Chứng minh tài chính? Chứng minh tài chính và ngân hàng thương mại? Thuật ngữ liên quan?
Chứng minh tài chính là việc làm cần thiết khi các chủ thể muốn thực hiện các công việc nhất định. Việc chứng minh tài chính có vai trò và những ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể để các cá nhân, tổ chức chứng minh mình có đủ khả năng và tiền để thực hiện một giao dịch. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Chứng minh tài chính:
Khái niệm chứng minh tài chính:
Chứng minh tài chính được hiểu cơ bản là một văn bản chứng minh một người hoặc một tổ chức có đủ khả năng và tiền để thực hiện một giao dịch.
Chứng minh tài chính thông thường sẽ xuất hiện dưới hình thức ngân hàng, bảo đảm hoặc tuyên bố lưu kí. Mục đích của văn bản chứng minh tài chính là để đảm bảo rằng các khoản tiền cần thiết để thực hiện đầy đủ giao dịch hợp pháp và có thể sử dụng.
Thông thường kẻ gian khi lên kế hoạch lừa đảo tài chính sẽ có thể yêu cầu người kia chứng minh tài chính để nhằm mục đích có thể đảm bảo rằng họ đang tiếp cận người có giá trị tài chính đủ lớn.
Vì vậy, việc đảm bảo rằng các chủ thể chỉ cung cấp chứng minh tài chính của mình cho những tổ chức, cá nhân đáng tin cậy hoặc các chủ thể dành nhiều thời gian điều tra kĩ lưỡng họ là rất quan trọng.
Chứng minh tài chính trong tiếng Anh là gì?
Chứng minh tài chính trong tiếng Anh là Proof of Funds, viết tắt là POF.
Chứng minh tài chính so với chứng minh đã gửi tiền:
Trong các ngân hàng thương mại, chứng minh đã gửi tiền chính là văn bản xác minh bởi các tổ chức tài chính và văn bản này sẽ cho biết số tiền bằng séc hoặc hối phiếu đã được gửi.
Để nhằm mục đích có thể xác minh đã gửi tiền, tổ chức tài chính sẽ so sánh số tiền ghi trên séc với số tiền trên phiếu gửi tiền (bước thứ hai trong qui trình thanh toán cho séc sau khi sắp xếp các séc bằng máy phân loại).
Cả chứng minh đã gửi tiền và chứng minh tài chính hiện nay đều được xem là các phương thức mà các ngân hàng thương mại sử dụng để nhằm mục đích bảo đảm cho các giao dịch mà họ xử lí.
2. Chứng minh tài chính và ngân hàng thương mại:
2.1 Ngân hàng thương mại:
Khái niệm ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại được hiểu là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo quy định pháp luật thì ta hiểu ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của quy định pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại chính là loại ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là một tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hiện nay được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cụ thể như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…
Ngân hàng thương mại trong tiếng Anh là gì?
Ngân hàng thương mại trong tiếng Anh là Commercial Bank.
Bản chất của Ngân hàng thương mại là thể hiện qua các yếu tố sau đây:
– Ngân hàng thương mại bản chất đó là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế
– Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp và cũng là một đơn vị kinh tế,. Hay ta hiểu nghĩa là Ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại sẽ bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác.
– Hoạt động của ngân hàng thương mại chính là hoạt động kinh doanh. Để có thể hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng thương mại phải có vốn, phải tự chủ về tài chính. Đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên việc tìm kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước.
– Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Thưc chất, hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt bởi vì liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động ngân hàng để nhằm mục đích có thể tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của Ngân hàng thương mại góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế và phát triển xã hội cũng như nhiều hoạt động khác.
Như vậy, ta nhận thấy ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian và nó hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển.
Đặc điểm của ngân hàng thương mại:
– Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian.
– Hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.
– Ngân hàng thương mại thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,…
– Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
– Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
2.2. Chứng minh tài chính và ngân hàng thương mại:
Các ngân hàng thương mại khác với các ngân hàng đầu tư ở chỗ họ làm việc chủ yếu với các khách hàng lẻ và cá nhân.
Ngân hàng thương mại nhận các khoản tiền gửi; cung cấp dịch vụ kiểm tra tài khoản; cho vay kinh doanh cá nhân và cho vay thế chấp; cung cấp các sản phẩm tài chính cơ bản như chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm. Cũng bởi vì vậy, chứng minh tài chính là văn bản thiết yếu trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.
Ngược lại, ngân hàng đầu tư chuyên về các giao dịch tài chính lớn và phức tạp chẳng hạn như bảo lãnh phát hành, tạo điều kiện sáp nhập và tái tổ chức công ty, bên cạnh đó nó đóng vai trò là nhà môi giới hoặc cố vấn tài chính cho các khách hàng tổ chức.
Các ngân hàng thương mại kiếm tiền bằng cách cung cấp các khoản vay và kiếm thu nhập lãi từ các khoản vay đó. Tiền họ sử dụng để cung cấp các khoản vay là từ các khoản tiền gửi của khách hàng.
Thu nhập từ lãi tín dụng là số tiền mà một ngân hàng thương mại kiếm được qua chênh lệch giữa lãi suất mà họ trả cho tiền gửi và tiền lãi mà họ kiếm được từ các khoản vay. Vì thế nên các chủ thể sẽ cần đảm bảo các khoản vay có khả năng trả nợ và lãi để nhằm mục đích có thể đảm bảo hoạt động, họ thường yêu cầu người đi vay cung cấp văn bản chứng minh tài chính khi xử lí yêu cầu vay.
3. Thuật ngữ liên quan:
Khái niệm chứng chỉ tiền gửi:
Chứng chỉ tiền gửi được hiểu là một loại tài sản tài chính ngắn hạn được phát hành bởi một ngân hàng hay một tổ chức tiết kiệm, chứng nhận về một số tiền nhất định được kí gửi tại tổ chức phát hành chứng chỉ. Các ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. Trên chứng chỉ tiền gửi sẽ có quy định ngày đáo hạn, lãi suất cụ thể, và có thể được phát hành với bất kì mệnh giá nào.
Chứng chỉ tiền gửi trong tiếng Anh là gì?
Chứng chỉ tiền gửi trong tiếng Anh là Certificate of deposit.
Đặc điểm của chứng chỉ tiền gửi:
Chứng chỉ tiền gửi được xem là một công cụ vay nợ ngắn hạn do ngân hàng (hoặc tổ chức tiết kiệm) thực hiện bán cho người gửi tiền, được thanh toán lãi theo lãi suất đã được định trước và khi đáo hạn sẽ được hoàn trả hết mệnh giá ban đầu.
Tại Mỹ, các chứng chỉ tiền gửi kí danh do ngân hàng phát hành được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) nhưng với giá trị đến 100.000 USD. Thời hạn tối đa của chứng chỉ tiền gửi không bị hạn chế, nhưng theo quy định của Cục dự trữ liên bang, chứng chỉ tiền gửi không được có thời hạn dưới 7 ngày.
Phần lớn chứng chỉ tiền gửi sẽ được phát hành với thời hạn dưới 1 năm. Những chứng chỉ tiền gửi được phát hành với thời hạn dài hơn một năm thì nó sẽ được gọi là chứng chỉ tiền gửi kì hạn. Chứng chỉ tiền gửi có thời hạn một năm trở xuống được hưởng lãi khi đến hạn.
Thông thường lãi suất của chứng chỉ tiền gửi sẽ được tính theo năm thương mại. Chứng chỉ tiền gửi dài hạn phát hành ở Mỹ thông thường trả lãi bán niên, ở đây một năm cũng được tính theo năm thương mại.