Chọn mẫu được hiểu là việc các chủ thể tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể. Một số thuật ngữ có liên quan?
Ngày nay các phương pháp thống kê đa số được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến việc đưa ra quyết định để nhằm mục đích cho ra các kết luận chính xác từ một bộ phận so với các dữ liệu và giúp các chủ thể đưa ra quyết định khi cần phải đối mặt với kết luận không chắc chắn dựa trên phương pháp thống kê.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì việc sử dụng máy tính hiện đại cũng đã giúp tính toán nhanh các tính toán thống kê quy mô lớn và cũng có những phương pháp mới có thể không chính xác bằng việc tính bằng tay. Chọn mẫu theo thuộc tính là một phương pháp thống kê và thuật ngữ này chắc hẳn vẫn còn rất xa lạ đối với nhiều người.
Mục lục bài viết
1. Chọn mẫu theo thuộc tính là gì?
Khái niệm chọn mẫu theo thuộc tính:
Chọn mẫu được hiểu là việc các chủ thể tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
Chọn mẫu theo thuộc tính được hiểu là một phương pháp thống kê được sử dụng trong các quy trình kiểm toán nhằm mục đích thực hiện phân tích các đặc điểm của một tập hợp nhất định.
Phương pháp chọn mẫu theo thuộc tính thông thường được sử dụng để nhằm mục đích kiểm tra xem các hoạt động kiểm soát nội bộ trong công ty có được tuân thủ chính xác hay không. Nếu không dựa vào các biện pháp kiểm soát, sẽ rất khó khăn và tốn kém để thực hiện một cuộc kiểm toán có ý nghĩa.
Chọn mẫu theo thuộc tính trong tiếng Anh là gì?
Chọn mẫu theo thuộc tính trong tiếng Anh là Attribute Sampling.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo thuộc tính:
Ví dụ cụ thể như công ty có một quy tắc rằng các giao dịch trị giá hơn 10$ sẽ cần phải được ủy quyền kèm theo một lệnh mua hàng, kiểm toán viên muốn kiểm tra tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên việc kiểm tra mọi hóa đơn từ các chủ thể là các nhà cung cấp thông thường không khả thi nên kiểm toán viên sẽ lấy một mẫu.
Kích thước của mẫu sẽ cần phải đủ lớn để nhằm mục đích cung cấp cho các chủ thể một bức tranh chính xác về tập hợp các đơn đặt hàng trên 10$. Mặc dù sự chính xác đó luôn là vấn đề về mức độ và phải được kiểm tra. Khi kiểm tra mẫu, kiểm toán viên có thể phát hiện ra 5% hóa đơn trên 10$ của các chủ thể là nhà cung cấp không được ủy quyền bởi lệnh đặt hàng.
Mặt khác, mức 5% này có thể được coi là chấp nhận được. Bởi vì kiểm toán viên đã lấy một mẫu và không thể kiểm tra toàn bộ tập hợp các chủ thể là nhà cung cấp, nên các chủ thể sẽ cần phải phân tích bổ sung vì bất cứ khi nào mẫu được lấy, hiện tượng sai số khi lấy mẫu cũng xảy ra.
Một sai số lấy mẫu xảy ra khi các giá trị của mẫu không khớp với các giá trị của toàn bộ tập hợp mà mẫu được lấy ra. Chính bởi do đó, nếu thực hiện phân tích bổ sung cho thấy tỉ lệ sai sót là 2,5%, thì tỉ lệ không tuân thủ 5% sẽ được chấp nhận bởi vì khoảng tin cậy là 5%. Sau đó, cộng hoặc trừ 2,5% và tỉ lệ 3% rơi vào phạm vi đó có thể chấp nhận được.
Tỉ lệ không tuân thủ 5% này có thể được chấp nhận hoặc không, tùy thuộc vào con số mà kiểm toán đã xác định là chấp nhận được. Nếu kiểm toán viên tin rằng tỉ lệ 3% là chấp nhận được thì 5% sẽ có vẻ quá cao và cho thấy các biện pháp kiểm soát nội bộ của công ty không được hiệu quả.
Trong trường hợp cụ thể được nêu này, việc các chủ thể thực hiện việc điều tra bổ sung của kiểm toán viên là rất cần thiết. Các loại dữ liệu này cũng có thể gợi ý rằng trong tương lai, cần bổ sung thêm một số công cụ kiểm soát.
Khi các chủ thể thực hiện xem xét một cuộc thăm dò bầu cử, trong đó dữ liệu mẫu cho thấy 49% những người được khảo sát nói rằng họ dự định bỏ phiếu cho ứng cử viên A và 51% dự định bỏ phiếu cho ứng cử viên B. Trong trường hợp cụ thể này, tỉ lệ sai sót khi lấy mẫu là 2,5%, lớn hơn chênh lệch 2% (51% – 49%) giữa các số liệu. Điều này sẽ cho tính xác thực của kết quả thăm dò ý kiến.
