Tại quốc gia phát triển trên thế giới thì đều khẳng định vai trò của thị trường chứng khoán rất quan trọng có thể thấy mọi biến động của thị trường chứng khoán hiện nay đều có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế và các nhà đầu tư. Hiện nay thị trường chứng khoán hoạt động theo chu kì.
Mục lục bài viết
1. Chu kì thị trường chứng khoán là gì?
Chu kì thị trường chứng khoán trong tiếng Anh là Stock market cycle, hay có thể gọi tắt là chu kì thị trường (Market cycle).
Chu kì thị trường chứng khoán là một thuật ngữ đề cập đến các xu hướng hoặc mô hình xuất hiện trong các thị trường hoặc môi trường kinh doanh khác nhau. Trong một chu kì, một số loại chứng khoán hoặc tài sản vượt trội so với các loại khác vì mô hình kinh doanh của chúng phù hợp với điều kiện phát triển.
2. Nội dung của chu kì thị trường chứng khoán:
Chu kì thị trường hình thành khi các xu hướng trong một ngành hoặc lĩnh vực phát triển do các sáng kiến hữu ích, sản phẩm mới hoặc môi trường pháp lí.Các chu kì thị trường thường khó xác định chính xác cho đến khi nó xảy ra và hiếm khi xác định được điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc cụ thể. Điều này thường dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc tranh cãi xung quanh việc đánh giá chính sách và chiến lược.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư trên thị trường theo đuổi các chiến lược đầu tư nhằm thu lợi nhuận bằng cách giao dịch chứng khoán trước những giai đoạn thay đổi của chu kì. Một chu kì thị trường có thể dao động từ vài phút đến nhiều năm, tùy thuộc vào thị trường đang xem xét và khung thời gian phân tích. Một nhà giao dịch trong ngày có thể nhìn vào các khung thời gian năm phút, trong khi một nhà đầu tư bất động sản sẽ xem xét một chu kì lên đến 20 năm.
3. Các giai đoạn của chu kì thị trường:
Chu kì thị trường thường có 4 giai đoạn. Ở các giai đoạn khác nhau của một chu kì thị trường hoàn chỉnh, các chứng khoán khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước các sức ép của thị trường. Ví dụ, trong thời kì thị trường đi lên, hàng hóa xa xỉ có xu hướng vượt trội hơn. Ngược lại, trong giai đoạn thị trường đi xuống, lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu có xu hướng hoạt động tốt hơn, vì mọi người thường không cắt giảm kem đánh răng và giấy vệ sinh trong thời gian thị trường giảm. Bốn giai đoạn của một chu kì thị trường bao gồm: giai đoạn tích lũy (accumulation), giai đoạn tăng giá (uptrend hoặc markup), gia đoạn phân phối (distribution) và giai đoạn giảm giá (downtrend hoặc markdown).
1. Giai đoạn tích lũy: Tích lũy xảy ra sau khi thị trường chạm đáy và những người chấp nhận mua sớm bắt đầu mua, họ thấy rằng điều tồi tệ nhất đã qua.
+ Tăng trưởng đạt đỉnh (GDP)
+ Các khoản tín dụng phát triển mạnh mẽ hơn
+ Lợi nhuận đạt đỉnh
+ Chính sách bắt đầu được kiểm soát ổn định
+ Hàng tồn kho thấp, doanh số mặt hàng đạt đỉnh
Như vậy, Trong giai đoạn này, với các số liệu thống kê cụ thể thì các cổ phiếu công nghệ và hàng tiêu dùng sẽ hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư .
Để bạn rõ hơn, sẽ thấy ngành có sự thể hiện tốt hơn những ngành còn lại đó là ngành năng lượng ví dụ ngành điện, than, khai thác và chế biến dầu khí… do nền kinh tế lúc này đã trải qua một quá trình tăng trưởng mạnh, qua đó năng lượng được tiêu thụ rất nhiều bởi các doanh nghiệp và người dân làm khan hiếm nguồn cung năng lượng sau quá trình này! Một ngành khác nữa cũng cần để ý đó là ngành kim loại quý hiếm. Như chúng ta đã biết sau một quá trình tăng trưởng mạnh, thu nhập tăng nhanh chóng, lạm phát ở mức cao thì người dân có nhu cầu tích trữ vàng bạc, đá, kim loại quý nhằm đối phó với lạm phát.
