Trong thỏa thuận thẻ tín dụng, không thể không nhắc đến chính sách không trách nhiệm. Chúng cho phép các chủ thể là tổ chức phát hành thẻ lớn được phép xóa tài khoản của người dùng khi phát hiện có những khoản phí gian lận. Vậy chính sách không trách nhiệm là gì? Đặc điểm và vai trò như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chính sách không trách nhiệm là gì?
Chính sách không trách nhiệm là một điều kiện có trong thỏa thuận thẻ tín dụng, theo đó, nó quy định đối với các khoản phí trái phép, người được cấp thẻ không phải chịu trách nhiệm. Chính sách không trách nhiệm mà tất cả các tổ chức phát hành thẻ tín dụng lớn áp dụng với các chủ thẻ có nghĩa là, mọi khoản phí gian lận được báo cáo hoặc được nhà phát hành thẻ tín dụng phát hiện sẽ bị xóa khỏi tài khoản, và chủ tài khoản sẽ không phải trả tiền cho những khoản phí đó.
Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về thẻ tín dụng như sau: “3. Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”. Đây chính là hình thức vay tiền của ngân hàng nhằm thanh toán trước và khi tới kỳ hạn thanh toán người có thẻ phải có nhiệm vụ trả lại số tiền đó cho ngân hàng, nói một cách dễ hiểu, đây là loại thẻ cho phép khách hàng thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Về hình thức, một bản thỏa thuận giống như một hợp đồng với các điều khoản chính như: quyền và nghĩa vụ của chủ thể được cấp thẻ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, các loại phí dịch vụ, điều khoản về thẻ bị thất lac, lộ số pin, mất thẻ; điều khoản về thanh toán, thu hồi nợ…
Đối với các khoản phí gian lận được báo cao nêu trong định nghĩa chính sách không trách nhiệm, có thể hiểu giả sử người dùng thấy các khoản phí trên hồ sơ thanh toán hoặc bảng sao kê thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ của mình và cho rằng mình không có hoặc không tiến hành bất cứ khoản giao dịch hay thanh toán nào ở đó, khi đó rất có thể chúng được xếp vào danh mục các khoản phí gian lận, trái phép. Mỗi tổ chức tín dụng sẽ có quy định về điều khoản, điều kiện về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tại đây, chủ thẻ nêu trong định nghĩa chính sách không trách nhiệm có thể được hiểu là cá nhân được tổ chức tín dụng cung cấp thẻ để sử dụng theo hạn mức tín dụng được cấp, có tên và chữ ký trên thẻ. Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ (nếu có). Chủ thẻ chính là cá nhân đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức tín dụng và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận này. Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ và chủ thẻ chính cam kết bằng văn bản thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ theo điều khoản, điều kiện ghi trong bản điều khoản, điều kiện về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của tổ chức tín dụng.
2. Đặc điểm của chính sách không trách nhiệm:
Với những trường hợp sau đây, khi thẻ tín dụng bị mất hoặc bị đánh cắp, khách hàng sẽ không có trách nhiệm pháp lí đối với bất kì khoản phí nào khi mà bản thân họ không thực hiện hoặc đồng ý cho người khác thực hiện công việc đó, chỉ cần họ đáp ứng một vài nghĩa vụ nhất định. Những nghĩa vụ đó gồm thông báo cho tổ chức phát hành thẻ tín dụng khi phát hiện thấy bất kì giao dịch gian lận nào, việc báo cáo này phải được thực hiện ngay lập tức, và thái độ hợp lí trong việc bảo vệ thẻ tín dụng khỏi bị mất hoặc bị đánh cắp. Trường hợp điển hình: với một chủ thẻ tín dụng, có một số tình huống có thể dẫn đến việc xuất hiện các khoản phí gian lận trên tài khoản. Những đối tượng đưa tin nặc danh có thể truy cập cơ sở dữ liệu của một công ty lưu giữ thông tin thẻ tín dụng của người tiêu dùng, mà có thể được sử dụng trực tiếp hoặc bán trên thị trường chợ đen cho người khác, dẫn đến việc mua hàng trái phép. Người tiêu dùng cũng có thể vô tình tiết lộ chi tiết thẻ tín dụng của họ trong một vụ lừa đảo, trong đó kẻ lừa đảo giả mạo đại diện của một tổ chức mà người tiêu dùng sẽ tin tưởng, qua đó vô tình cấp quyền truy cập để mua hàng bằng thẻ. Khi thẻ tín dụng được quẹt tại một thiết bị quẹt thẻ ở cửa hàng, thông qua quá trình quét toàn bộ dữ liệu, thông tin tài khoản đó được truyền đến kẻ lừa đảo và được sử dụng để thực hiện các giao dịch trái phép, chúng bao gồm: Giao dịch gian lận và giao dịch đáng ngờ, Giao dịch gian lận: là việc cá nhân/tổ chức khác không phải Khách hàng sử dụng các yếu tố định danh của Khách hàng để thực hiện các Yêu cầu giao dịch mà không được sự cho phép của khách hàng hoặc các giao dịch khác không được phép theo quy định của pháp luật. Giao dịch đáng ngờ: là giao dịch có dấu hiệu bất thường hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan tới rửa tiền, các giao dịch bất hợp pháp, không được pháp luật cho phép và thừa nhận.
