Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã nghe tới sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng kinh tế, nhất là đối với thời kì chủ nghĩa tư bản khủng hoảng kinh tế diễn ra theo tính chất giai đoạn hay có thể gọi là chu kì của nó. Vậy chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản là gì? Nội dung và đặc trưng?
Mục lục bài viết
1. Chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản là gì?
Chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản trong tiếng Anh được gọi là Capitalist Cycle.
Chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản thường được biểu hiện lặp đi lặp lại từ một cuộc khủng hoảng kinh tế này đến cuộc khủng hoảng kinh tế khác.
Tính chu kì của kinh tế tư bản chủ nghĩa thể hiện sự phát triển tuần hoàn qua các giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, phồn vinh và lại khủng hoảng, v.v..
Trong mỗi cuộc khủng hoảng các mâu thuẫn của tái sản xuất được biểu hiện ra với sức mạnh tàn phá khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế cụ thể trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau của nó.
Lịch sử của các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì đã cho thấy tính qui luật của các cuộc khủng hoảng đối với chủ nghĩa tư bản, cũng như sự khác biệt đáng kể về chiều sâu và hình thức của chúng.
– Khủng hoảng nổ ra khi hàng hóa sản xuất ra không thể bán được, tồn kho, ứ đọng lớn, giá cả giảm mạnh. Tư bản đóng cửa nhà máy, đình chỉ sản xuất, công nhân thất nghiệp. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ.
Tâm lí hoảng loạn, sự săn đuổi tiền mặt, việc rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, bán tống bán tháo các cổ phiếu, trái phiếu làm trị giá của chúng giảm mạnh, thị trường chứng khoán hỗn loạn.
Tín dụng thương mại và ngân hàng thu hẹp, trong khi nhu cầu tín dụng tăng lên làm cho tỉ suất lợi tức tăng lên rất cao. Khủng hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất xã hội, người lao động thất nghiệp đông đảo, đời sống hết sức khó khăn…
– Tiêu điều là giai đoạn tiếp sau khủng hoảng. Sản xuất ở trạng thái đình trệ, cân bằng được lập lại ở trạng thái thấp, giá cả hàng hóa ở mức thấp. Tiền nhàn rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư, tỉ suất lợi tức giảm xuống.
Để thoát khỏi trì trệ, các nhà tư bản tìm cách tăng cường bóc lột lao động bằng cách hạ thấp tiền lương, tăng cường độ và thời gian lao động để giảm chi phí sản xuất và đổi mới tư bản cố định.
Những đầu tư mới làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Điều đó tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.
– Phục hồi là giai đoạn tiếp nối với giai đoạn tiêu điều. Từ tiêu điều chuyển sang phục hồi nhờ đổi mới tư bản cố định, nền sản xuất dần dần trở lại trạng thái trước khủng hoảng. Công nhân lại được thu hút vào làm việc, giá cả hàng hóa tăng lên, lợi nhuận của tư bản cũng tăng lên.
– Phồn vinh là giai đoạn phát triển cao nhất của một chu kì kinh tế. Sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kì trước. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, giá cả hàng hóa tăng lên, số người lao động và tiền lương đều tăng lên.
Nhu cầu tín dụng tăng lên làm tỉ suất lợi tức tăng lên. Guồng máy kinh tế dường như hoạt động hết công suất. Điều kiện của một cuộc khủng hoảng mới cũng dần chín muồi.
Trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản, do sự can thiệp của nhà nước tư sản, mặc dù không xoá bỏ được khủng hoảng kinh tế, nhưng làm cho nó có đặc điểm mới như:
+ Mức độ suy sụp của sản xuất và tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế, thời gian tồn tại và độ dài của thời kì suy sụp rút ngắn.
+ Xuất hiện những hình thức khủng hoảng mới như khủng hoảng cơ cấu (như các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973), khủng hoảng tài chính, tiền tệ (điển hình là khủng hoảng tài chính – tiền tệ giữa năm 1997 ở ASEAN rồi lan sang Hàn Quốc, Nhật Bản), khủng hoảng môi trường, v.v..
2. Nội dung và đặc trưng của chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản:
Như chúng ta đã biết thì vấn đề khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính chu kỳ. Với chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau.
Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn cụ thể như giai đoạn về khủng hoảng, tiêu điều, giai đoạn phục hồi và giai đoạn hưng thịnh.
– Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu về khủng hoảng đây đươc biết đến là giai đoạn khới điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này, hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Theo đó nên có thể xem đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội.
– Giai đọn thứ hai đó là tiêu điều chúng ta thấy với đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn tiêu điều để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn trả lại được tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.
– Phục hồi đây được hiểu là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất trê thực tế. Theo đó thì công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
– Giai đoạn thứ ba đó là giai đoạn phát triển hưng thịnh đây được biết đến là giai doạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã đạt dược. Theo đó các nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Như vậy nên lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Ta thấy trong chủ nghĩa tư bản trên thực tế hiện nay, khủng hoảng kinh tế vẫn không tránh khỏi, nhưng có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá tình kinh tế. Sự cần thiết này mặc dù không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế nhưng đã làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng bị hạn chế bớt.
3. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản:
Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa:
Khi nền đại công nghiệp cơ khí xuất hiện, thì mâu thuẫn trở nên gay gắt và biểu hiện cụ thể như sau:
– Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng xí nghiệp với tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội.
Trong từng xí nghiệp, lao động của công nhân được tổ chức và phục tùng ý chí duy nhất của nhà tư bản. Còn trong xã hội, do dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trạng thái vô chính phủ bao trùm tất cả.
Các nhà tư bản tiến hành sản xuất mà không nắm được nhu cầu của xã hội, quan hệ giữa cung và cầu bị rối loạn, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng đến một mức độ nào đó thì nổ ra khủng hoảng kinh tế.
– Mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản với sức mua có hạn của quần chúng lao động.
Hiện nay ta thấy với các để có thể theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản phải ra sức mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cạnh tranh gay gắt. Như vậy nên với quá trình đó cũng là quá trình bần cùng hoá nhân dân lao động, làm giảm bớt một cách tương đối sức mua của quần chúng, làm cho sức mua lạc hậu so với sự phát triển của sản xuất.
Việc cung và cầu trong xã hội mất cân đối nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa hàng hóa trên thị trường.