Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp cũng chuyển sang chuyên kinh doanh lĩnh vực chứng khoán. Tuy là một lĩnh vực còn khá mới mẻ nhưng lợi ích mà nó mang lại cũng rất lớn. Vậy, chứng khoán là gì? Lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán là gì?
Mục lục bài viết
1. Chứng khoán là gì?
Tính đến thời điểm hiện nay thị trường chứng khoán đang rất sôi động trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định của pháp luật thì hiện nay chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể và chi tiết về chứng khoán. Tuy nhiên, theo cách hiểu của các chuyên gia phân tích và quan điểm của tác giả đúc kết lại thì chứng khoán được hiểu như sau:
“Chứng khoán là chứng chỉ dưới dạng giấy tờ hoặc bản ghi, có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định khoản đầu tư dài hạn, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.”
Chứng khoán không phải là tài sản thực như nhà cửa đất đai mà là tài sản tài chính tồn tại dưới dạng chứng chỉ bằng giấy, những dữ liệu trong máy tính, sổ sách. Các nhà đầu tư đem của cải của mình đi mua các loại chứng khoán. Những người phát hành chứng khoán (các chính phủ, công ty…) sử dụng số tiền huy động được đầu tư mua tài sản thực như nhà xưởng, máy móc thiết bị… Thu nhập chứng khoán có được chính là lợi tức do các tài sản thực tạo ra.
2. Các loại chứng khoán:
Theo quy định của luật chứng khoán quy định, đến nay có các loại chứng khoán sau đây:
Thứ nhất, cổ phiếu
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. cổ phiếu xác nhận số cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ tại một công ti cổ phần và quyền được hưởng một phần lợi nhuận dưới hình thức cổ tức cũng như quyền tham gia quản lí công ti. Cổ phần là phần lợi ích sở hữu của cổ đông đối với tổ chức phát hành. Cổ phần trong công ti rất đa dạng về thể loại và tính chuyển nhượng. Cổ phần phổ thông (common stock) không quy định trước về cổ tức mà cổ đông có thể được hưởng và gắn liền với kết quả kinh doanh của công ti nhưng cổ đông nắm giữ lại được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích so với các loại cổ phần khác. Cổ phần ưu đãi (preference stock) xác nhận một số ưu đãi (về tài chính, về một số quyền ưu tiên khác) đồng thời cũng chịu những hạn chế nhất định về quản lí công ti. Do nội dung ưu đãi khác nhau nên cũng hình thành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau như cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.
Thứ hai, trái phiếu
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Trái phiếu là phương tiện vay nợ, theo đó chủ thể phát hành ra nó cam kết sẽ trả lại cả gốc và lãi vào thời gian nhất định trong tương lai. Với tính chất là một hợp đồng vay, người cấp vốn được hưởng khoản lãi cố định không phụ thuộc vào kết quả sử dụng vốn của người nhận vốn nhưng không có quyền tham gia hoạt động quản lí đối với bên nhận vốn. Do có sự khác biệt về mệnh giá, về lãi suất, về quyền đối với chủ thể phát hành mà người đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất
Thứ ba, chứng chỉ quỹ
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Quỹ đại chúng lầ quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư, với much đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn thành lập quỹ, công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chúng chỉ quỹ tức là đã xá nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó.
Ngoài ra, còn có các loại chứng khoán sau đây:
- Chứng khoán phái sinh;
- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
3. Đặc điểm của chứng khoán:
Thứ nhất, tính thanh khoản:
Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung, các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau.
Thứ hai, tính rủi ro
Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất v.v. Rủi ro không hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức ư người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm.
Thứ ba, tính sinh lợi
Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý ư mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.
4. Lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán:
Mức sinh lời chính là mức sinh lời hay tỉ suất lợi nhuận.
Trong thực tế đầu tư chứng khoán người ta thường sử dụng thông tin về mức sinh lời dưới dạng số tương đối. Thực chất mức sinh lời tương đối phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu lãi từ một đơn vị vốn đầu tư ban đầu.
Bắt đầu từ đây, khi đề cập đến mức sinh lời trong phân tích chứng khoán sẽ hiểu đó là mức sinh lời tương đối.
Các loại mức sinh lời
Tuy nhiên nhà phân tích cũng phải quan tâm tới những loại mức sinh lời khác để có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
– Mức sinh lời tuyệt đối
Mức sinh lời tuyệt đối, mức sinh lời dự kiến hay còn gọi là lợi nhuận dự kiến (lợi suất đầu tư) của một khoản đầu tư được hiểu là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư và phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra.
Trong thực tế, thu nhập của khoản đầu tư vào một tài sản được cấu thành bởi hai bộ phận:
+ Thu nhập do chính bản thân tài sản đó mang lại, đối với các tài sản là chứng khoán đó là cổ tức hoặc trái tức mà người sở hữu chứng khoán nhận được;
+ Phần lỗ hoặc lãi do giảm hoặc tăng giá của tài sản đầu tư (còn được gọi là lỗ hoặc lãi về vốn hay thặng dư vốn. Như vậy:
Tổng mức sinh lời = Thu nhập từ chứng khoán (là cổ tức hoặc trái tức) + lãi (hoặc lỗ) về vốn
– Mức sinh lời trong một khoảng thời gian
Giả sử trong năm thứ nhất mức sinh lời khi đầu tư vào một chứng khoán là R1, năm thứ 2 là R2… và giả định toàn bộ phần thu nhập từ cổ phần lại được tái đầu tư và cũng thu được mức sinh lời tương đương với mức sinh lời của khoản vốn gốc thì trong khoảng thời gian t năm, tổng mức sinh lời sẽ là:
– Mức sinh lời năm
Trên thực tế để so sánh được mức sinh lời giữa các tài sản có thời gian đáo hạn khác nhau, người ta thường sử dụng mức sinh lời theo năm. Nếu một tài sản có mức sinh lời là Rm trong m tháng thì mức sinh lời năm (Rn) sẽ là:
Mức sinh lời thực tế và mức sinh lời danh nghĩa
Gọi R là mức sinh lời danh nghĩa, r là mức sinh lời thực tế, h là tỉ lệ lạm phát, ta có thể thấy mối quan hệ giữa mức sinh lời danh nghĩa, mức sinh lời thực tế và tỉ lệ lạm phát qua công thức sau:
(1+R) = (1+r)x(1+h)
Suy ra:
r= [(1+R)/(1+h)] – 1
R = r + h + rh
Công thức cho biết mức sinh lời danh nghĩa (R) có ba bộ phận hợp thành. Thứ nhất là mức sinh lời thực tế (r), thứ hai chính là sự đền bù việc giảm giá trị của khoản tiền đầu tư ban đầu do lạm phát (h) và bộ phận cuối cùng là sự đền bù về việc giảm giá trị của mức sinh lời do lạm phát (rh).
Thành phần thứ ba (rh) thường rất nhỏ, vì vậy, trên thực tế khi tính toán người ta thường cho bằng 0. Như vây công thức tính mức sinh lời danh nghĩa trên thực tế như sau:
R = r + h
– Mức sinh lời bình quân
Mức sinh lời bình quân cho biết trong một khoảng thời gian đầu tư nhất định, nhà đầu tư thu được mức sinh lời bình quân một năm là bao nhiêu, từ đó sẽ quyết định các khoản đầu tư trong tương lai.
Lưu ý: Bên cạnh những mức sinh lời mà chứng khoán mang lại cũng tồn tại song song các rủi ro nhất định từ việc chơi chứng khoán.
- Thứ nhất rủi ro về việc bị rò rỉ thông tin của người chơi cũng như tất cả các thông tin liên quan sự minh bạch.
- Thứ hai, rủi ro từ biến động thị trường, việc chứng khoán lên xuống biến động phụ thuộc vào khá nhiều vào các tình hình chính trị trên thế giới. Từ đó kéo theo việc giảm giá hay lên giá bất bình thường của thị trường chứng khoán. Do đó những nhà đầu tư chới chứng khoán càng lớn thì càng phải chuẩn bị tinh thần đón nhận những rủi ro ngẫu nhiên này.
- Rủi ro từ tính thanh khoản thấp từ sự mua ra và bán lại chứng khoán cho các nhà đầu tư. Vấn đề này cũng gây ra không ít những rủi ro nhất định cho các nhà đầu tư chứng khoán.
- Rủi ro từ chất lượng công ty môi giới khi nhiều nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm có thể xảy ra những trường hợp bị lừa đảo.