Chính sách xã hội quan tâm đến cách thức mà các xã hội trên toàn thế giới đáp ứng các nhu cầu của con người về an ninh, giáo dục, công việc, y tế và phúc lợi. Vậy chính sách xã hội là gì? Các đặc trưng, vai trò và phân loại của chính sách xã hội được nhận định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Chính sách xã hội là gì?
Chính sách xã hội là một kế hoạch hoặc hành động của chính phủ hoặc các cơ quan thể chế nhằm cải thiện hoặc cải cách xã hội.
Một số chuyên gia và trường đại học coi chính sách xã hội là một tập hợp con của chính sách công, trong khi những người hành nghề khác mô tả chính sách xã hội và chính sách công là hai cách tiếp cận riêng biệt, cạnh tranh vì cùng một lợi ích công (tương tự như MD và DO trong chăm sóc sức khỏe), với chính sách xã hội được coi là tổng thể hơn chính sách công. Bất kể trường đại học tuân theo thuyết phục nào trong số những thuyết phục này, chính sách xã hội bắt đầu bằng việc nghiên cứu trạng thái phúc lợi và các dịch vụ xã hội. Nó bao gồm các hướng dẫn, nguyên tắc, luật pháp và các hoạt động liên quan ảnh hưởng đến điều kiện sống có lợi cho phúc lợi con người, chẳng hạn như chất lượng cuộc sống của một người.
Khoa Chính sách Xã hội tại Trường Kinh tế Luân Đôn định nghĩa chính sách xã hội là “một môn học liên ngành và ứng dụng liên quan đến việc phân tích các phản ứng của xã hội đối với nhu cầu xã hội”, nhằm mục đích bồi dưỡng cho sinh viên của mình khả năng hiểu lý thuyết và bằng chứng rút ra từ một loạt các ngành khoa học xã hội, bao gồm kinh tế, xã hội học, tâm lý học, địa lý, lịch sử, luật, triết học và khoa học chính trị.
Trung tâm Chính sách Xã hội Malcolm Wiener tại Đại học Harvard mô tả chính sách xã hội là “chính sách công và thực hành trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ con người, tư pháp hình sự, bất bình đẳng, giáo dục và lao động”. Chính sách xã hội cũng có thể được mô tả là những hành động ảnh hưởng đến hạnh phúc của các thành viên trong xã hội thông qua việc định hình việc phân phối và tiếp cận hàng hóa và tài nguyên trong xã hội đó. Chính sách xã hội thường giải quyết những vấn đề xấu xa.
Chính sách xã hội giải quyết rõ ràng chính sách xã hội và chính sách công từ cả quan điểm của các hệ thống phúc lợi tiên tiến và của các nước đang phát triển. Nó rất chú ý đến các cấu hình khác nhau của các chủ thể chính sách công (nhà nước, gia đình, thị trường, xã hội dân sự) liên quan đến việc cung cấp phúc lợi xã hội trong các bối cảnh khác nhau.
2. Chính sách xã hội được dịch với tên tiếng Anh là gì?
Chính sách xã hội được dịch với tên tiếng Anh là: Social policy.
3. Các đặc trưng của chính sách xã hội:
Các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… thì được xác định là khác hoàn toàn so với chính sách xã hội. Những bắt nguồn từ các khía cạnh xã hội, tính chất xã hội của chính sách xã hội này đã tạo nên được sự khác biệt đó. Từ đó, ta có thể nhận định chính sách xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:
– Một trong những chính sách đối với con người, sử dụng để nhằm mục đích hướng tới con người lấy con người làm trung tâm phát triển con người một cách toàn diện. đó không phải chính sách nào khác mà chính là chính sách xã hội.
– Một chính sách mà được nhận định là mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, luôn hướng tới việc hình thành những giá trị chuẩn mực mới, tiến bộ góp phần đẩy lùi các ác, cái xấu trong xã hội đó được nhận định là chính sách xã hội.
– Một chính sách mang trong mình tính trách nhiệm xã hội cao đó chính là chính sách xã hội, chính sách này bao giờ cũng quan tâm đến những cá nhân sống trong những điều kiện thiệt thòi, khó khăn so với mặt bằng chung của xã hội lúc bấy giờ, quan tâm đến số phận của những con người cụ thể. Đồng thời chính sách xã hội này còn tạo điều kiện cho những cá nhân đó phát huy những khả năng vốn có của mình vươn lên hòa nhập với xã hội.
– Việc một chính sách thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng bao giờ cũng có cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng của chính sách xã hội.
