Hiện nay, học đạo để chuẩn bị cho việc đăng ký kết hôn không phải là chuyện hiếm. Vậy khi học đạo thì người học đạo sẽ được cấp chứng chỉ gì? Thời hạn của chứng chỉ đó có hiệu lực bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Chứng chỉ giáo lý hôn nhân là gì?
Chứng chỉ giáo lý hôn nhân là một hành trang mà Giáo hội chuẩn bị cho các đôi bạn trẻ bước vào đời sống gia đình với một kiến thức nhất định về đạo cũng như đời. Thông thường thời gian học đạo cho cả hai người đều là Ki-tô hữu (những người đi theo chúa Giê-su) khoảng 6 tháng, còn nếu là tân tòng (những người trở lại đạo) thời gian học chứng chỉ giáo lý sẽ lâu hơn.
Nếu như các cặp vợ chồng trẻ muốn kết hôn tại nhà thờ thì ngoài những giấy tờ cần thiết khi kết hôn như là giấy xác nhận của địa phương, giấy đăng ký kết hôn thì chứng chỉ giáo lý hôn nhân là một loại giấy tờ quan trọng cần phải có, là điều kiện để được kết hôn tại nhà thờ. Sở dĩ phải có chứng chỉ giáo lý hôn nhân là bởi vì bên đạo công giáo họ cho rằng muốn làm việc gì thì trước hết cũng phải có đủ kiến thức và chuyên môn về việc mà mình sắp làm. Do đó, muốn có hạnh phúc hôn nhân bền vững lâu dài thì phải học giáo lý hôn nhân. Ngoài ra, giáo luật đòi hỏi các cặp đôi cùng đạo công giáo hoặc không cùng đạo, nếu muốn cử hành hôn lễ tại nhà thờ thì ngoài các giấy tờ liên quan khác còn phải xuất trình chứng chỉ giáo lý hôn nhân do linh mục chính xứ hoặc giám đốc trung tâm giáo lý hôn nhân có uy tín cấp. Như vậy, điều kiện để các cặp đôi cử hành hôn lễ tại nhà thờ (cả hai người là cùng đạo hoặc khác đạo) thì đều phải xuất trình chứng chỉ giáo lý hôn nhân.
Thông thường, một nội dung của khóa học về giáo lý hôn nhân sẽ bao gồm các đề tài liên quan đến kiến thức cơ bản về giáo lý công giáo cũng như việc thực hành đức tin trong đời sống hôn nhân gia đình. Ngoài ra còn có các phương pháp duy trì và thăng tiến trong tình yêu hôn nhân của vợ chồng, về tình dục và sinh con có trách nhiệm, về việc nuôi dạy con cái khỏe mạnh, nên người và về hôn lễ mà đôi tân hôn sẽ cử hành tại nhà thờ.
Như vậy, chứng chỉ giáo lý hôn nhân là một loại giấy tờ quan trọng cần phải có, là điều kiện để đôi nam – nữ được kết hôn tại nhà thờ.
2. Chứng chỉ giáo lý hôn nhân có thời hạn trong bao nhiêu lâu?
Trước khi kết hôn, người bạn đời của người có đạo Công giáo phải bắt buộc học giáo lý hôn nhân để xuất trình với linh mục khi muốn tổ chức hôn lễ tại nhà thờ. Muốn được cấp giấy chứng chỉ giáo lý hôn nhân này thì người bạn đời của người theo đạo Công giáo phải làm đơn đăng ký xin theo học đạo và tham dự đầy đủ các buổi học tại nhà thờ. Như vậy, trước khi bắt đầu học giáo lý hôn nhân tại nhà thờ thì người học đạo phải làm đơn xin học giáo lý hôn nhân và phải đảm bảo việc đi học đầy đủ trong suốt khóa học này.
Nếu muốn kết hôn với người theo đạo Công giáo khi bản thân là người ngoại đạo hay trong đạo thì bắt buộc phải có chứng chỉ giáo lý hôn nhân. Muốn có chứng chỉ này thì buộc người học phải trải qua một thời gian học tập dưới sự chỉ dạy của cha xứ. Thông thường, thời gian mỗi khóa giáo lý hôn nhân kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy theo số tiết học mỗi tuần và tùy vào đối tượng học là người trong đạo hay ngoại đạo. Tuy nhiên, thời gian học cho cả hai người đều là Ki-tô hữu (những người đi theo chúa Giê-su) khoảng 6 tháng, còn nếu là tân tòng (những người trở lại đạo) thì thời gian học sẽ lâu hơn. Sau khi kết thúc khóa học, người học đạo sẽ phải trải qua quá trình làm bài thi để đủ điểm đậu vào cuối khóa học và được cấp bằng giáo lý hôn nhân.
