Ở nước ta, các vùng lãnh thổ khác nhau mang tiềm năng đặc trưng khác biệt. Do đó việc xác định đối tượng và phân vùng nhằm đưa ra các chính sách hiệu quả áp dụng cho từng vùng. Việc điều chỉnh, quản lý và phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cũng được triển khai đồng bộ và linh hoạt hơn.
Mục lục bài viết
1. Chính sách phát triển vùng kinh tế là gì?
Chính sách phát triển vùng kinh tế là một chính sách được thực hiện bởi chủ thể Nhà nước. Các nội dung chính sánh nhằm tác động lên các yếu tố chưa phát triển. Khai thác các tiềm năng phục vụ cho kinh tế. Các giá trị nhận được tạo hiệu quả cho một vùng kinh tế nhất định. Phục vụ cho mục tiêu chung của đất nước. Như vậy có thể thấy, chính sách phát triển vùng là sự chia nhỏ đối tượng tác động. Giúp mục tiêu chung trong phát triển kinh tế được thực hiện hiệu quả.
Có thể hiểu khái niệm này với hai góc độ.
Dưới góc độ chính sách của nhà nước.
Trước tiên, đây là chính sách được nhà nước áp dụng với mục đích phát triển kinh tế. Chính sách phát triển vùng kinh tế hay còn gọi là chính sách cơ cấu vùng lãnh thổ. Nội dung của chính sách quy định cụ thể cho các vùng kinh tế khác nhau. Với một quốc gia, các vùng khác nhau được xét dựa trên yếu tố văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên,… Do đó mà nhằm mục đích phát triển chung cả đất nước, việc thực hiện có hiệu quả cho từng vùng là chính sách lâu dài và toàn diện.
Chính sách phát triển vùng kinh tế là việc xác định các chính sách, hoạch định chiến lược cho mục tiêu đưa kinh tế các vùng lãnh thổ phát triển. Các yếu tố phát triển cũng được quy định linh hoạt theo các tiềm năng phát triển ngành nghề. Do vậy mà trong một quốc gia, các ngành nghề kinh tế rất đa dạng. Việc hoạch định chính sách được nhà nước thực hiện. Với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nội dung chính sách ở vùng lãnh thổ mình quản lý dựa trên ngân sách nhà nước.
Dưới góc độ mục đích ban hành chính sách.
Chính sách là một hệ thống các nguyên tắc, quan điểm mang tính chiến lược và cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Chính sách phát triển vùng kinh tế là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải pháp mà nhà nước áp dụng. Nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất tiềm năng kinh tế của mỗi vùng. Như vậy, để thực hiện xây dựng chính sách. Nhà nước cần phải xác định điều kiện thực tế từng vùng, cùng các tiềm lực có thể khai thác trong phát triển kinh tế. Việc phân chia các vùng kinh tế dựa trên đánh giá các đặc điểm kinh tế vùng trong các giai đoạn trước.
Chính sách ban hành nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế – xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Với các mục tiêu được xác định, chính sách phải đảm bảo mang lại các lợi ích kinh tế lớn nhất trong các thời kỳ phát triển đất nước. Hiệu quả cuối cùng nhằm hướng đến mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội.
2. Các bộ phận:
– Chính sách phát triển đối với vùng kinh tế đô thị.
Với các đặc trưng của vùng kinh tế đô thị mà các chính sách được thực hiện có đặc điểm riêng biệt. Kinh tế đô thị đã có sự phát triển và hiện đại nhất định. Để thúc đẩy hoạt động kinh tế ở vùng này phát triển. Cần tập chung đầu tư cho các ngành dịch vụ, các ngành cần chuyên môn cao từ lực lượng lao động và ứng dụng công nghệ. Nhằm đưa đến tiến bộ về công nghệ, chuyên môn hóa hệ thống tổ chức và hiệu quả kinh doanh cao. Với một sô ngành có tiềm năng phát triển và khai thác có thể đưa ra các chính sách xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm cho vùng. Mang đến các giá trị kinh tế nhất định cũng như giải quyết nhu cầu lao động và việc làm.
Chính sách phải đảm bảo tạo điều kiện phát triển nhóm ngành sản xuất vật chất, kinh doanh. Bên cạnh phát triển khối ngành dịch vụ, du lịch, tiền tệ, bảo vệ môi trường… Dựa theo đặc điểm về yếu tố sinh hoạt đô thị như các loại hàng hóa lưu động, kiến trúc, công trình công cộng…
– Chính sách phát triển vùng đồng bằng.
Với yếu tố về địa hình, khí hậu, đất đai,… Đối với vùng đồng bằng, việc tập chung phát triển thúc đẩy nông nghiệp được tiến hành. Các chính sách thường đưa ra các lợi thế với hoạt động nông nghiệp. Cũng như đưa các ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào hỗ trợ nông nghiệp. Các chính sách trong phát triển nông nghiệp tạo nguồn cung cấp lương thực cho quốc gia. Cũng là nhu cầu xuất khẩu trong hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp.
