Chuẩn hóa quy trình là việc mô tả quy trình trong thực hiện hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Với tính chất của hoạt động được thể hiện ở mức tinh gọn nhất. Các bước làm được thực hiện loại bỏ các hoạt động dư thừa, phản ánh ý nghĩa của quá trình. Chuẩn hoá quy trình là gì? Đặc điểm và nội dung của chuẩn hóa quy trình
Mục lục bài viết
1. Chuẩn hoá quy trình là gì?
Chuẩn hoá qui trình trong tiếng Anh được gọi là Standardized work.
Với ý nghĩa đối với sản xuất, có thể đưa ra khái niệm Chuẩn hóa quy trình như sau:
Chuẩn hoá quy trình là một trong các công cụ và các phương pháp được áp dụng trong sản xuất tinh gọn. Để thực hiện được hiệu quả của sản xuất tinh gọn, việc chuẩn hóa phải dược diễn ra trong quy trình thực hiện. Chuẩn hóa có thể được hiểu là việc đưa ra các hoạt động, định hướng mang tính chất chung, làm chuẩn cho sản xuất. Khi đó, các yếu tố tạo thuận lợi hay tạo giá trị cao được giữ lại. Từ đó mà nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất. Chuẩn hóa giúp doanh nghiệp hướng đến sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại.
Quy trình được thiết là sự lựa chọn và chọn lọc các đặc tính. Do đó các tính chất hoạt động tốt nhất và hiệu quả nhất được giữ lại. Từ đó mà Quy trình sản xuất được thực hiện mang đến sự hợp lý và hiệu quả. Các yếu tố tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất được phát triển, đẩy mạnh. Làm thu hẹp các chi phí tiêu tốn, tiết kiệm được thời gian và nguyên liệu. Mang đến hiệu quả đối với tăng sản lượng sản xuất đi đôi với chất lượng sản phẩm. Tất cả những yếu tố được giữ lại trong quy trình đều có ý nghĩa thúc đẩy quá trình sản xuất. Từ đó mang đến lợi ích cho kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Với bản chất của hoạt động được thực hiện, Chuẩn hóa quy trình được hiểu là:
Chuẩn hoá qui trình là việc xác định quy chỉnh tiêu chuẩn cho hoạt động sản xuất. Thông qua miêu tả chi tiết qui trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ hiệu quả nhất để đạt được chất lượng đầu ra như mong muốn. Để hoạt động sản xuất trên thực tế được thực hiện theo đúng lộ trình và mong muốn, cần đưa ra yêu cầu, tiêu chí và các hoạt động cần thiết tiến hành. Sau đó, cần xem xét loại bỏ những nội dung không thực sự hiệu quả đối với sản xuất. Các miêu tả còn lại chính là quy trình thực hiện sản xuất đã được chuẩn hóa.
Khi đó, các hoạt động riêng lẻ có thể mang đến các lợi ích trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên nó đều hướng đến lợi ích chung cho quy trình sản xuất. Các hoạt động giúp quy trình được diễn ra trơn chu, thuận lợi. Tiết kiệm thời gian, kinh phí, nguyên liệu. Quy mô sản xuất được mở rộng, hoạt động hết công suất,… Đó cũng là các lợi ích doanh nghiệp mong muốn đạt tới trong hoạt động của mình. Tuy nhiên trên thực tế, khó có quy trình nào có thể đưa đến tất cả các lợi ích mong muốn. Do đó doanh nghiệp có thể cân đối trên nhu cầu thực tế để điều chỉnh quy trình chuẩn hóa cho phù hợp.
Ý nghĩa thực hiện chuẩn hóa quy trình.
Chuẩn hóa quy trình là một công cụ hay phương pháp quản lí sản xuất. Yếu tố quản lý giúp doanh nghiệp xây dựng các nội dung và chủ động trong hoạt động thực hiện. Tạo ra các thuận lợi hay lợi ích nhất định mà hoạt động sản xuất được nhận. Khi đó, trước tiên sẽ mang về các thuận lợi cho sản xuất. Với các mục đích trong loại bỏ những lãng phí, những bất hợp lí trong quá trình sản xuất. Từ đó để giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng sản lượng cho doanh nghiệp.
Ngoài các ý nghĩa được xác định đối với doanh nghiệp. Nó còn mang đến các lợi ích và đảm bảo cho lợi ích tối đa của khách hàng. Tính chuyên nghiệp giúp năng suất và giá trị sản phẩm được đảm bảo. Cũng như chuẩn hóa chất lượng sản phẩm. Sản xuất tạo gia các hàng hóa hay dịch vụ với tính chất đồng đều. Quyền và lợi ích của khách hàng cũng được đảm bảo.
2. Đặc điểm:
Quy trình cần được xác định và hoàn thiện trước khi diễn ra quá trình sản xuất.
Ngoài việc xác định quy trình, còn cần phải kiểm tra, xác định tính khả thi và lựa chọn mô tả phù hợp nhất cho quy trình sản xuất. Các qui trình và hướng dẫn sản xuất được qui định rõ ràng, chi tiết. Nó phản ánh cụ thể và chi tiết các mô tả trong quy trình chuẩn hóa. Để thống nhất trong dây chuyền sản xuất, các mô tả được truyền đạt đến cho mọi người để tránh sự thiếu nhất quán hoặc hiểu khác nhau về cách làm trong quá trình thực hiện các công việc.
