Chắc hẳn khi chúng ta nhắc tới thuật ngữ về IFRS đã không còn xa lạ với dân Kế toán – Kiểm toán – Tài chính sau sự kiện Bộ Tài chính phê duyệt đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu Chứng chỉ CertIFR là gì? Chứng chỉ lập báo cáo tài chính quốc tế?
Mục lục bài viết
1. Chứng chỉ CertIFR là gì?
Chứng chỉ về lập Báo cáo tài chính Quốc tế – CertIFR (Certificate in International Financial Reporting) – là chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA cấp, đem tới kiến thức rộng mở về báo cáo tài chính quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Để được cấp chứng chỉ, học viên chỉ học và thi một kỳ thi duy nhất trực tuyến trên máy tính.
IFRS là một bộ chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế bao gồm các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs), và các chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs) được Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) ban hành.
Hiện nay có đến 166 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới yêu cầu hoặc cấp phép áp dụng các chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với các công ty niêm yết đại chúng, và các quốc gia như Úc, Hồng Kông và Nam Phi đã áp dụng IFRS hoặc tương đương như Nguyên tắc kế toán thừa nhận (GAAP – General Accepted Accounting Principles).
Nhận thức được tính cấp thiết của IFRS, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 480/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, vào ngày 16/03/2020 Thứ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án “Áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam” từ năm 2022, khẳng định rằng Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS trong quá trình lập Báo cáo tài chính (BCTC).
Với những tín hiệu quyết liệt từ Chính phủ và Bộ Tài chính, chắc chắn IFRS sẽ làm thay đổi toàn diện hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam. Hiện rất nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang thay đổi cũng như quyết tâm áp dụng IFRS vào doanh nghiệp của mình nhằm minh bạch hóa, tận dụng vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường…
Chứng chỉ lập báo cáo tài chính quốc tế tiếng Anh là ” Certificate in International Financial Reporting”.
2. Chứng chỉ lập báo cáo tài chính quốc tế:
Hiện nay có 166 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS và các nền kinh tế lớn còn lại hiện cũng đã có lộ trình để chuyển dần hoặc áp dụng IFRS trong tương lai gần. Tất cả những người thực hiện lập và sử dụng báo cáo tài chính cần phải có hiểu biết về IFRS cũng như cần sự công nhận chính thức đối với các kỹ năng và kiến thức về IFRS. CertIFR của ACCA là một giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng những nhu cầu đào tạo và công nhận này.
Với mục tiêu phát huy lợi ích chung của cộng đồng, chúng tôi thúc đẩy việc xây dựng các chế độ kế toán tài chính đạt chuẩn và tiến hành các nghiên cứu hỗ trợ đảm bảo ngành nghề kế toán tài chính tiếp tục phát triển với danh tiếng với tầm ảnh hưởng vươn xa. ACCA nhận thức rõ tầm quan trọng của các chuẩn mực báo cáo tài chính và kế toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh toàn cầu. Chúng tôi là tổ chức kế toán quốc tế đầu tiên cung cấp các chứng chỉ học mở, trực tuyến và có sẵn trên toàn cầu về IFRS.
Khóa học chứng chỉ CertIFR cung cấp các kiến thức cơ bản và đầy đủ về các chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm giúp học viên có nên tảng vững chắc để áp dụng hiệu quả IFRS trong thực tế doanh nghiệp.
Chứng chỉ này dành cho:
+ Sinh viên các chuyên ngành Kế toán, kiểm toán, tài chính tại các trường Đại học và Cao đẳng;
+ Kế toán, kiểm toán viên và các chuyên viên tài chính hoặc các chuyên gia tài chính;
+ Chủ doanh nghiệp đã hoặc đang nhận vốn đầu tư từ nước ngoài;
+ Hội viên, thành viên ACCA.