Vùng đồng bằng còn được chuyển dịch cơ cấu khi có sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Với các nguồn lao động dồi dào, không đòi hỏi kinh nghiệm cũng có thể tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các chính sách được áp dụng giúp cho khu vực này có thể tham gia đa dạng vào các ngành nghề kinh tế và học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ.
– Chính sách phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đây là vùng tập chung nhiều khó khăn với yếu tố về địa hình. Không tạo ra thuận lợi trong các hoạt động về sản xuất, vận chuyển hay mua bán hàng hóa, dịch vụ. Các chính sách được thực hiện vẫn là cố gắng khắc phục các khó khăn trong điều kiện tự nhiên và các yếu tố xã hội. Tập chung vào nâng cao dân chí. Và xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân. Các chính sách kinh tế phù hợp vẫn được áp dụng một cách linh hoạt dựa trên các ủng hộ từ điều kiện tự nhiên và xã hội.
– Chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
Đây là vùng đòi hỏi các chính sách linh hoạt. Thường xuyên nhằm tác động nên nền kinh tế. Đẩy mạnh kinh tế tại vùng này là yêu cầu và đòi hỏi của nhiều quốc gia. Do các điều kiện đang có tạo ưu thế để thực hiện các chính sách nhằm phát huy hết tiềm năng và lợi thế sẵn có. Với các ngành kinh tế trọng điểm có xu hướng biến đổi và phát triển hết sức đa dạng. Như các ngành về dịch vụ, Công nghiệp và xây dựng,… Cũng như có sư liên kết và thúc đẩy tăng trưởng lẫn nhau giữa các ngành nghề.
3. Công cụ:
Với các vùng kinh tế khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để có chiến lược phát triển kinh tế theo vùng phù hợp. Nhà nước có thể thông qua việc sử dụng các công cụ dưới đây:
Từ phía nhà nước.
– Các công cụ thuộc chính sách tài chính như vốn, thuế… Việc thực hiện chính sách nhất thiết cần các đảm bảo về thu và chi ngân sách. Các nguồn thu ngân sách được đảm bảo từ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Trong khi việc thực hiện chính sách phát triển vùng kinh tế được xem là đòi hỏi trong hoạt động chi thường xuyên từ ngân sách. Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả, kịp thời và phù hợp với đòi hỏi từng ngành.
– Các công cụ thuộc chính sách tiền tệ – tín dụng như tín dụng ưu đãi, ngoại tệ… Các ưu đãi giúp chính sách được thực hiện đảm bảo và dễ dàng hơn trên thực tế. Chính sách tín dụng ưu đãi không chỉ giúp nhà nước thực hiện cung cấp các dịch vụ trong ngành nghề cụ thể. Nó còn tạo thuận lợi giúp cá nhân hay doanh nghiệp trong huy động vốn. Từ đó mà thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Góp phần vào phát triển kinh tế vùng và kinh tế quốc gia.
– Các công cụ của Nhà nước nhằm thúc đẩy tiêu thụ, tạo đầu ra cho sản phẩm. Giải quyết các vấn đề của thị trường, hỗ trợ sản xuất. Hay ký kết các hiệp định thương mại tự do hỗ trợ mở rộng thị trường phân phối sản phẩm.
Từ doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng.
– Đảm bảo kết cấu hạ tầng kĩ thuật – xã hội. Kết cấu hạ tầng là bộ mặt cũng như công cụ hỗ trợ cho kinh tế. Như việc vận chuyển, đào tạo trình độ chuyên môn, đáp ứng kỹ thuật và tiêu chuẩn kinh tế,… Các kết cấu hạ tầng được kể đến như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục đào tạo, thuỷ lợi, điện nước, giống cây và kĩ thuật sản xuất,…
– Các công cụ thuộc chính sách đầu tư trong nước, quốc tế. Các chính sách đầu tư hướng đến đưa các vùng kinh tế tiếp cận với các hoạt động thúc đẩy kinh tế. Khuyến khích các dự án đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm giúp đưa ưu thế lên phát triển bền vững. Hay đầu tư vào vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với các dự án tiếp cận tri thức, giáo dục. Các hoạt động phát triển kinh tế dựa trên ủng hộ của tài nguyên, điều kiện tự nhiên hay khí hậu,…
– Trong lĩnh vực quy hoạch, chương trình và dự án. Hoạt động quy hoạch tạo ra bộ mặt mới cho các vùng. Các dự án được đầu tư và thực hiện hỗ trợ cho vùng kinh tế phát triển cũng là công cụ hữu ích. Đây có thể là dự án trong đầu tư công nghệ hay phát triển thương mại.
Đưa ra bình luận.
Như vậy với mỗi đất nước, hoạt động phát triển kinh tế là nhu cầu tất yếu. Với các chính sách phát triển được thực hiện cho các vùng có tính chất kinh tế khác nhau. Chính sách phát triển vùng kinh tế không chỉ giải quyết vấn đề tăng trưởng GDP mà còn giải quyết cả những vấn đề phát triển. Trong nội dung thâu tóm các chiến lược phát triển kinh tế của từng vùng và toàn bộ lãnh thổ đất nước. Đưa đến các hiệu quả và bảo đảm phát triển ổn định, bền vững.