Chính sách kinh tế đối ngoại là tập hợp các nội dung liên quan đến chủ trương phương pháp của Nhà nước trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong thời kỳ hội nhập và tìm kiếm các thị trường rộng lớn hơn hợp tác và cùng phát triển. Đây là một bộ phận cấu thành góp phần phản ánh chính sách kinh tế - xã hội quốc gia hiệu quả.
Mục lục bài viết
1. Chính sách kinh tế đối ngoại là gì?
1.1. Khái niệm:
Chính sách kinh tế đối ngoại trong tiếng Anh được gọi là Foreign Economic Policy.
Xét về tính tương quan với chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
Chính sách kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Xét trên nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội thì có thể thấy rằng, hoạt động này bao gồm các phương diện thúc đẩy kinh tế. Bao gồm các hoạt động của chính sách kinh tế trong nước (kinh tế đối nội).và tham gia vào thị trường mở cửa với các quốc gia, tổ chức quốc tế khác (chính sách kinh tế đối ngoại).
Việc mở cửa thị trường vừa là cơ hội cũng như thách thức khi gia nhập môi trường mới. Vì thế, cần thiết xây dựng các chính sách từ chiến lược đến cụ thể. Điều này giúp quốc gia tham gia hoạt động kinh tế một cách chủ động, tìm kiếm và nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế.
Về bản chất, khái niệm này được thể hiện
Chính sách là hệ thống các nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn quyết định nhằm đạt được kết quả xác định. Chính sách kinh tế đối ngoại là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và phương pháp mà Nhà nước áp dụng để quản lí các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của từng thời kì.
Các chính sách được đưa ra cho từng thời kỳ khác nhau. Phục vụ cho công tác đánh giá hiệu quả thực hiện, hay những thách thức đối với phát triển kinh tế. Mục tiêu xác định khi thực hiện chính sách phải hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Khi tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, các hợp tác kinh tế, thực hiện giao dịch,… được tiến hành theo tiến độ và dự định, cũng như thực hiện linh hoạt chủ trương chính sách.
Các chính sách kinh tế đối ngoại được quy chung. Chủ thể thực hiện các chính sách này có thể là quốc gia với hoạt động thực hiện mục tiêu quốc gia. Ngoài ra còn là sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau. Các cá nhân hay pháp nhân đều có thể tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại.
1.2. Các bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế đối ngoại:
Theo nội dung, chính sách kinh tế đối ngoại được chia thành:
– Chính sách ngoại thương
Được thể hiện bằng các chính sách, nguyên tắc hay phương pháp trong hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Các hoạt động này tham gia trực tiếp vào tạo giá trị cho nền kinh tế. Được thực hiện trong tất các ngành nghề khi các nước có nhu cầu hợp tác.
– Chính sách đầu tư nước ngoài
Thông qua hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân của một quốc gia hoặc đại diện quốc gia thực hiện các mục tiêu chung trong đàm phán, mở cửa thị trường. Xác định các phương pháp đưa vốn vào một quốc gia khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
– Chính sách tỉ giá hối đoái
Trong chính sách này xác định các lợi ích thông qua các chênh lệch về giá trị đồng tiền các nước. Cho biết số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Cách chính sách đối với tỉ giá hối đoái giúp quốc gia đánh giá các lợi ích vằ tăng cường hợp tác. Lợi ích kinh tế thu được chủ yếu dựa trên giá trị chênh về đồng tiền của mỗi quốc gia.
– Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ…
Đây là hoạt động đầu tư mang các lợi ích với giá trị lớn, đem đến các lợi ích với ý nghĩa đặc biệt. Khác với các hình thức đầu tư trực tiếp tạo lợi nhuận xác định được và giới hạn bằng các giao dịch cụ thể. Chính sách này đem đến các giá trị nhằm tác động vào kinh tế. Tạo ra các sản phẩm khoa học, công nghệ phục vụ cho con người.
Trong mỗi chính sách bộ phận trên lại chia thành nhiều chính sách khác. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau.
2. Chức năng:
Chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia có 3 chức năng cơ bản như sau:
– Chức năng khuyến khích
Với nhu cầu mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác. Chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước vươn mình ra nước ngoài. Tham gia chủ động và mạnh mẽ vào phân công lao động mậu dịch quốc tế. Các chính sách cho phép và thúc đẩy tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước. Với các lợi ích đạt được đem đến cơ hội phát triển doanh nghiệp và góp phần đóng góp trong GDP của quốc gia. Từ đó mà thúc đẩy kinh tế quốc gia.
Khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. Thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lí tiên tiến. Nhằm phát triển nhanh và bền vững, năng động và có hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
– Chức năng bảo hộ
Chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đảm bảo lợi ích và yên tâm trong hoạt động kinh doanh. Các lợi thế được tạo ra thúc đẩy các hoạt động đối ngoại đa dạng. Chức năng này giúp doanh nghiệp có khả năng đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Từ đó mà có sự phát triển, hay tăng cường sức cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Mở rộng thị trường giúp ổn định lao động, tạo thêm việc làm, phát triển kinh tế và góp phần đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
– Chức năng phối hợp và điều chỉnh
Chính sách kinh tế đối ngoại có sự phối hợp giữa quốc gia và doanh nghiệp trong nước. Thúc đẩy mạnh mẽ trên đà phát triển và tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước thích ứng với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường thế giới. Việc gia nhập thị trường kinh tế thế giới được thực hiện ngày càng đa dạng với các lĩnh vực khác nhau. Nhờ đó mà hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia cũng diễn ra đa dạng và linh hoạt hơn.
Tham gia tích cực vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Thiết lập cơ chế điều chỉnh thích ứng trong điều kiện tỉ giá hối đoái thường xuyên thay đổi. Tác động vào cán cân thanh toán quốc tế theo hướng có lợi cho mỗi quốc gia. Việc hợp tác trong kinh tế đối ngoại thường mang đến các lợi ích lớn hơn. Khi mà thị trường hàng hóa và dịch vụ được mở rộng hơn. Sự điều chỉnh liên tục và kịp thời giúp con đường hội nhập kinh tế ngày càng gần.
3. Vai trò:
– Chính sách kinh tế đối ngoại giúp giải quyết nhiều tồn tại
Thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại giúp xác định công việc cần thực hiện. Khi thị trường trong nước có ít tiềm năng để phát triển thì thị trường bên ngoài lại tạo ra nhiều cơ hội mới. Các chính sách này thúc đẩy sự tìm hiểu, tính chuyên nghiệp và sáng tạo. Bên cạnh đó còn là sự chủ động học hỏi, nắm bắt cơ hội. Giải quyết các vấn đề về tăng trình độ lao động, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao trình độ dân chí.
– Chính sách kinh tế đối ngoại giúp quốc gia mở cửa thị trường
Thay vì các hoạt động trao đổi mua bán trong thị trường nội địa, các khả năng tiếp cận phạm vi rộng sẽ nhanh chóng hơn trong xác lập giao dịch. Khi cách chính sách tốt và hiệu quả, hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng hơn về quy mô. Đưa đến các tác động mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế. Như vậy, với cả nền kinh tế trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp đều có khả năng tiếp cận và phát triển. Các cơ hội nhiều hơn thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự sáng tạo và cống hiến. Đây là yếu tố tác động giúp quốc gia tham gia vào nhiều thị trường hơn. Phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
– Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Đây được xác định là mục tiêu khi thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại. Nó cũng là kết quả tất yếu đạt được khi chính sách được áp dụng hiệu quả, triệt để. Cùng với sự ủng hộ từ các điều kiện tự nhiên, các tác động từ các yếu tố xã hội. Với việc hoạt động tốt ở thị trường trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài. Kèm theo nhiều cơ hội phát triển mới. Hoạt động kinh doanh, sản xuất và hợp tác cũng đa dạng hơn.
Các nguồn thu nhập tạo ra trên nhiều thị trường khác nhau. Việc khai thác các thị trường tiềm năng tạo ra các khoản doanh thu khổng lồ cho doanh nghiệp. Từ đó mà thúc đẩy đa dạng các hoạt động kinh doanh của quốc gia. Đưa đến tất yếu đối với hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.
Như vậy, chính sách kinh tế đối ngoại được thực hiện trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia. Với các lợi ích khi mở cửa thị trường và tìm kiếm lợi nhuận đa dạng, thúc đẩy sự đa dạng trong phạm vi kinh doanh. Cũng như hợp tác và học hỏi các nền kinh tế phát triển.