Khi nhắc tới chợ đây là một từ rất quen thuộc đã ăn sâu vào văn hóa của con người Việt Nam đã từ rất lâu đời, đây là nơi trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người và là nơi để giao dịch mua bán thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Mục lục bài viết
1. Chợ nông thôn là gì?
Chợ nông thôn dịch trong tiếng Anh gọi là: Rural market. Chợ nông thôn nếu xét dưới góc độ kinh tế thì chợ nông thôn là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của con người ở địa phương. Chợ nông thôn là nơi mà người sản xuất trực tiếp mang hàng hóa đến để trao đổi và tiến hành các giao dịch mua bán với người tiêu dùng để thu lơi nhuận cuối cùng hoặc thương nhân bán buôn, đồng thời cũng là nơi mà người sản xuất đến giao dịch để mua những công cụ, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.. Chợ nông thôn tuy với quy mô nhỏ nhưng nó sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất cũng như tiêu thụ hàng nông sản cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn địa phương đó
2. Đặc điểm của chợ nông thôn:
Hiện nay ở các địa phương vùng nông thôn đã hình thành lên những chợ tại địa phương và có các phiên hoạt động khá hiệu quả. Đây là yếu tố thuận lợi để mở rộng giao thương và có thể thực hiện trao đổi hàng hoá nông sản của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đã đến được với người dân khắp các vùng, miền trong tỉnh từ đó thúc đẩy kinh tế ở địa phương và đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tại chỗ cho nhân dân.
Có thể thấy thông qua chợ, người dân được tiếp xúc với các sản phẩm chất lượng và hiện nay ở các chợ quê sản phẩm thực phẩm cũng được đảm bảo bởi đa số là hàng hóa của nông dân tự tạo ra, ngoài ra việc hình thành các chợ ở nông thôn còn làm quen với nền kinh tế thị trường. Với đặc thù của tỉnh miền núi, chợ không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn phản ánh nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc của cư dân bản địa theo dó nên lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp này. Các chợ được xây dựng mới và được nâng cấp đã đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi hàng hoá, góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế – xã hội của địa phương. Thương thì vào các ngày chợ, người dân từ các xã, thôn mang hàng nông sản như ngô, đậu tương, rượu, lợn, gà, mật ong, chè, rau quả…đến trao đổi, mua bán đã giải quyết được đầu ra cho hàng hóa của người dân vùng nông thôn.
Bên canh những mặt được và những đặc điểm mang lại hiệu quả về kinh tế thì mạng lưới chợ nông thôn bên cạnh kết quả mang lại cũng đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết như các vấn đề về mật độ các chợ chưa phù hợp về khoảng cách, thiếu mặt bằng, không gian kiến trúc và các phương thức giao dịch và hình thức kinh doanh chủ yếu là mua bán trao tay hoặc đổi hàng lấy hàng, hàng hoá trao đổi tại chợ chủ yếu là các mặt hàng thông thường, hầu như không có mặt hàng chất lượng, giá trị cao, điều này phản ánh trình độ mua bán ở vùng nông thôn vẫn còn lạc hậu, hệ thống quản lý chợ vẫn chỉ dừng lại ở mức cho thuê chỗ tạm thời không cố định. Theo đó trên thực tế thì những hạn chế trên còn có nguyên nhân khác là các địa phương quy hoạch mạng lưới chợ chưa tốt và theo đó công tác điều tra, đánh giá nhu cầu cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội, về vị trí địa lý, đường giao thông trước khi mở chợ, xây chợ còn nhiều bất cập cần được khắc phục. Nhiều chợ ở khu vực nông thôn được đầu tư, mở mới do nhân dân đóng góp bằng công lao động hoặc bằng vật liệu sẵn có…
3. Xu hướng tiêu dùng ở nông thôn:
Hiện nay theo số liệu thống kế thì người tiêu dùng ở nông thôn chiếm khoảng 68% trong số 90 triệu dân, người tiêu dùng nông thôn đang có những bước phát triển nhảy vọt và nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Khi nền kinh tế quốc dân tiếp tục tăng trưởng và triển vọng của thị trường tiêu dùng nhanh điều đó cho thấy những dấu hiệu khả quan, thì sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp đa quốc gia dành cho người tiêu dùng nông thôn Việt Nam ngày càng tăng. Nước ta có thể thấy với dân số khổng lồ cùng với sự thịnh vượng ngày càng rõ ràng hơn, vùng nông thôn Việt Nam thực sự là thị trường hấp dẫn vì người tiêu dùng ở đây đang có mức thu nhập tăng nhanh và họ cũng có khuynh hướng nâng cao lối sống hiện tại của mình nên rất nhiều tiếp thị đã tới khảo sát tình hình hàng hóa ở Việt Nam.
