Chính sách lãi suất bằng không là gì? Rủi ro của chính sách lãi suất bằng không? Vai trò của chính sách lãi suất với nền kinh tế Việt Nam?
Như chúng ta đã biết trên nền kinh tế phát triển hiện nay không chỉ có các quốc gia khác nhau quan tâm tới lãi suất mà Việt nam cũng vậy, lãi suất đóng vai trò to lớn trong một nền kinh tế, nó là yếu tố để cho biết nền kinh tế của nước đó đang trong tình trạng như thế nào? Hiện nay với mỗi nền kinh tế sẽ áp dụng các chính sách về lãi suất khác nhau để biết rõ chính sách nào là phù hợp với kinh tế các tổ chức tín dụng cần có lựa chọn kĩ lưỡng. Hiện nay có chính sách được khá nhiều nước áp đụng dó là Chính sách lãi suất bằng không.
Mục lục bài viết
1. Chính sách lãi suất bằng không là gì?
Chính sách lãi suất bằng không trong tiếng Anh là ” Zero Interest-Rate Policy, viết tắt là ZIRP”.
Chính sách lãi suất bằng không là một phương pháp kích thích tăng trưởng đồng thời giữ lãi suất ở mức gần bằng không. Theo chính sách này, ngân hàng trung ương sẽ không còn có thể giảm lãi suất, khiến cho những chính sách tiền tệ thông thường bị vô hiệu hóa. Do đó, các chính sách tiền tệ độc đáo như nới lỏng định lượng sẽ được sử dụng để tăng cơ sở tiền. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã thực hiện chính sách lãi suất bằng không từ những năm 1990 để chống lại giảm phát và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Một chính sách tương tự cũng đã được áp dụng tại Anh, Mỹ và các nước EU. Tuy nhiên, như đã thấy ở Eurozone, việc mở rộng chính sách lãi suất bằng không quá mức cũng có thể dẫn đến lãi suất âm. Do đó, nhiều nhà kinh tế học đã thách thức chính sách lãi suất bằng 0, chỉ ra những cạm bẫy của nó, ví dụ như bẫy thanh khoản.
2. Rủi ro của chính sách lãi suất bằng không:
Bất chấp sự tiến bộ của Mỹ, các nhà kinh tế học cho rằng Nhật Bản và các quốc gia EU là ví dụ về những thất bại của chính sách lãi suất bằng không. Lãi suất thấp được qui là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bẫy thanh khoản. Chính sách lãi suất bằng không chủ yếu được các nước thực hiện sau khi suy thoái kinh tế diễn ra, khi đó giảm phát, thất nghiệp và tăng trưởng chậm trở thành tình hình nổi trội trong nền kinh tế. Ngoài ra, bất chấp chính sách lãi suất bằng không và chính sách mở rộng tiền tệ, việc cho vay có thể vẫn sẽ đình trệ khi các công ty dùng thu nhập kiếm được để trả nợ, thay vì tái đầu tư vào công ty.
Chính sách lãi suất bằng không cũng có thể dẫn đến bất ổn tài chính trên thị trường trong thời kì kinh tế ổn định. Khi lãi suất thấp, các nhà đầu tư tìm kiếm các công cụ tạo ra lợi suất cao hơn, nhưng chúng cũng thường rủi ro hơn. Lãi suất có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính, có thể quyết định đến việc tiết kiệm thói quen đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn. Thông thường, các khoản đầu tư dài hạn thường được lập dạng kế hoạch hưu trí và quĩ hưu trí. Khi lãi suất dài hạn gần bằng không, thu nhập của người về hưu và những người sắp đến tuổi nghỉ hưu sẽ tệ hơn.
Mặc dù chính sách lãi suất bằng không có thể gây bất lợi, các nhà hoạch định chính sách ở những nền kinh tế tiên tiến vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp này như một phương thuốc để hồi phục sau suy thoái. Lợi ích chính của lãi suất thấp là khả năng kích thích hoạt động kinh tế. Mặc dù tạo ra lợi suất thấp, lãi suất gần bằng không khiến chi phí vay giảm. Điều này có thể thúc đẩy đầu tư và chi tiêu hộ gia đình. Tương tự, lãi suất thấp cải thiện khả năng cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng có ít vốn để cho vay thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính.
