Nói đến chủ thể kinh doanh thì cũng được rất nhiều người biết đến, tuy nhiên, chủ thể kinh doanh riêng biệt thì chắc hẳn cũng có rất nhiều cá nhân, tổ chức vãn chưa biết đến và nhận định được về chủ thể kinh doanh riêng biệt được pháp luật hiện hành quy định với nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chủ thể kinh doanh riêng biệt là gì?
Trong quá trình đổi mới đất nước và trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, cũng xuất phát từ đấy mà hiện nay chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng nhất đó là ở giai đoạn gần đây, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều thành tựu được ghi nhận. Đối với một quốc gia có nền kinh tế thị trường mở phát triển thì các hoạt động, vấn đề giao lưu, mua bán, hợp tác trong nước nói riêng và với các quốc gia nói chung ngày càng trở nên phổ biến. Đi kèm với đó thì những chủ thể tham gia vào thì trường kinh tế trong nước và trên thế giới nói chung cũng ngày càng trở nên đa dạng và phát triển hơn về thành phần tham gia cũng như quy mô tổ chức, hoạt động của các chủ thể kinh doanh.
Theo như sự tìm hiểu và nhận biết của tác giả thì đối với các khái niệm “thương nhân”, “doanh nghiệp” còn được quy định cụ thể tại Luật thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2020, nhưng đối với khái niệm “chủ thể kinh doanh” thì hiện nay không được thể hiện rõ trong luật về mặt pháp lý nhưng nó thể hiện hành vi kinh doanh của chủ thể kinh doanh được hiểu theo nghĩa thực tế và pháp lý là những pháp nhân hay thương nhân nhân thực hiện trên thực tế những hành vi kinh doanh.. Tuy nhiên, căn cứ vào nghĩa của từ, có thể hiểu, “chủ thể kinh doanh” là bất kỳ những đối tượng nào có thể là tổ chức, cá nhân, hợp tác xã, hộ gia đình… thực hiện hoạt động kinh doanh, và thu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ thể kinh doanh thực hiện việc đầu tư, kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Đồng thời thì định nghĩa về khái niệm của chủ thể kinh doanh riêng biệt cũng giống như khái niệm của chủ thể kinh tế vì cũng không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Theo như nhận định của tác giả thì chủ thể kinh doanh riêng biết được biết đến trong tiếng Anh là Distinct Business Entity. Và có thể hiểu chủ thể kinh doanh riêng biệt dưới góc độ này đó là một bộ phận hoặc bộ phận phụ trong một công ty, hoạt động tự chủ và thường tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
Việc quy định là chủ thể kinh doanh riêng biệt trong nội dung bài viết này được hiểu là các hoạt động riêng lẻ của chủ thể trong một công ty mà không phụ thuộc vào công ty đó. Ví dụ như, trong hoạt động kế toán của một công ty kinh doanh được quy định dưới góc độ pháp lý là Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp hiện hành thì chủ thể kinh doanh riêng biệt được coi là một chủ thể tách biệt, có hồ sơ và giao dịch riêng. Bên cạnh đó thì đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh riêng biệt có thể có quyền kiểm soát cách thức sử dụng tài sản của mình, tổ chức quản lí và ở một mức độ nhất định, có thể tự cấu trúc tài chính.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của chủ thể kinh doanh riêng biệt như sau:
Thứ nhất, chủ thể kinh doanh riêng biệt được biết đến với đặc trưng hầu như tách biệt khỏi phần còn lại của công ty dựa trên một số khác biệt về hoạt động. Có thể hiểu đặc điểm này của chủ thể kinh doanh riêng biệt như chủ thể đó có một dòng sản phẩm riêng biệt và dòng sản phẩm này được nhận dạng là tách biệt về mặt địa lí hoặc bằng cách cung cấp dịch vụ khác với phần còn lại của công ty.
Thứ hai, chủ thể kinh doanh riêng biệt có thể còn được biết đến như là một thành phần quan trọng đối với bất kì công ty nào trong quá trình hoạt động kinh doanh sản phẩm và dịch vụ theo như quy định của pháp luật hiện hành, vì chủ thể này có thể linh hoạt đưa ra các quyết định ở mức độ quản lí cấp cao và ở mức độ hoạt động hàng ngày với hiệu suất tốt hơn.