2. Giai đoạn tăng giá: Điều này xảy ra khi thị trường đã ổn định trong một khoảng thời gian và tăng lên một mặt bằng giá cao hơn.
3. Giai đoạn phân phối: Bên bán chiếm ưu thế khi cổ phiếu đạt đỉnh.
4. Giai đoạn giảm giá: Xu hướng giảm xảy ra khi giá cổ phiếu bị sụp đổ.
Như vậy có thể thấy thị trường chứng khoán hiện nay có 04 giai đoạn như đã nêu như trên mỗi giai đoạn sẽ có đặc điểm khác nhau và sẽ căn cứ vao đó để theo dõi hoạt động đầu tư trong thị trường chứng khoán.
4. Vai trò của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế:
Có thể thấy phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế. Theo đó các biến động trên thị trường chứng khoán đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu tư. có thể thấy đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của công chúng. Cụ thể vai trò của nó như sau:
4.1. Đối với nhà đầu tư:
Thị trường chúng khoán cung cấp cho công chúng các sản phẩm đầu tư phong phú, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Các loại chứng khoán này khác nhau về tính chất, thời gian đáo hạn và độ rủi ro, bởi vậy, nó cho phép nhà đầu tư lựa chọn được loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Ví dụ, nếu nhà đầu tư ưa thích rủi ro, kỳ vọng lãi suất sinh lời cao thì có thể chọn mua cổ phiếu và ngược lại, với những nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn, chấp nhận mức lãi suất thấp sẽ thiên về lựa chọn trái phiếu Chính phủ,…
Tham gia vào thị trường chúng khoánrất dễ dàng, thủ tục đơn giản, bất kể bạn là nhà đầu tư nhỏ lẻ với tài chính eo hẹp hay nhà đầu tư có tổ chức với nguồn vốn lớn. Đây được coi là kênh đầu tư tối ưu giúp tạo ra được lợi nhuận cao so với các kênh đầu tư án toàn khác.
4.2. Đối với các doanh nghiệp:
Đầu tiên, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, giúp doanh nghiệp tránh được các khoản vay ngân hàng với lãi suất cao. Doanh nghiệp có chứng khoán được niêm yết trên thị trường chúng khoán chắc chắn có uy tín hơn đối với công chúng, và chứng khoán cũng có tính thanh khoản hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, sử dụng vốn tiết kiệm, linh hoạt và có hiệu quả hơn. Việc mở cửa thị trường chúng khoán còn giúp doanh nghiệp thu hút thêm nguồn vốn trên thị trường quốc tế. Đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.
Điều thuận lợi nữa là khi chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinh doanh và các chứng khoán đó sẽ được chuyển nhượng thành tiền khi cần thiết thông qua thị trường chúng khoán.
Thứ hai, thị trường chúng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp một cách tổng hợp và chính xác thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Sự hình thành thị giá chứng khoán của một doanh nghiệp đã bao hàm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó ở hiện tại và dự đoán trong tương lai. Nói cách khác, giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cao hay thấp thể hiện ở khả năng mang lại cổ tức cho các cổ đông của doanh nghiệp đó.
Từ đó, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. thị trường chúng khoán giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
4.3. Đối với Nền kinh tế:
Thứ nhất, thị trường chúng khoán tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Thêm vào đó, thị trường chúng khoán giúp tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân. Nhờ có thị trường chúng khoán, Chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính mà không bị áp lực về lạm phát, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn hạn chế.
Thị trường chứng khoán ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Đây là nơi giúp Chính phủ và các doanh nghiệp thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời giúp công chúng có thêm cơ hội đầu tư. Với Việt Nam,thị trường chúng khoán trải qua nhiều biến động những vẫn luôn khẳng định vai trò thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Chu kì thị trường chứng khoán là gì? Nội dung cà các giai đoạn của chu kì thị trường” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc