Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, hiện nay chứng khoán phái sinh đang rất được sự quan tâm của các nhà đầu tư vì những lợi ích mà nó mang lại. Vậy chứng khoán phái sinh được giao dịch tại sàn là gì? Các lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Chứng khoán phái sinh được giao dịch tại sàn là gì?
Tại khoản 9 và 10 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:
“9. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
10. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.”
Chúng ta có thể hiểu về chứng khoán phái sinh đây là một hợp đồng tài chính quy định quyền lợi và các nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, trong đó giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, Bên cạnh đó với thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai. Theo đó chứng khoán phái sinh có các đặc điểm cụ thể đó là chứng khoán phái sinh được hình thành dựa trên tối thiểu một tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của phần tài sản đó và chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu với tài sản cơ sở mà chỉ là sự cam kết về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
Không những vậy, hứng khoán phái sinh được xem là công cụ gắn liền cùng đòn bẩy tài chính và chính vì thế nên chứng khoán phái sinh mang tính chất chủ yếu là đầu tư vào sự biến động giá trị của tài sản chứ không phải là sự đầu tư vào một loại tài sản thực tế.
Bên cạnh những vai trò đưa ra như trên ta thấy chứng khoán phái sinh còn là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở và chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai với tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.
2. Các loại chứng khoán phái sinh:
Bao gồm 4 loại chính:
– Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.
– Hợp đồng tương lai là loại hợp dồng chứng khoán phaiis sinh trong đó hợp đồng này có kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
– Hợp đồng quyền chọn cngx là dạng của chứng khoán phái sinh trong đó người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước và người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
– Hợp đồng hoán đổi được hiểu là loại hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai và hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.
Như vậy nếu căn cứ như trên thì loại hợp đồng tương lai được xem là thành phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên và hợp đồng này được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ và với các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.