Thứ ba, chủ thể kinh doanh riêng biệt có thể có các cấu trúc khác nhau, việc hình thày cấu trúc riêng này thì còn tùy thuộc vào quyền sở hữu, như tập đoàn, công ty liên kết hay ủy thác kinh doanh mà pháp luật hiện hành quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng chủ thể kinh doanh riêng biệt được biết đến là một trong các chủ thể hoạt động độc lập với công ty. Đồng thời thì đối với mỗi công ty thì không thể thiếu sự hoạt động của các chủ thể kinh doanh riêng biệt bởi vì như tác giả đã ghi nhận và khẳng định ở trên thì các chủ thể kinh doanh riêng biệt được biết đến là một thành phần quan trọng đối với bất kì công ty nào trong quá trình hoạt động kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Và những chủ thể kinh doanh riêng biệt này sẽ hoạt động và có cấu trúc và hình thức hoạt động khác nhau.
2. Ưu điểm và nhược điểm của chủ thể kinh doanh riêng biệt:
2.1. Ưu điểm của chủ thể kinh doanh riêng biệt:
Từ khái niệm và đặc điểm được nêu ra ở mục một ở trên thì có thể thấy rằng chủ thể kinh doanh riêng biệt có thể nhận biệt được những ưu điểm của chủ thể này đó là:
Theo như cơ cấu tổ chức và hoạt động của chủ thể kinh doanh riêng biệt đồng thời, bằng cách thiết lập chủ thể kinh doanh riêng biệt, một công ty có thể có một số lợi thế tùy thuộc vào sự thành công liên quan của chủ thể riêng biệt.
Ví dụ, một doanh nghiệp cửa hàng bánh ngọt lớn có thể muốn mở rộng kinh doanh các loại trà ăn kèm với bánh. Bằng cách tạo ra chủ thể kinh doanh riêng biệt và điều tra thị trường ở quy mô nhỏ hơn trước khi quyết định đầu tư. Nếu hướng phát triển này được đầu tư, thì công ty sẽ tạo ra một chủ thể kinh doanh riêng biệt với mô hình kinh doanh trước đó. Đồng thời việc tạo ra chủ thể kinh doanh riêng biệt giúp cho việc thúc đẩy nguồn lợi nhuận của công ty hơn trước rất nhiều.
2.2. Nhược điểm của chủ thể kinh doanh riêng biệt:
Ngoài những ưu điểm kể trên, không thể không kể đến những nhược điểm của chủ thể kinh doanh riêng biệt. Việc một công ty thực hiện hoạt động kinh doanh riêng biệt bằng hình thức thông quá chủ thể kinh doanh riêng biệt của công ty đó thì sẽ đồng nghĩa với việc người đó phải chịu mọi rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp mà không thể yêu cầu người khác chịu cùng. Bởi vì đây là một hoạt động kinh doanh riêng biệt với công ty nên sự rủi ro ở đây gặp phải cũng rất lớn. Điều này được thể hiện bằng việc nếu như doanh nghiệp có gặp thua lỗ, số vốn ban đầu không đủ để có thể chi trả thì chủ thể kinh doanh riêng biệt phải dùng chính tài sản của mình để bù đắp thua lỗ.
Có lẽ chính vì lí do này mà pháp luật đã quy định chủ thể kinh doanh riêng biệt chỉ được thành lập duy nhất một chủ thể kinh doanh riêng biệt và cho đến khi doanh nghiệp ấy còn tồn tại thì doanh nghiệp kinh doanh không được thành lập thêm một chủ thể kinh doanh riêng biệt. Quy định này đặt ra là vô cùng thiết thực. Đặt vấn đề rằng nếu chủ doanh nghiệp có hai chủ thể kinh doanh riêng biệt thì sao? Như đã nói trên, tài sản của chủ thể kinh doanh riêng biệt và chủ doanh nghiệp là được xác định dưới góc độ pháp lý là có ranh giới nhất định. Tuy nhiên thì hoạt động của chủ thể kinh doanh riêng biệt khi gặp phải rủi ro cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính của chủ thể kinh doanh.
Do đó, nếu việc chủ thể kinh doanh riêng biệt thứ nhất của người này bị phá sản thì đồng nghĩa với việc tài sản của chủ doanh nghiệp riêng biệt cũng gặp ảnh hưởng về tài chính thậm chí cũng có thể bị phá sản. Như vậy có nghĩa là doanh nghiệp riêng biệt thứ hai của người cũng sẽ bị phá sản theo doanh nghiệp riêng biệt thứ nhất. Đặt ra quy định này là để loại trừ những trường hợp đáng tiếc xảy ra cho chủ doanh nghiệp.
Chế độ chịu trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của chủ thể kinh doanh riêng biệt thực sự là một trong những đặc điểm đặc biệt nhất của doanh nghiệp riêng biệt theo như quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, chủ doanh nghiệp có chủ thể kinh doanh riêng biệt phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đặc điểm này, doanh nghiệp riêng biệt cũng có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vì thế, để lựa chọn loại hình quy mô kinh doanh sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp riêng biệt này, chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu và cân nhắc thật kĩ lưỡng để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.