Nếu cả hai người sắp kết hôn đều là người công giáo thì phải học giáo lý hôn nhân trong vòng tối thiểu là 3 tháng. Còn một người khác đạo muốn theo công giáo thì phải học giáo lý tân tòng tối thiểu là 6 tháng. Có thể học trước để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký hôn phối, hoặc đăng ký hôn phối rồi tiếp tục học, miễn là phải có chứng chỉ trước ngày cưới.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý trước khi bước vào học giáo lý hôn nhân, những người theo một đạo khác ngoài Công giáo thì cần phải có “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”; và phải được Đức Giám Mục thuộc giáo phận ban phép chuẩn. Trong trường hợp, 1 trong 2 người muốn kết hôn không theo bất cứ đạo nào thì không cần phải có “Đơn xin chuẩn kết hôn khác đạo”.
Như vậy, chứng chỉ giáo lý hôn nhân sẽ không có giới hạn thời gian hết hạn. Chỉ có quy định thời gian bắt đầu học và thời gian kết thúc đối với mỗi khóa học (từ 3 đến 6 tháng) tùy theo đối tượng học là ai.
3. Học chứng chỉ giáo lý hôn nhân bao gồm những nội dung gì?
Nội dung của khóa học giáo lý hôn nhân và gia đình bao gồm Giáo luật và thủ tục Hôn Phối, tình yêu, tình dục và sự hòa hợp trong đời sống hôn nhân, hiểu rõ đạo hiếu và cách giáo dục con cái,… tất cả đều hướng đến cái thiện, sự tôn kính Thiên Chúa, coi trọng hôn nhân, gia đình. Khi đi học giáo lý hôn nhân và gia đình, cả người con trai và người con gái được khuyến khích nên đi học cùng nhau để cùng hiểu, cùng chia sẻ, cùng thấm nhuần lời dạy của Linh Mục, đến cuối khóa người ngoại đạo sẽ phải trải qua một kỳ thi viết và kỳ thi vấn đáp nội dung trong khung chương trình giảng dạy của khóa học giáo lý hôn nhân. Nếu vượt qua được kỳ thi viết và vấn đáp này thì người học sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học giáo lý hôn nhân. Khi đó, người học đạo sẽ được thực hiện những bước tiếp theo là xin giấy giới thiệu từ Linh Mục để tiến hành lễ Hôn Phối. Học giáo lý về hôn nhân không phải là một thử thách mà được xem là một bước tiến mới để những người không theo đạo tin vào Chúa, tin vào những điều Chúa mang lại.
Như vậy, nội dung để học khóa học giáo lý hôn nhân sẽ bao gồm 2 chương lớn. Chương 1 là phần “Ơn gọi hôn nhân”. Trong chương 1 này, người học sẽ được học tổng cộng 12 nội dung nhỏ liên quan đến vấn đề như là: hôn nhân, tình yêu vợ chồng, sự hòa hợp và sự phân ly của vợ chồng, các thủ tục và nghi Lễ Hôn Phối,…… Chương 2 là phần “Gia đình là Hội Thánh tại gia”. Trong chương 2 này, người học sẽ được học về 9 nội dung nhỏ, bao gồm các nội dung sau: Gia đình là Hội Thánh tại gia, Cầu nguyện trong Gia đình, Đạo hiếu, Giáo dục con cái, Sinh con có trách nhiệm,….
4. Ý nghĩa của việc học chứng chỉ giáo lý hôn nhân trong Công giáo:
Thứ nhất là, giúp người học đạo hiểu rõ về các đạo luật hôn nhân trong công giáo như: Hôn nhân một vợ – một chồng, chung thủy, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vất vả, xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc,…
Thứ hai là, giúp người học đạo hiểu rõ hơn về người bạn đời, các văn hóa tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo của họ. Để từ đó có sự thấu hiểu, hướng đến cuộc sống hôn nhân tốt đẹp và bền vững hơn giữa hai vợ chồng.
Thứ ba là, xây dựng lòng tin vào Chúa, tin những điều mà Chúa mang lại. Từ đó, người học đạo sẽ thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng, êm dịu hơn, không còn đau khổ, vất vả nữa,…
Thứ tư là, đối với những người theo đạo Công giáo, khi người bạn đời của mình không theo đạo thì họ cần phải trải qua quá trình học giáo lý hôn nhân để hội tụ đủ điều kiện kết hôn theo luật Công giáo. Đồng thời, thông qua giáo lý hôn nhân họ sẽ hiểu được sự cao quý và thánh thiện của Thiên chúa từ đó áp dụng vào trong hôn nhân và trong giáo dục con cái sau này.