Thị trường chứng khoán được xem là nơi được khá nhiều người tham gia vì khả năng sinh lời của thị trường này là rất lớn. Trong đó, chứng khoán ghi danh cũng được các chuyên gia đánh giá là một trong những công cụ tài chính có thể đem lại nhiều lợi ích cho các chủ thể là những nhà đầu tư. Vậy chứng khoán ghi danh là gì? Các loại chứng khoán ghi danh?
Mục lục bài viết
1. Chứng khoán ghi danh là gì?
Khái niệm chứng khoán gia danh:
Trước tiên, ta hiểu chứng khoán thực chất được hiểu cơ bản chính là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghỉ số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiên của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả. Thông thường trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu, do đó, có thể chuyển nhượng tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ kí của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.
Chứng khoán ghi danh về bản chất được hiểu cơ bản chính là loại chứng khoán có ghi tên của người sở hữu, loại chứng khoán này hạn chế khả năng chuyển nhượng, thể hiện mối ràng buộc chặt chẽ giữa người sở hữu chứng khoán và người phát hành, đảm bảo an toàn.
Như vậy, thực chất chứng khoán ghi danh là loại chứng khoán có ghi tên của người sở hữu vào sổ hồ sơ, nếu muốn thay đổi quyền sở hữu thì tên trong sổ hồ sơ cũng phải thay đổi. Điều này thực sự rất quan trọng bởi nó cung cấp cho công ty phát hành những thông tin cần thiết về cổ đông để trả cổ tức và đưa ra thông báo về các hoạt động quan trọng của công ty.
Việc này cũng có thể chống hành vi trộm cắp ở mức tối thiểu vì chủ sở hữu hợp pháp của chứng khoán được ghi chép lại ở một chỗ an toàn. Mặt khác, nó cũng có thể giúp khắc phục tình trạng chứng chỉ có tính đảm bảo bị đánh cắp. Các chứng khoán này không thể bán hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác trừ khi chúng đáp ứng các tiêu chí nhất định theo qui định.
Chứng khoán ghi danh trong tiếng Anh là: Registered Security.
2. Các loại chứng khoán ghi danh:
Chứng khoán ghi danh hiện nay có hai loại chính, bao gồm cổ phiếu ghi danh và trái phiếu ghi danh. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Cổ phiếu ghi danh:
Cổ phiếu ghi danh chính là cổ phiếu có ghi tên chủ thể là người sở hữu trên chính tờ cổ phiếu. Đặc điểm chính của loại cổ phiếu này là không có kì hạn và không hoàn vốn, giá của cổ phiếu biến động rất mạnh, có tính lưu thông cao và có tính thanh khoản. Khi cần chuyển nhượng hoặc sang tên người sở hữu cần thực hiện theo thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sở hữu theo qui định của pháp luật.
– Thứ hai: Trái phiếu ghi danh:
Trái phiếu ghi danh thực chất chính là loại trái phiếu có ghi tên và địa điểm đầy đủ của trái chủ trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Đặc điểm chính của trái phiếu ghi danh là mệnh giá của trái phiếu được ghi rõ, lãi suất được tính theo định kì hoặc theo thời hạn. Khi cần chuyển nhượng thủ tục được thực hiện một cách đơn giản hơn.
3. Ưu điểm của chứng khoán ghi danh:
Chứng khoán ghi danh có một số ưu điểm vượt bậc hơn so với một số loại chứng khoán khác cụ thể chúng ta có thể nêu ra đó là:
– Chủ thể là người nắm giữ dễ dàng kiểm soát được chứng khoán của mình vì có ghi tên người sở hữu điều đó giúp hạn chế được việc bị lấy cắp bằng những thủ thuật tinh vi.
– Quá trình chuyển nhượng chứng khoán được thực hiện một cách công khai giúp hạn chế được sự tranh chấp và tránh trường hợp tự ý đoạt quyền sở hữu chứng khoán.
– Đối với cổ phiếu ghi danh và trái phiếu ghi danh có những ưu điểm vượt bậc như: Cổ phiếu ghi danh (Cách thức đầu tư vào cổ phiếu này không quá khó, hoạt động đầu tư này đã có từ lâu đời nên có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ đảm bảo an toàn, nhà đầu tư còn được hỗ trợ vay vốn), trái phiếu ghi danh (nhà đầu tư không phải thế chấp tài sản của mình và việc đầu tư vào trái phiếu đem lại lợi nhận rất cao).
Các nhà đầu tư có nên đầu tư vào chứng khoán ghi danh hay không?
Từ những ưu điểm mà chúng ta nên trên thì câu trả lời đó chính là hoàn toàn nên đầu tư vào chứng khoán ghi danh vì độ an toàn tài sản mà các chủ thể bỏ ra và lợi nhuận thu được rất lớn. Thực chất thì các chủ thể cũng không cần phải quá lo lắng về chứng khoán này chỉ cần đầu tư đúng hướng sẽ thu được kết quả lớn.
Nếu các chủ thể đang có sự quan tâm về chứng khoán và muốn tìm hiểu loại chứng khoán nào chất lượng, đem lại được lợi nhuận lớn thì hãy chọn và đầu tư vào chứng khoán ghi danh để từ đó sẽ đảm bảo an toàn tài sản thu lợi nhuận tối đa.
4. Những tác động của thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của công chúng.
– Tác động của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư:
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng các sản phẩm đầu tư phong phú, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Các loại chứng khoán này khác nhau về tính chất, thời gian đáo hạn và độ rủi ro, bởi vậy, nó cho phép nhà đầu tư lựa chọn được loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
Tham gia vào thị trường chứng khoán rất dễ dàng, thủ tục đơn giản. Đây được coi là kênh đầu tư tối ưu giúp tạo ra được lợi nhuận cao so với các kênh đầu tư án toàn khác.
– Tác động của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp:
+ Đầu tiên, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, giúp doanh nghiệp tránh được các khoản vay ngân hàng với lãi suất cao. Doanh nghiệp có chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán chắc chắn có uy tín hơn đối với công chúng, và chứng khoán cũng có tính thanh khoản hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, sử dụng vốn tiết kiệm, linh hoạt và có hiệu quả hơn. Việc mở cửa thị trường chứng khoán còn giúp doanh nghiệp thu hút thêm nguồn vốn trên thị trường quốc tế. Đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.
Từ đó, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
– Đối với Nền kinh tế:
+ Thứ nhất, thị trường chứng khoán tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán giúp tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân. Nhờ có thị trường chứng khoán , Chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính mà không bị áp lực về lạm phát, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn hạn chế.
+ Thứ hai, thị trường chứng khoán có thể phản ánh một cách chính xác triển vọng nền kinh tế cho giai đoạn sắp tới. Theo giới phân tích thì thị trường chứng khoán sẽ đi trước sự thay đổi của nền kinh tế 6 tháng. Cụ thể là, giá chứng khoán tăng sẽ cho thấy một nền kinh tế phát triển, còn ngược lại, giá chứng khoán giảm lại dự báo không mấy tốt đẹp về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai.
Đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán còn hỗ trợ tốt cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cùng với hệ thống tín dụng của ngân hàng tạo ra một cơ cấu thị trường vốn Việt Nam cân đối hơn, hiệu quả hơn, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế.