Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là gì? Nội dung chính của hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ? Vai trò của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ?
Khoa học và công nghệ luôn là vấn đề được quan tâm, chú trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, bởi lẽ, sự phát triển cả khoa học và công nghệ sẽ kéo theo sự phát triển của sản xuất, sự phát triển của kinh tế và của toàn xã hội. Bên cạnh việc tự mình phát triển khoa học, công nghệ thì các quốc gia thường xuyên thực hiện các hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là học động không thể thiếu trong thời đại ngày nay.
Mục lục bài viết
1. Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là gì?
hoạt động hợp tác quốc tế là một phần không thể tách rời của hoạt động đối ngoại. Cụ thể hơn, hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm việc thực hiện xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hợp tác với các nước về những lĩnh vực quan trọng như kinh tế, y tế, giáo dục, pháp luật và tư pháp, khoa học và công nghệ…; triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án và văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức đàm phán, k ý kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế thuộc phạm vi chức năng của chủ thể được cấp có thẩm quyền giao; theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị giải pháp; tổ chức tiếp nhận các dự án ODA của nước ngoài; xét duyệt, thẩm định các chương trình, dự án quốc tế; v.v…
Đặc điểm quan trọng của hợp tác quốc tế là: chia sẻ nguồn lực, hành động cùng nhau (có tính tập thể) để đạt được mục đích chung. Có thể căn cứ vào đặc điểm này để phân biệt “hợp tác” với một số khái niệm liên quan khác như “hỗ trợ” (assistance), “cạnh tranh” (competition) và “kình địch” (rivalry). Đối với “cạnh tranh”, các bên tham gia không có sự chia sẻ về mục tiêu chung; đối với “kình địch”, mục tiêu của bên này là tiêu diệt bên kia; đối với “hỗ trợ”, các bên tham gia có thể có những mục tiêu chung, nhưng mục tiêu chính của việc hỗ trợ đó là giúp đỡ bên nhận hỗ trợ thực hiện những mục tiêu của họ. Thêm vào đó, đối với “hợp tác”, các bên tham gia đều phải chia sẻ nguồn lực, trong khi “hỗ trợ” chủ yếu liên quan đến nguồn lực của bên hỗ trợ.
Hợp tác quốc tế là một xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển lịch sử loài người, và ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu trong thời kỳ hiện đại. Hợp tác quốc tế về KH&CN là tất cả các hoạt động tương tác quốc tế giữa các cá nhân, tổ chức bao gồm cả chính phủ và phi chính phủ, lợi nhuận và phi lợi nhuận trong lãnh thổ một quốc gia với đối tác bên ngoài quốc gia liên quan đến KH&CN nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Hợp tác quốc tế về KH&CN có một phần lớn xuất phát từ nhu cầu và sự liên kết tất yếu giữa các nhà khoa học với nhau, và bản chất nội tại của tri thức khoa học đã hàm chứa khả năng tự phổ biến trên phạm vi quốc tế. Hoạt động chuyển giao tri thức giữa các nhà khoa học với nhau được diễn ra một cách tự nhiên xuất phát từ nhu cầu chia sẻ, hợp tác để tạo ra những tri thức mới. Các hoạt động này thường không bị ràng buộc bởi yếu tố thương mại.
Hợp tác quốc tế về KH&CN cũng xuất phát từ nhu cầu phát triển thị trường và cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp. Hợp tác quốc tế về KH&CN hỗ trợ tiếp cận thị trường quốc tế đối với những công nghệ được sản xuất trong nước, tìm kiếm và tiếp cận nhanh chóng đến các sáng kiến đổi mới công nghệ và những công nghệ chưa hoặc đã hoàn chỉnh ở nước ngoài để phục vụ nền kinh tế trong nước. Như vậy, sự hợp tác trong lĩnh vực KH&CN (đặc biệt là công nghệ) luôn song hành với cạnh tranh.
Mặc dù hợp tác quốc tế về KH&CN vẫn chứa đựng sự cạnh tranh, hoặc bao hàm một số thách thức liên quan đến an ninh quốc gia (như phổ biến vũ khí hạt nhân, mất cắp bí quyết công nghệ, nguồn gen quí hiếm,…), nhưng hợp tác quốc tế về KH&CN mở ra rất nhiều cơ hội hưởng lợi và đem lại lợi ích cho các bên tham gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển
Khi nhắc đến chính sách chúng ta đã hiểu ngay đến đó chính là những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về một vấn đề gì đó. Nên có thể hiểu chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đó chính là quan điểm, đường lối, chủ trường, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện tương tác quốc tế với các chủ thể bên ngoài nhà nước về hoạt động trong Khoa học và công nghệ.
2. Nội dung chính của hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ:
Có thể phân chia hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ thành các hoạt động chính như sau:
Hoạt động hợp tác tạo ra tri thức khoa học. Nhóm này gồm các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học (khoa học cơ bản); trao đổi các nhà khoa học; đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ (gắn liền với các dự án nghiên cứu); chia sẻ thông tin KH&CN; cùng xuất bản các công trình khoa học dưới hình thức đồng tác giả;… và việc sử dụng tài chính cho các nội dung này.
