học và thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Vì thế cho nên nhận định “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn.
b. Chứng minh: Ở phần này, các bạn có thể nêu ra một số tác phẩm đã khơi gợi những tình cảm, xúc cảm trong lòng các bạn. Có thể kể đến một số tác phẩm như:
– Qua tác phẩm “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta cảm nhận được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi cuộc đời con bước sang trang mới, bắt đầu cuộc hành trình vươn tới ước mơ, chân trời mới của cuộc đời. Qua đó, ta cũng phần nào hiểu được tấm lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, luôn sẵn sàng che chở, bao dung con dù có thế nào. Điều này cũng khiến ta nhớ đến câu thơ trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Ngoài ra, tác phẩm cũng là lời khẳng định vai trò và vị trí của nhà trường cùng xã hội trong sự nghiệp giáo dục và nuôi dạy trẻ em – mầm non tương lai của đất nước.
– Trương Nam Hương có bài thơ rất hay và ý nghĩa về người mẹ, đó là Trong lời mẹ hát. Đọc bài thơ, ta đã thấy được sự tinh tế của nhà thơ trong việc khắc họa những nỗi lòng, cảm xúc của người con khi nhớ tới người mẹ thân yêu đã nhọc nhằn một đời nuôi mình khôn lớn. Thơ Trương Nam Hương chủ yếu hướng tới những điều giản dị, đơn thuần, thân thuộc mà đầy cảm xúc như hình bóng người mẹ kính yêu, hình bóng đất nước cội nguồn và những dấu ấn thời thơ ấu. Hình ảnh mái tóc người mẹ bạc dần theo năm tháng khiến lòng ta dâng lên những xúc cảm kỳ lạ. Để phần nào bộc lộ lòng biết ơn của mình với người mẹ vất vả nắng mưa nuôi mình khôn lớn, tác giả đã tinh tế sử dụng phép đối trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao”. Nhờ Tiếng hát dịu êm và ấm áp của mẹ mà con không chỉ hiểu được tình yêu thương vô hạn mà mẹ dành cho con mà còn học được những bài học lớn lao khác. Có thể nói, mẹ chính là người chắp cánh cho ước mơ trong con, là người luôn ủng hộ và bên con khi con cần.
– Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ
…
c. Đánh giá:
– Nhận định “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” là hoàn toàn đúng đắn, đã thể hiện được giá trị cũng như vai trò của văn chương trong việc hình thành và bồi đắp những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp trong lòng mỗi con người.
– Bên cạnh việc văn chương đánh thức tình cảm mà con người không có, các tác phẩm văn học còn bồi đắp và nuôi dưỡng những tình cảm sẵn có để ta có thể nối dài mãi mãi những dòng cảm xúc tốt đẹp ấy.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh
2. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có siêu hay:
Bàn về giá trị, vị trí, sức mạnh và vai trò của văn chương, nhà văn Hoài Thanh đã có câu nói rất nổi tiếng: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng khi giúp ta thấu hiểu những tình cảm mà ta chưa từng trải qua trong đời.
Văn chương được hiểu là những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính. Đó không chỉ là những tác phẩm trên trang giấy đơn thuần, mà còn chứa đựng chân trời tri thức, những câu chuyện thú vị, những con người độc đáo hay thậm chí là cả thế giới – tất cả những điều ấy đã được tác giả thổi hồn vào trong những đứa con tinh thần của mình một cách tinh tế và tận tâm. Những tác phẩm văn chương chân chính ấy luôn đem đến vô vàn những trải nghiệm thú vị cho đến cho người đọc. Và quan trọng hơn tất cả, chính là khơi gợi, gầy dựng ra những tình cảm, những rung động mà ta chưa từng trải qua trong đời. Những tình cảm ấy, không chỉ là những tình cảm lớn lao, thiêng liêng cao quý mà còn là những tình cảm mộc mạc, gần gũi, chân thực nhất. Đó có thể là niềm vui sướng, nỗi buồn man mác, là sự khổ đau đến tận xương tủy, hạnh phúc vô bờ bến hay thậm chí là sự căm phẫn tột cùng, sự đồng cảm, sẻ chia hay những sự trào phúng với thực tế thối nát của xã hội. Chẳng hạn như, qua tác phẩm “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta cảm nhận được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi cuộc đời con bước sang trang mới, bắt đầu cuộc hành trình vươn tới ước mơ, chân trời mới của cuộc đời. Qua đó, ta cũng phần nào hiểu được tấm lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, luôn sẵn sàng che chở, bao dung con dù có thế nào. Điều này cũng khiến ta nhớ đến câu thơ trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Ngoài ra, tác phẩm cũng là lời khẳng định vai trò và vị trí của nhà trường cùng xã hội trong sự nghiệp giáo dục và nuôi dạy trẻ em – mầm non tương lai của đất nước.
Mỗi khi đọc một tác phẩm văn văn, lòng em lại thêm thấu hiểu và trân trọng những tình cảm chân thành và tốt đẹp trong cuộc sống. Đúng như nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
3. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có chọn lọc:
Văn chương với những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính luôn mang đến cho người những giá trị nhân vật sâu sắc, gợi lên trong ta những cảm xúc ta không có. Bàn luận về vấn đề này, nhà văn Hoài Thanh đã đưa ra nhận định vô cùng chính xác “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” hoàn toàn thuyết phục.
Văn chương không chỉ là những tác phẩm trên trang giấy đơn thuần, mà còn chứa đựng chân trời tri thức, những câu chuyện thú vị, những con người độc đáo hay thậm chí là cả thế giới – tất cả những điều ấy đã được tác giả thổi hồn vào trong những đứa con tinh thần của mình một cách tinh tế và tận tâm. Hơn tất cả, khi đọc những tác phẩm văn chương chân chính, ta có thể hiểu và hòa chung tình cảm mà tác giả thổi vào trong tác phẩm. Những tình cảm ấy, không chỉ là những tình cảm lớn lao, thiêng liêng cao quý mà còn là những tình cảm mộc mạc, gần gũi, chân thực nhất. Có thể kể đến truyện ngắn Nghèo của
Qua đó, ta có thể khẳng định nhận định của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có” là rất thuyết phục và đúng đắn. Do đó, ta cần trân trọng và tìm đọc những tác phẩm nghệ thuật chân chính.
4. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có điểm cao:
Bàn về giá trị, vị trí, sức mạnh và vai trò của văn chương, nhà văn Hoài Thanh đã có câu nói rất nổi tiếng: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Theo em, đây là nhận định vô cùng chính xác mà có thể chứng minh qua các tác phẩm văn học.
Văn chương được hiểu là những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính. Những tác phẩm văn chương chân chính ấy luôn đem đến vô vàn những trải nghiệm thú vị cho người đọc. Thậm chí là cả những xúc cảm, rung động từ sâu trong trái tim. Những tình cảm ấy có thể là niềm vui sướng, nỗi buồn man mác, là sự khổ đau đến tận xương tủy, hạnh phúc vô bờ bến hay thậm chí là sự căm phẫn tột cùng, sự đồng cảm, sẻ chia hay những sự trào phúng với thực tế thối nát của xã hội… Hoặc tác phẩm văn học có thể khơi gợi cho ta lòng tự hào với những mốc son hào hùng của lịch sử và tình cảm quân dân thắm thiết – dù rằng ta chưa từng tự mình trải nghiệm nó một lần trong đời. Tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam là bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như vẽ ra trước mắt người đọc những gì tuyệt vời nhất, tinh túy nhất và tự hào nhất của dân tộc Việt Nam. Bài thơ như một bản hoà ca được pha trộn một cách khéo léo và hoà hợp bởi nhiều khúc nhạc, đó là một bản nhạc tình ca tha thiết; đó là khúc trường ca huy hoàng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đầy oai hùng, đó là khúc ca nhắc ta luôn nhớ về một thế hệ luôn sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự độc lập tự do của Tổ quốc. Qua Bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu cũng muốn gửi gắm đến thế hệ sau này một thông điệp rằng không được quên ơn các vị anh hùng, các thế hệ cha ông đã sẵn sàng hi sinh vì công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải luôn nhớ tới những mốc son, bước ngoặt lịch sử của dân tộc.
Qua đó, ta có thể khẳng định nhận định của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có” là rất thuyết phục và đúng đắn. Do đó, ta cần trân trọng và tìm đọc những tác phẩm nghệ thuật chân chính.
5. Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ấn tượng:
Nhà văn Hoài Thanh đã đưa ra nhận định vô cùng chính xác “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” và em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Bởi lẽ văn chương với những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính luôn mang đến cho người những giá trị nhân vật sâu sắc, giúp người đọc trải qua những xúc cảm, rung động mà họ chưa gặp trong đời.
Trương Nam Hương có bài thơ rất hay và ý nghĩa về người mẹ, đó là Trong lời mẹ hát. Đọc bài thơ, ta đã thấy được sự tinh tế của nhà thơ trong việc khắc họa những nỗi lòng, cảm xúc của người con khi nhớ tới người mẹ thân yêu đã nhọc nhằn một đời nuôi mình khôn lớn. Thơ Trương Nam Hương chủ yếu hướng tới những điều giản dị, đơn thuần, thân thuộc mà đầy cảm xúc như hình bóng người mẹ kính yêu, hình bóng đất nước cội nguồn và những dấu ấn thời thơ ấu. Hình ảnh mái tóc người mẹ bạc dần theo năm tháng khiến lòng ta dâng lên những xúc cảm kỳ lạ. Để phần nào bộc lộ lòng biết ơn của mình với người mẹ vất vả nắng mưa nuôi mình khôn lớn, tác giả đã tinh tế sử dụng phép đối trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao”. Nhờ Tiếng hát dịu êm và ấm áp của mẹ mà con không chỉ hiểu được tình yêu thương vô hạn mà mẹ dành cho con mà còn học được những bài học lớn lao khác. Có thể nói, mẹ chính là người chắp cánh cho ước mơ trong con, là người luôn ủng hộ và bên con khi con cần.
Mỗi khi đọc một tác phẩm văn văn, lòng em lại thêm thấu hiểu và trân trọng những tình cảm chân thành và tốt đẹp trong cuộc sống. Đúng như nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.