Bên cạnh đó thì trên thị trường nhiều tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hết do vẫn tồn đọng nhiều thách thức. Những thách thức này chủ yếu vẫn là những điều truyền miệng, chưa được kiểm chứng về vùng nông thôn và chưa có số liệu tực tế để chứng minh vấn đề này. Chẳng hạn như suy nghĩa về người tiêu dùng nông thôn ít kết nối hơn so với thành thị, họ có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm giá rẻ và việc phân phối sản phẩm đến những vùng đất xa xôi sẽ gây nhiều tốn kém cho các doanh nghiệp. Để kiểm chứng lại những sự thật về vùng nông thôn Việt Nam, cần tiến hành những nghiên cứu và phát hiện ra rằng việc tiếp cận vùng đất nông thôn nhiều hơn để khai thác thị trường này và thu hút người tiêu dùng nông thôn.
Qúa trình đô thị hoá hiện nay đã giúp thu ngắn khoảng cách giữa người tiêu dùng nông thôn và người tiêu dùng ở các thành phố lớn, và giúp họ được sống trong các môi trường truyền thông đa dạng với công nghệ internet. Khi nói đến việc xác định hành vi tiêu dùng số và các kênh truyền thông chính để tiếp cận họ, thì truyền hình vẫn là kênh chủ yếu trong khi các phương tiện truyền thông xã hội cũng đang phát triển đáng chú ý ở khu vực này qua đó ở khu vực nông thôn có thể tiếp cận được xu hướng hàng hóa.
Theo như trên thực tế cho thấy các mức độ sử dụng Internet vẫn còn thấp, nhưng sự thật là việc sử dụng Internet và các kênh kỹ thuật số ngày càng gia tăng trong số những người tiêu dùng này. Số liệu cho thấy có gần 24 triệu người ở khu vực nông thôn sử dụng Internet, xấp xỉ với số lượng người sử dụng Internet ở các khu vực thành thị. Các phương tiện truyền thông xã hội xuất hiện như một trong những nền tảng phổ biến nhất để họ thu thập thông tin, giải trí và giữ liên lạc với người thân, bạn bè với 22.5 triệu người sử dụng Facebook ở nông thôn so với 23.5 triệu người sử dụng Facebook ở các khu vực thành thị.
Khi được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện truyền thông, thì hành vi và thái độ tiêu dùng của người tiêu dùng nông thôn và thành thị sẽ có nhiều điểm tương đồng nhau và có sự tương đồng trong sử dụng hàng hóa nhiều hơn. Thậm chí sẽ có những chuyển đổi mạnh mẽ trong các giá trị cốt lõi của người tiêu dùng nông thôn và nhất là các khu chợ sẽ đa dạng hóa các loại hàng hóa. Nếu trước đây họ thường gắn với tư duy hài lòng với bản thân, hy sinh bản thân thì hiện nay họ đang có tư duy hướng đến sự ổn định, và thậm chí trong tương lai họ có thể sẽ nâng cao suy nghĩ về việc mong muốn được phát triển tốt hơn, nhắm đến sự giàu có và phát triển kinh tế thịnh vượng và chăm lo cho tương lai của thế hệ con cháu. Những gì đang xảy ra ở khu vực thành thị thì cũng đang xảy ra tương tự ở khu vực nông thôn cụ thể có thể thấy chợ nông thôn hiện nay có đầy đủ những thực phẩm cần thiết. Do đó, ranh giới giữa người tiêu dùng nông thôn và thành thị ngày càng mờ đi xét về khía cạnh sự kết nối và tư duy.”
Kết luận: Như chúng ta đã biết thì chợ không chỉ là nơi để trao đổi hàng hóa và giao dịch các nhu cầu thiết yếu về tiru dùng cho nhân dân và chợ nông thôn còn là nét văn hóa riêng của đất nước Việt nam. Theo đó hiện nay khắp các địa phương đều xuất hiện chợ và hình dung tại các địa phương hệ thống chợ được hoàn thiện và đổi mới dần theo nhu cầu của nhân dân, tuy nhiên vẫn giữ được những nét riêng của văn hóa. Qua hệ thống các chợ ở nông thôn cũng góp phần thúc đẩy kinh tế ở địa phương và giúp nhân dân được tiếp cận với nhiều loại hàng hóa khác nhau.