4. Vai trò của chính sách xã hội:
– Một trong những vai trò của chính sách xã hội đó chính sách này được nhận định là một trong các công cụ, biện pháp để Nhà nước tiến hành phát triển toàn diện con người. Hay là chính sách xã hội được nhận định là chính sách đối với con người, nó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực con người trong việc ổn định và phát triển xã hội, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội.
– Chính sách xã hội phân tích các vai trò khác nhau của: chính phủ quốc gia, gia đình, xã hội dân sự, thị trường và các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ trong suốt cuộc đời từ thời thơ ấu đến tuổi già. Các dịch vụ và hỗ trợ này bao gồm hỗ trợ trẻ em và gia đình, đi học và giáo dục, đổi mới nhà ở và khu vực lân cận, duy trì thu nhập và giảm nghèo, hỗ trợ thất nghiệp và đào tạo, lương hưu, chăm sóc sức khỏe và xã hội. Chính sách xã hội nhằm xác định và tìm cách giảm thiểu bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ và hỗ trợ giữa các nhóm xã hội được xác định theo tình trạng kinh tế – xã hội, chủng tộc, dân tộc, tình trạng di cư, giới, khuynh hướng tình dục, khuyết tật và tuổi tác và giữa các quốc gia.
– Những phân hóa, mâu thuẫn và khác biệt xã hội được khắc phục dựa trên một công cụ cụ thể đó chính là chính sách xã hội. Đồng thời chính sách này còn được dùng để để điều tiết các quan hệ xã hội nhằm phát huy khả năng của toàn xã hội vào những mục tiêu chung. Nói một cách đơn giản hơn là khi cơ cấu xã hội của xã hội đó không còn phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển hay là khi xã hội có “vấn đề xã hội” nảy sinh, thì lúc này, cần phải điều chỉnh vào các phân hệ của cơ cấu xã hội bằng cách dùng các chính sách xã hội tác động vào để cho xã hội được công bằng, tạo môi trường tích cực cho xã hội phát triển và từ đó hướng tới hình thành cơ cấu xã hội mới phù hợp, tối ưu, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển trong sự ổn định.
Suy đến cùng thì chính sách xã hội hợp lý và giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ xã hội trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau cần dựa trên việc đảm bảo xã hội phát triển trong sự ổn định, đây được xem là một trong những nội dung tiên quyết.
– Sự công bằng xã hội được hướng tới dựa trên vai trò quan trọng của chính sách xã hội. Cũng chính vì vậy mà nó đã tạo ra tính tích cực, năng động xã hội, làm cho xã hội phát triển bền vững. Bởi vậy mà sự cân đối mặt bằng giữa các chính sách, là giải quyết chính sách xã hội sao cho vấn đề lợi ích giữa các đối tượng có thể có chênh lệch nhưng xã hội chấp nhận được và được xác định chung đó chính là công bằng. Các động lực xã hội sẽ bị làm triệt tiêu và dẫn tới sự trì trệ và khủng hoảng xã hội nếu không có chính sách xã hội phù hợp, giải quyết đúng đắn vấn đề mấu chốt này. Bài học kinh nghiệm qua việc áp dụng một chính sách cào bằng chung chung trong thời bao cấp trước đây ở nước ta dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng cho thấy rõ điều đó.
5. Phân loại của chính sách xã hội:
– Thứ nhất, xét ở tính phổ biến (gọi là chính sách xã hội phổ biến) có:
+ Một là, chính sách dân số, chính sách lao động và việc làm,
+ Hai là, chính sách bảo đảm xã hội (bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội),
+ Ba là, chính sách phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
– Thứ hai, xét theo giai cấp, tầng lớp xã hội (chính sách xã hội với các giai tầng xã hội) có:
+ Một là, chính sách xã hội với giai cấp công nhân;
+ Hai là, chính sách xã hội đối với giai cấp nông dân;
+ Ba là, chính sách xã hội đối với tầng lớp trí thức và sinh viên;
+ Bốn là, chính sách xã hội đối với doanh nghiệp tư nhân…
– Thứ ba, xét theo giới đồng bào (chính sách xã hội đối với các giới đồng bào) có: Các chính sách đối với thanh niên, phụ nữ và gia đình, các dân tộc thiểu số, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ….
– Thứ tư, theo đối tượng, tính chất và phạm vi có các chính sách xã hội được tính đến, được lồng ghép, được xây dựng trong khi hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế như:
+ Một là, chính sách xã hội cơ bản, chung cho mọi đối tượng trong cộng đồng (chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm…);
+ Hai là, chính sách xã hội cấp bách để tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội gay cấn (chính sách việc làm, xóa đói giảm nghèo …);
+ Ba là, chính sách xã hội cho một số đối tượng đặc biệt (người già cô đơn, tàn tật….).