Hoạt động hợp tác tạo ra công nghệ. Nhóm này chủ yếu bao gồm các hoạt động: ươm tạo và phát triển các ý tưởng công nghệ; hợp tác nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và đổi mới công nghệ; đào tạo chuyên sâu kỹ sư, chuyên gia công nghệ; chia sẻ hạ tầng nghiên cứu; chia sẻ/chuyển giao/tìm kiếm các bí quyết công nghệ; … và việc sử dụng tài chính cho các nội dung này.
Hoạt động hợp tác ứng dụng KH&CN vào thực tiễn. Nhóm này gồm có: (i) các hoạt động thương mại hóa công nghệ (ví dụ: hợp tác chuyển giao công nghệ; hợp tác nghiên cứu thích hợp/nội địa hóa công nghệ; đào tạo chuyên môn sâu về công nghệ; nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài; giới thiệu/trình diễn/chào bán công nghệ; …); (ii) các hoạt động hợp tác hướng đến các mục tiêu công nghệ to lớn (ví dụ: các chương trình nghiên cứu không gian); và (iii) các hoạt động hợp tác để xử lý các thách thức về KH&CN có quy mô khu vực và toàn cầu (ví dụ: chương trình chống biến đổi khí hậu, chương trình y tế chống các bệnh truyền nhiễm, lương thực toàn cầu,….); và (iv) sử dụng tài chính cho các nội dung này…
3. Vai trò của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ:
Khoa học và công nghệ đang được theo đuổi và tiên tiến trên toàn cầu. Làm việc với các quốc gia khác có thể cung cấp khả năng tiếp cận với các kiến thức chuyên môn bổ sung có giá trị và nó chia sẻ chi phí, cho phép theo đuổi các nỗ lực bổ sung và giúp tránh nỗ lực trùng lặp. Kết quả là tiến độ nhanh hơn đối với các mục tiêu chung, với chi phí thấp hơn cho các nhà tài trợ của các quốc gia tham gia hợp tác.
Việc thúc đẩy tiến trình chung thông qua hợp tác thậm chí còn có giá trị hơn khi các mục tiêu là hàng hóa công cộng toàn cầu — ví dụ: chống dịch bệnh, chữa ung thư, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm thiểu biến đổi khí hậu, cải thiện độ an toàn của lò phản ứng hạt nhân¾ trong đó tiến độ ở bất kỳ đâu mang lại lợi ích ở mọi nơi.
Ngay cả khi lợi ích của hợp tác KH&CN có vẻ nghiêng về phía nhiều hơn, như khi một quốc gia hợp tác với các nước kém tiên tiến hơn về mặt kỹ thuật để giúp họ xây dựng năng lực khoa học và ứng dụng khoa học và công nghệ vào các mục tiêu phát triển, thì quốc gia này sẽ thu được những lợi ích đáng kể: những tiến bộ làm cho các nước đối tác ít có khả năng trở thành nguồn của dòng người tị nạn lớn và bất ổn chính trị khu vực cũng như có nhiều khả năng phát triển kinh tế đến mức trở thành thị trường quan trọng cho các sản phẩm của quốc gia hợp tác.
Hợp tác KH&CN đôi bên cùng có lợi cũng có lợi về mặt ngoại giao, vì lợi ích mang lại cơ sở lý luận tích cực cho việc duy trì quan hệ tốt ngay cả khi đối mặt với những bất đồng về các vấn đề khác.
Ngoài những lợi ích được thừa nhận chung này, hợp tác KH&CN quốc tế còn tạo dựng các mối quan hệ cá nhân về sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau trên các biên giới quốc tế có thể mang lại lợi ích bất ngờ khi các nhà khoa học và kỹ sư tham gia kết thúc các vị trí đóng vai trò tích cực trong ngoại giao quốc tế xung quanh các vấn đề liên quan đến KH&CN quan trọng nội dung — ví dụ: biến đổi khí hậu, kiểm soát vũ khí hạt nhân và sở hữu trí tuệ.
Ngày nay, lợi ích trực tiếp và gián tiếp của hợp tác quốc tế trong khoa học và công nghệ là cần thiết hơn bao giờ hết. Các thách thức toàn cầu của S & T có rất nhiều thách thức quá lớn, quá phức tạp và quá liên kết với nhau để có thể giải quyết chỉ thông qua các nỗ lực riêng biệt của từng quốc gia¾ biến đổi khí hậu, dịch bệnh mới và cũ, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, ô nhiễm biển và sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt ,…. Ngoài trường hợp rõ ràng là hợp tác quốc tế để có thể (và giá cả phải chăng) để đáp ứng những thách thức này, nhu cầu về lợi ích ngoại giao của hợp tác KH&CN quốc tế trong các dự án vì lợi ích chung của các bên tham gia cũng ở mức cao.