Các loại câu hỏi thông thường được hỏi trong khi chọn mẫu theo thuộc tính:
Nhiều đối tượng có thể được nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp chọn mẫu theo thuộc tính. Dưới đây là một số câu hỏi tiêu biểu được sử dụng bao gồm: Các lô hàng có luôn luôn đến trước khi thanh toán? Hàng hóa chỉ được mua từ các nhà cung cấp được phê duyệt? Có phải tất cả séc đều được kí bởi một người có thẩm quyền?
2. Một số thuật ngữ có liên quan:
2.1. Thống kê:
Thống kê được hiểu là việc nghiên cứu của tập hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệu. Thống kê được sử dụng đã đề cập tới tất cả các khía cạnh của dữ liệu bao gồm việc lập kế hoạch, thu thập dữ liệu mẫu cho các cuộc khảo sát và thí nghiệm.
Hiểu một cách đơn giản thì thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm mục đích chính đó là để phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Thống kê được chia ra làm hai lĩnh vực cơ bản đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Trên thực tế mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp hai chức năng của hai lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê.
Phương pháp thống kê cũng được sử dụng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay và việc sử dụng phương pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội.
2.2. Hoạt động kiểm soát nội bộ:
Khái niệm hoạt động kiểm soát nội bộ:
Hoạt động kiểm soát nội bộ được hiểu là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi các chủ thể là hội đồng giám đốc, ban quản trị và những cá nhân liên quan, được thiết kế nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu: độ tin cậy của các thông tin báo cáo; thực hiện các chế độ pháp lí và những quy định; hiệu năng và hiệu quả của hoạt động và bảo vệ tài sản.
Bảo vệ an toàn các tài sản bao gồm những hoạt động kiểm soát được thiết kế để nhằm mục đích chống lại những hành vi khác nhau cụ thể như lấy trộm tài sản, sử dụng bất hợp pháp, mua sắm và thanh lí tài sản không được phê chuẩn.
Hoạt động kiểm soát nội bộ trong tiếng Anh được gọi là gì?
Hoạt động kiểm soát nội bộ trong tiếng Anh được gọi là internal control activities.
Quá trình thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ:
Quá trình kiểm soát nội bộ sẽ bao gồm việc thực hiện các thủ tục kiểm soát và các chính sách để nhằm mục đích đảm bảo tất cả các nghiệp vụ được ghi chép đã được phê chuẩn, được ghi chép đúng kì, được ghi chính xác giá trị và các tài sản được bảo vệ phù hợp.
Hoạt động kiểm soát nội bộ tốt còn sẽ đảm bảo cung cấp những thông tin phản hồi cho ban quản trị về hiệu quả của những thủ tục kiểm soát đã thiết lập.
Ban quản trị cũng có thể lựa chọn những thủ tục kiểm soát đa dạng khác nhau nhằm tạo ra một cơ cấu kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp.
Cụ thể như ban quản trị đảm bảo trách nhiệm được phân chia giữa một người nhận tiền và một cá nhân khác ghi nhận khoản phải thu. Kiểm soát có thể chi thấy được chi tiết trong mỗi trường hợp cụ thể.
Vai trò của hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp:
Kiểm soát là một chức năng của quản lí.
Quá trình quản lí bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giai đoạn cụ thể. Ở giai đoạn định hướng cần có những dự báo về nguồn lực và mục tiêu cần và có thể đạt tới, kiểm tra lại các thông tin về nguồn lực và mục tiêu, xây dựng các chương trình, kế hoạch…
Kiểm soát không phải là một giai đoạn của quản lí nhưng quá trình này lại xuất hiện trong các giai đoạn khác nhau của quản lí.
Trong một công ty, hoạt động kiểm soát đóng vai trò quan trọng đối với các cổ đông, đặc biệt là có ý nghĩa quan trọng trong quá trình kiểm soát đối với các kết quả tài chính. Nếu hoạt động kiểm soát nội bộ kém thì kết quả tài chính của tổ chức đó thông thường sẽ là nghèo nàn và có thể là kết quả thua lỗ.
Trong nhiều nghiên cứu về thất bại của công ty thì nguyên nhân chủ yếu đã được tổng hợp đó chính là sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sự thiếu vắng hoạt động kiểm soát sẽ thường bắt đầu từ các chủ thể là các nhà quản lí cấp cao quản lí công ty.
Hoạt động kiểm soát không hiệu quả không những là nguyên nhân của những hành vi gian lận mà hoạt động này cũng còn có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.
Trên thực tế, nhiều hoạt động kinh doanh mới của doanh nghiệp cũng nhanh chóng bị thất bại bởi vì công ty đã không quan tâm tới việc xây dựng nền tảng kiểm soát tốt đối với các hoạt động.
Những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã cho thấy, có tới hơn 80% những gian lận tài chính do ủy ban chứng khoán phát hiện có liên quan tới các chủ thể là các nhà quản lí cấp cao trong doanh nghiệp kể cả các giám đốc điều hành hoặc giám đốc tài chính.