Các yếu tố được chuẩn bị sẵn sàng thực hiện trong thực tế. Cũng như quy trình cần được điều chỉnh kịp thời, phù hợp để đem đến các hiệu quả nhất. Trong các nội dung sản xuất khác nhau của doanh nghiệp hoặc của các doanh nghiệp khác nhau. Quy trình chuẩn hóa không giống nhau mà luôn phải phù hợp với các yếu tố tác động. Như quy mô doanh nghiệp, tài chính trong đợt sản xuất chỉ cho phép thực hiện các quy trình với giới hạn nhất định.
Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để chuẩn bị và xác định các mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó xác định cá yếu tố tác động. Các mô tả được thực hiện giúp phản ánh tính chất, điều chỉnh các yếu tố hay lược bỏ các bước không cần thiết. Do đó, cần xác định các lợi ích có thể đạt được và khả thi đối với từng nội dung mô tả. Các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất.
Bên cạnh việc xác định tính chất tinh gọn liên quan đến lược bỏ các giai đoạn hay hoạt động dư thừa. Cần xác định chính xác tránh những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các qui trình được chuẩn hoá. Bởi nguyên nhân lược bỏ quá mức, thiếu nội dung cần được thực hiện trong quy trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Giúp gia tăng giá trị cho khách hàng.
Thông thường, các chi phí phát sinh trong sản xuất đều được tính trên giá trị sản phẩm. Và khách hàng chính là đố tượng thực hiện các chi phí đó. Khi các chi phí sản xuất tăng làm cho giá thành sản phẩm đẩy lên cao. Gây ra sự gia tăng giá trị khi khách hàng muốn sở hữu sản phẩm. Tuy nhiên, với các ưu điểm và lợi ích từ chuẩn hóa quy trình. Khách hàng có thể sở hữu các sản phẩm với giá thành thấp hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Do các giai đoạn dư thừa tốn kém chi phí bị loại bỏ. Gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
3. Nội dung của chuẩn hóa quy trình:
Việc chuẩn hoá quy trình trong sản xuất tinh gọn bao gồm những thành phần là:
– Trình tự thực hiện công việc tiêu chuẩn.
Thể hiện đầy đủ các công việc tiêu chuẩn, có thể hiểu là lượng công việc bắt buộc và tối thiểu phải thực hiện. Tuy nhiên trong hoạt động thực hiện, do tính tiêu chuẩn mà người công nhân không được thêm hay bớt bất cứ công đoạn nào. Đó là trình tự các bước thực hiện công việc mà một người công nhân phải tuân thủ. Việc mô tả rõ ràng, chi tiết trình tự thực hiện các công việc sẽ giúp các công nhân thực hiện công việc thống nhất, hạn chế các khác biệt có thể gây ra những phế phẩm. Tính chất này có thể được bảo đảm khi thực hiện thông qua máy móc, kỹ thuật.
– Mức tồn kho tiêu chuẩn.
Đó là lượng chi tiết, nguyên liệu tối thiểu cần có trên dây chuyền để hoạt động sản xuất diễn ra bình thường. Đảm bảo cho hoạt động sản xuất trên dây chuyền được diễn ra liền mạch. Không gây ra sự đình trệ cho qui trình do thiếu nguyên liệu. Cũng như tạo các chủ động khi nguyên liệu luôn đủ đáp ứng hàng hóa được sản xuất.
– Thời gian thực hiện công việc tiêu chuẩn.
Đó là thời gian thực hiện cần thiết mà một hoặc nhiều chi tiết của sản phẩm được làm ra. Đây là mô tả quan trọng cần thực hiện trong chuẩn hóa quy trình. Giúp hoạt động sản xuất diễn ra đúng với tính chất quy chuẩn. Nhà sản xuất phải nắm rõ thời gian thực hiện các công việc trong cả qui trình sản xuất để chủ động điều phối và giám sát sao cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tránh chờ đợi. Có thể là chờ đợi trong các giai đoạn để chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Hoặc các công đoạn nhỏ phải được thực trên với các khoảng thời gian đã được ước lượng trước.
Kết luận.
Như vậy, chuẩn hóa quy trình là một hoạt động cần thực hiện trong sản xuất của doanh nghiệp. Trong nhu cầu hoạt động, doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất trên các chi phí nhỏ nhất. Do đó trong hoạt động sản xuất của mình, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện các điều chỉnh, cần đối. Với chuẩn hóa quy trình vừa mang đến tính khoa học trong thực hiện. Lại tạo ra các giá trị phản ánh thực tế trong lợi nhuận có thể mang về cho doanh nghiệp. Yêu cầu đối với tiết kiệm và hiệu quả chi phí sản xuất được đặt ra.
Tuy nhiên, việc chuẩn hóa phải được xác định trên cơ sở các tiêu chí phù hợp. Như vậy, các mong muốn trong sản xuất tinh gọn mới mang lại giá trị và phản ánh hiệu quả cao nhất.