3. Vai trò của chính sách lãi suất với nền kinh tế Việt Nam:
Như chúng ta đã biết trong thời kì phát triển kinh tế hiện nay thì lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội tập trung vào quỹ tín dụng. Lãi suất còn được biết tới là công cụ để đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế. Ở các nước kinh tế phát triển, giá trái khoán và lãi suất được yết giá hàng ngày trên các tờ báo của cơ quan chính phủ. Người ta có thể căn cứ vào sự biến động của lãi suất để dự báo các yếu tố khác của nền kinh tế như: tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt ngân sách. Các yếu tố này hợp thành chỉ tiêu trừu tượng “sức khỏe” của nền kinh tế. Người ta có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiêu trong tương lai của họ, trong khi đó ngân hàng và các nhà đầu tư cần dự báo lãi suất để quyết định xem chọn mua tài sản nào. Vai trò của lãi suất thể hiện trên cả tầm vĩ mô và vi mô.
Nếu chúng ta xét trên tầm vĩ mô, lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước. Ý nghĩa này của lãi suất tín dụng được thể hiện trên nhiều mặt thì theo đó nhà nước có thể thông qua lãi suất tín dụng để thực hiện điều chỉnh lượng cung ứng tiền, từ đó tác động đến sự tăng giảm sản lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó nếu nhìn trên tầm vĩ mô thì lãi suất tín dụng tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư. Khi lãi suất tín dụng tăng cao, người dân sẽ hạn chế tiêu dùng, gửi tiết kiệm nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ thận trọng trong các hoạt động đầu tư vì vậy tổng cầu và tổng cung đều có xu hướng giảm. Ngược lại, lãi suất tín dụng hạ thấp khuyến khích tiêu dùng, các khoản gửi tiết kiệm sẽ hạn chế hơn trong khi đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tổng cung và tổng cầu đều có xu hướng tăng cao.
Không những thế với lãi suất tín dụng được sử dụng làm công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Nâng cao lãi suất tín dụng sẽ hút ngoại tệ vào trong nước làm tăng cung ngoại tệ. Hạ thấp lãi suất tín dụng sẽ đẩy ngoại tệ ra ngoài nước, làm giảm cung và tăng cầu ngoại tệ.
Nếu chúng ta ét trên góc độ vi mô, sự ảnh hưởng của thay đổi lãi suất tín dụng thể hiện ở hai góc độ thì theo đó lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển và lãi suất tín dụng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đời sống của dân cư.
Trên thực tế để áp dụng chính sách lãi suất thì về phía Ngân hàng Nhà nước hiện nay đã có giải pháp để hạ mặt bằng lãi suất huy động, song lại khiến dòng tiền nhàn rỗi đổ vào bất động sản. Do đó, để dòng tiền đưa vào các kênh đầu tư có lợi và “ngăn không chảy vào các kênh có hại cho nền kinh tế”, VAFI đưa ra hàng loạt kiến nghị để đưa dần lãi suất tiền gửi về 0%/năm. Theo đó trên thực tế Bộ Tài chính xây dựng Luật Thuế tài sản theo hướng hạn chế mạnh dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường bất động sản, đồng thời kiểm soát để không cho tăng giá đất, áp dụng thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi. Giải pháp ngăn chặn vốn chảy vào đầu cơ bất động sản, theo VAFI, là điều kiện tiên quyết để hạ nhanh lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Thực hiện hoạt động này với mục đích hướng tới cuối cùng đó là ngăn chặn vốn chảy vào đầu cơ bất động sản, VAFI lại kiến nghị nắn dòng vốn nhàn rỗi chảy vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2 %/năm. Theo đó, hệ thống ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn khổng lồ với kỳ hạn dài để làm cơ sở cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cho vay thấp dưới mức 5%/năm. Theo đó ta thấy các đề xuất áp dụng chính sách lãi suất âm với tiền gửi ngoại tệ hay khuyến khích người dân rót tiền nhàn rỗi vào kênh trái phiếu, các chuyên gia cho rằng đây là lĩnh vực vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.