Những tổ chức phát hành thẻ tín dụng áp dụng chính sách không trách nhiệm bởi giả sử không có chính sách này, người tiêu dùng cho rằng việc dùng thẻ tín dụng là rất rủi ro. Người tiêu dùng không muốn phải chi trả các chi phí cao nếu một kẻ lừa đảo có quyền truy cập và lạm dụng tài khoản của họ. Chính sách không trách nhiệm được áp dụng bất kể giao dịch gian lận được thực hiện như thế nào. Khách hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các giao dịch trái phép được thực hiện trực tiếp, qua điện thoại, trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng di động. Chính sách không trách nhiệm có một số ngoại lệ, tuy nhiên những ngoại lệ đó có thể không áp dụng cho tất cả các giao dịch thẻ tín dụng thương mại, hoặc cho tất cả các giao dịch nước ngoài. Những quy định của chính sách này đã được thống kê đầy đủ và chi tiết bởi chủ thể phát hành thẻ tín dụng. Người được cấp thẻ để sử dụng cần liên hệ với nhà phát hành thẻ tín dụng để từ đó có thể biết thêm về cách mà công ty xử lý đối với những trường hợp nói trên.
3. Vai trò của chính sách không trách nhiệm:
Chính sách không trách nhiệm là một trong những công cụ hữu ích đối với các tổ chức tín dụng, thông qua đó các tổ chức tín dụng có thể quản lý và điều hành công việc của tổ chức một cách hiêu quả và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chính sách này còn tạo điều kiện thuận tiện cho công tác kiểm soát, kiểm tra tính tuân thủ và cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động được dễ dàng. Đây cũng là công cụ giúp các tổ chức tín dụng như ngân hàng quản lý nguồn tiền một cách hợp lý, tránh tình trạng giam lận, kịp thời phát hiệt những rủi ro đối với chủ sử dụng thẻ, từ đó giúp tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả hơn. Biểu hiện nổi bật của chính sách không trách nhiệm trong việc hỗ trợ kiểm soát các khoản phí gian lận có thể dễ nhận thấy đó chính là sự có mặt của nó trong quá trình thực hiện công việc, ngoài chức năng giảm thiểu các sai sót, các gian lận trong quá trình quản lý, đây còn là công cụ kiểm soát hữu hiệu giúp hạn chế và ngăn chặn hành vi vi phạm của các chủ thể thực hiện việc gian lận. Một biểu hiện khác của việc áp dụng công cụ này đó chính là báo cáo sai phạm và thẻ tín dụng sẽ bị xóa khỏi tài khoản, hành động này phù với với tiêu chí sai ở đâu thì xử lý ở đó. Trên thực tế, có thể thấy rằng khi bộ phận kiểm soát, quản lý của tổ chức tín dụng giả sử nó hoạt động không còn hiệu quả, các chức năng kiểm soát giả sử không bao quát được tình hình xảy ra, đồng thời, bộ phận kiểm soát không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong quá trình hoạt động, thì các gian lận sẽ tiếp diễn, gây thất thoát cho tổ chức tín dụng đó, đây hoàn toàn là nguyên nhân về mặt con người, và cuối cùng, bộ phận kiểm soát, quả lý nếu cũng tham gia vào hành vi gian lận nói trên, thì chắc chắn cá nhân, bộ phận đó phải chịu trách nhiệm.
Sự quản lý được cho là hiệu quả nhất khi có sự có măt của hệ thống công nghệ thông tin. Đúng vậy, chúng sẽ giúp công viêc quản lý, phát hiện gian lận trở nên dễ dàng hơn bởi đây là công cụ được khởi tạo tự động, có chức năng kiểm soát các hành động vượt quá mức cho phép và hơn thế nữa, ngăn chặn các khả năng xảy ra sai sót trong quá trình hoạt động, một ưu điểm có thể nói là tốt nhất của công cụ này đó là việc ghi lại được hết các thao tác của con người đối với hệ thống, khi đó chính sách không trách nhiệm có điều kiện phát huy tối đa hiệu quả.