Chứng chỉ sẽ giúp:
+ Sinh viên nâng cao lợi thế cạnh tranh của bản thân trong ứng tuyển khi ra trường;
+ Kế toán viên tạo dựng hình ảnh là người có chuyên môn cao, dễ dàng thăng tiến trong công việc, giảm khả năng bị đào thải với lý do “không còn phù hợp với doanh nghiệp”;
+ Kiểm toán viên cập nhật kiến thức chuyên môn để dễ dàng tham gia kiểm toán tại các công ty sử dụng Báo cáo tài chính theo IFRS;
+ Chủ doanh nghiệp hiểu về lợi ích của việc áp dụng chuyển đổi BCTC sang IFRS, dễ dàng định hướng và xây dựng lại hệ thống nhằm sẵn sàng cho sự thay đổi;
+ Hội viên, thành viên ACCA kịp thời cập nhật kiến thức về IFRS;
Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) từ lâu đã tin vào tầm quan trọng của kế toán quốc tế và IFRS trong kinh doanh toàn cầu và là hiệp hội nghề nghiệp đầu tiên đưa các môn kế toán và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào chương trình thi ACCA từ năm 1996. Việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) sang hệ thống chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nhân sự trong ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính, buộc chúng ta phải thay đổi nhằm đón đầu xu thế. Có 04 Lợi ích của việc chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS:
+ Tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung, hội nhập quốc tế & giảm chi phí chuyển đổi BCTC;
+ Hiệu quả hoạt động thị trường vốn & khơi thông dòng vốn FDI;
+ Nâng cao chất lượng quản trị & thông tin – Hiệu quả hoạt động DN;
+ Phản ánh hợp lý hơn giá trị của doanh nghiệp
Những lợi ích của việc áp dụng IFRS có giá trị về tính minh bạch, mức độ tin tưởng, hiệu quả… giúp nâng cao năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Tóm lại, việc lựa chọn chứng chỉ IFRS nào giữa chứng chỉ CertIFR và DipIFR phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm hiện có của kế toán, kiểm toán viên. Đối với những người chưa có kiến thức về IFRS, muốn cập nhật bắt kịp xu hướng chuyển dịch VAS sang IFRS vào năm 2022 một cách nhanh chóng, chứng chỉ CertIFR là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn do có thể thi quanh năm, thi trắc nghiệm Online trực tuyến tới 3 lần trong 1 tài khoản và không bị yêu cầu kinh nghiệm. Nếu đã có nhiều kinh nghiệm về IFRS, tìm kiếm chứng chỉ nâng cao, chứng chỉ DipIFR sẽ phù hợp với bạn. Trong trường hợp mục tiêu của bạn là chứng chỉ DipIFR nhưng vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện học và thi của chứng chỉ này, bạn có thể học chứng chỉ CertIFR trước và tích lũy đủ kinh nghiệm hoặc học chứng chỉ ACCA hoặc tích lũy các kinh nghiệm liên quan cần thiết.
3. So sánh chứng chỉ CertIFR và chứng chỉ DipIFR:
Dù chứng chỉ CertIFR và DipIFR cùng do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) cấp liên quan đến các chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS, đều chỉ cần thi một bài thi duy nhất trên 50% là đạt và có giá trị vĩnh viễn, được công nhận toàn cầu, nhưng 02 chứng chỉ này vẫn có nhiều điểm khác biệt.
3.1. Nội dung:
Chứng chỉ CertIFR
+ Cung cấp giới thiệu sâu rộng về báo cáo tài chính quốc tế, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS.
+ Giải thích cách thức hoạt động và thay đổi của IFRS (Tổ chức Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) hay IASB (Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế).
+ Kiểm tra các yêu cầu cơ bản của chuẩn mực IFRS theo từng tiêu chuẩn.
+ Cung cấp hướng dẫn cách thức IFRS áp dụng vào thực tế.
Chứng chỉ DipIFR
+ Phát triển hiểu biết về IFRS, cũng liên quan đến các khái niệm, nguyên tắc và cách áp dụng IFRS.
+ Giúp hiểu rõ, giải thích và áp dụng khung khái niệm cho Báo cáo tài chính của IASB.
+ Áp dụng IFRS liên quan đến các yếu tố chính của báo cáo tài chính.
+ Xác định, áp dụng các yêu cầu liên quan đến công khai thông tin trong báo cáo tài chính, ghi chú.
+ Hỗ trợ lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS dành cho tập đoàn, gồm thỏa thuận chung, công ty liên kết, công ty con.
3.2. Đối tượng học viên:
Chứng chỉ CertIFR
+ Kiểm toán viên, kế toán viên có kiến thức chuyên môn hoặc nền tảng về báo cáo tài chính.
+ Hội viên ACCA muốn có chứng chỉ IFRS trước khi Việt Nam áp dụng hoặc muốn cập nhật kiến thức mới nhất IFRS.
Chứng chỉ DipIFR
Kiểm toán viên, kế toán viên chuyên nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sau:
+ 2 năm kinh nghiệm kế toán hoặc có bằng cấp liên quan (đảm bảo được miễn 4 môn BT/AB/F1, MA/F2, FA/F3 và LW/F4;
+ Hoặc 2 năm kinh nghiệm kế toán liên quan và có chứng chỉ CertIFR;
+ Hoặc 03 năm kinh nghiệm kế toán liên quan;
+ Hoặc hội viên dự bị ACCA.