Như chúng ta đã biết thì với mỗi một doanh nghiệp vấn đề nhân lực rất quan trọng vì nó quyết định tới yếu tố hoạt động và kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm. Cùng bài viết tìm hiểu về chính sách quản lý nguồn nhân lực là gì? Mục tiêu của chính sách quản lý nguồn nhân lực?
Mục lục bài viết
1. Chính sách quản lí nguồn nhân lực là gì?
Chính sách quản lí nguồn nhân lực trong tiếng Anh được gọi là Human resource management policy.
Nhân lực là vấn đề rất được sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp, theo đó chính sách quản lí nguồn nhân lực là toàn thể các quan điểm tư tưởng, mục tiêu và giải pháp nhằm đảm bảo, phát triển và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước.
2. Mục tiêu của chính sách quản lí nguồn nhân lực:
Khi nói về chính sách quản lí nguồn nhân lực của Nhà nước chúng ta thấy rất rõ về mục đích của nó nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra trong các thời kì phát triển của đất nước và cũng theo đó chính sách phát triển nguồn nhân lực phải nhằm hoàn thiện về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nếu chúng ta xết về ề số lượng nguồn nhân lực, chính sách phát triển nguồn nhân lực phải thống nhất với chính sách dân số, nhằm điều chỉnh dân số cho phù hợp với phát triển kinh tế. Về chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhiều lĩnh vực như đào tạo, đời sống, an sinh xã hội…
Nội dung của chính sách quản lí nguồn nhân lực
– Nắm cung cầu và sự biến động của cung cầu lao động, làm cơ sở để quyết định chính sách quốc gia, qui hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng lao động toàn xã hội;
– Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động;
– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
– Quyết định các chinhs ách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao động và về xây dựng các môi quan hệ lao động trong doanh nghiệp;
– Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê thông tin về lao động và thị trường lao động, mức sống, thu nhập của người lao động;
– Thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về lao động và xử lí các trường hợp vi phạm pháp luật;
– Xử lí các tranh chấp về lao động;
– Xây dựng các chính sách về xuất khẩu lao động và tổ chức quản lí lao động ở nước ngoài;
– Áp dụng các phương pháp và kĩ thuật quản lí con người có hiệu quả.
3. Vai trò của quản trị nhân lực:
Như chúng ta đã biết hoạt động quản trị nguồn nhân lực được hiểu là hoạt động của doanh nghiệp để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại mang yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay có thể thấy quản trị nguồn nhân lực có vai trò rất đặc biệt và ngày càng quan trọng bởi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và nguồn nhân lực là yếu tố chiến lược tạo lên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những nhân sự có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Như vậy với tri thức, kinh nghiệm của đội ngũ này là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đây cũng là 1 thách thức với doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần có đủ khả năng quản lý, tạo môi trường cho đội ngũ này phát triển để họ cống hiến cho doanh nghiệp một cách lâu dài nhất.
Như chúng ta đã hiểu về công tác quản trị nhân sự nó sẽ là tất cả các biện pháp áp dụng cho nhân viên của doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó. Trong trường hợp mà không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên thiếu tổ chức và kỷ luật. Như vậy nê ta thấy đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có tính cách, sở thích và năng lực riêng biệt.
Hiện nay ta thây với những khó khăn, hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi cơ bản cách thức hoạt động quản trị con người trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, đãi ngộ, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của doanh nghiệp.
Như vậy căn cứ dựa trên những phân tích về vai trò của quản trị nhân lực và thực trạng của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể tìm kiếm được công cụ hỗ trợ tối ưu trong công tác quản trị nhân sự và một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho các chủ doanh nghiệp hiện nay chính là phần mềm quản lý nhân sự.
4. Các giải pháp quản lý lực có sự hiệu quả:
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Là người quản lý, bạn cần có chiến lược, mục tiêu rõ ràng từng công việc của mình, đồng thời xác định hướng đi chung cho toàn bộ nhân viên. Việc định hướng cho nhân viên ngay từ đầu chính là chìa khóa giúp thúc đẩy hiệu quả hoạt động lớn nhất. Bên cạnh đó, tạo động lực, môi trường làm việc lý tưởng để nhân viên thoải mái đóng góp ý tưởng, công sức nhằm phát triển doanh nghiệp.
Nắm rõ năng lực nhân viên
Nắm rõ được năng lực cấp dưới cũng là một giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với năng lực, điểm mạnh của từng người. Tránh giao việc quá sức hoặc quá nhẹ, dễ sinh ra tâm lý chán nản, dẫn đến bỏ việc giữa chừng.
Bên cạnh đó, nhân viên được làm đúng chuyên môn, năng lực của mình và hoàn thành tốt cũng tạo thêm sự hứng khởi, động lực tiếp tục cống hiến về sau.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần phải dành nhiều thời gian quan sát, đánh giá hiệu quả công việc, cách hành xử, thái độ làm việc,… để nắm rõ được năng lực nhân viên.
Xây dựng môi trường làm việc tốt là giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả
Môi trường làm việc lý tưởng cần có đầy đủ không gian, trang thiết bị, đồ dùng cơ bản để nhân viên có thể tập trung làm việc. Bên cạnh đó là môi trường có nhiều cơ hội cho nhân viên thể hiện, phát triển bản thân, lộ trình thăng tiến rõ ràng để tạo mục tiêu phấn đấu và điều quan trọng nữa đó là chế độ khen thưởng, khích lệ nhân viên đạt thành tích cao trong tháng, năm. Ngoài ra thì với môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau cũng giúp tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả hơn.
Bảo đảm công bằng giữa các nhân viên
Vấn đề bất công trong chính sách thưởng, phạt giữa các nhân viên trong doanh nghiệp rất thường xuyên xảy ra, dẫn đến thiếu hụt nhân sự, giảm hiệu suất làm việc đáng kể. Đồng thời tạo ra nhiều mâu thuẫn khó nói trong nội bộ công ty, khiến tinh thần làm việc không được thoải mái. Để giải quyết vấn đề này, người lãnh đạo cần đưa ra những quy định rõ ràng, chặt chẽ và áp dụng cho toàn bộ nhân viên. Bạn sẽ là người tuân thủ quy định đầu tiên để làm gương cho cấp dưới. Các chính sách thưởng, phạt đều được thông báo công khai trên toàn hệ thống, đảm bảo tất cả nhân viên đều được nhận.
Xử lý xung đột khéo léo
Xung đột giữa các phòng ban hay cá nhân là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ doanh nghiệp nào. Có thể do mâu thuẫn quyền lợi, sự bất công hay quá căng thẳng mà nên. Việc của người lãnh đạo lúc này là nhẹ nhàng “gỡ rối” cho từng bên, tạo điều kiện trao đổi, bày tỏ để hiểu nhau hơn, từ đó biết thông cảm, cởi mở và hòa đồng.