Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của khoa học công nghệ hiện nay đối với cuộc sống của con người chúng ta, để đạt được các mục tiêu của khoa học và công nghệ chúng ta phải kể đến vai trò to lớn của các chính sách khoa học và công nghệ hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Chính sách khoa học và công nghệ là gì?
Hiện nay khoa học công nghẹ rất phát triển the đó Nhà nước đề ra các chính sách khoa học và công nghệ đây được hiểu là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu, phát triển và sử dụng khoa học và công nghệ và các ngành khoa học hỗ trợ công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đồ
2. Đặc điểm của chính sách khoa học và công nghệ:
Như vậy, nội dung cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ là:
– Quan điểm của Nhà nước về vấn đề phát triển khoa học và công nghệ;
– Mục tiêu đặt ra trong phát triển khoa học và công nghệ;
– Các biện pháp thực hiện mục tiêu.
Thực chất chính sách khoa học và công nghệ là chinh sách phát triển đất nước bằng khoa học và công nghệ.
3. Quan điểm chỉ đạo về phát triển khoa học và công nghệ:
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương đúng đắn về lĩnh vực này. Trước đây, chính sách khoa học và công nghệ dựa trên quan điểm Nhà nuwocs độc quyền hoạt động khoa học – công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về khoa học và công nghệ là:
– Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
– Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lí, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, các ngành.
– Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
– Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hoá kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ.
– Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế.
4. Vai trò của chính sách khoa học và công nghệ:
Trên thực tế thì có các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ là một yếu tố cần phải nói là đóng vai trò rất quan trọng, xét về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy khoa học – công nghệ luôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu. Chúng ta không thể phủ nhận khoa học – công nghệ góp phần mở rộng khả năng phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm khoa học – công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu.
Bên cạnh những vai trò đã nêu như trên ta thấy khoa học – công nghệ còn có vai trò để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, luôn làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các ngành nhỏ. Như vậy để làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới. Cơ cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi và khi thay đổi sản xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng do thu nhập tăng. Tỷ trọng và vị trí GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần với nền khoa học – công nghệ góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, nhờ tác động của các yếu tố như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ đó góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tại các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thường rất cao, trên 50%; với các nước đang phát triển khoảng 20-30%.
Như vậy nên ta thấy đối với khoa học – công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các doanh nghiệp với nền kinh tế, một quốc gia có tiềm lực khoa học – công nghệ sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao. Phát huy tiềm năng về năng lực sáng tạo công nghệ là một trong những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào nhất là các nhân tố tổng hợp được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.
Hiện nay thì vai trò của khoa học – công nghệ còn để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người trong xã hội, khoa học – công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm mới, nhất là tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học đã sản xuất nhiều loại thuốc mới, không những thế còn nhiều phương tiện chữa bệnh hiện đại đã mở ra nhiều cách thức điều trị bệnh mới, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Như vậy nhìn chung thì khoa học – công nghệ phát triển cũng góp phần tăng giao lưu xã hội làm cho đời sống tinh thần con người phong phú, tốt đẹp hơn. Công nghệ điện tử, tin học viễn thông phát triển làm rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, vùng miền…
Theo như các thông tin chúng tôi đưa ra như trên thì một nền khoa học – công nghệ phát triển góp phần và tạo điều kiện cải thiện môi trường sinh thái, sản xuất và tiêu dùng của con người liên tục phát triển, vì vậy chất thải không ngừng tăng, gây tác hại cho con người và môi trường sinh thái. Không những thế với sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học các chất thải được xử lý, cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường. Khoa học – công nghệ phát triển cũng góp phần tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, làm giảm chất thải, tìm kiếm nguồn năng lượng, vật liệu mới thay thế các nguồn lực truyền thống không gây ô nhiễm môi trường; khoa học – công nghệ phát hiện và dự báo các thảm họa thiên nhiên để phòng ngừa. Bên cạnh đó với sự tác động của khoa học – công nghệ cũng gây ra những ảnh hưởng têu cực đến phát triển kinh tế cụ thể ta thấy rõ nhất như gia tăng và phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia, nhiều nước độc quyền trong những tiến bộ khoa học – công nghệ, thuốc chữa bệnh đặc trị…
Theo đó nên trong hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành và giữa địa phương với Trung ương, có cơ chế kết hợp chặt chẽ, đảm bảo cung cấp, chia sẻ và khai thác thông tin. Bên cạnh đó thì các hoạt động trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nhất là việc triển khai quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên. Hiện nay ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế – kỹ thuật và nâng cao được sức cạnh tranh trong xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng như y tế, giáo dục, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị.