Chính sách kinh tế còn được hiểu cơ bản là hành động của chính phủ để đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế. Chính sách diều hâu?
Các chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chính sách kinh tế là cụm từ được sử dụng để đề cập đến các hành động của chính phủ khi áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Các chính sách kinh tế thông thường sẽ bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế. Một trong số những chính sách kinh tế không thể không nhắc đến đó là chính sách diều hâu.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về chính sách kinh tế:
Chính sách kinh tế là gì?
Kinh tế được hiểu cơ bản là tổng thể các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu thụ của cải trong xã hội. Chính sách là kế hoạch hành động, được thỏa thuận hoặc lựa chọn bởi Chính phủ, đảng chính trị hoặc doanh nghiệp.
Chính sách kinh tế còn được hiểu cơ bản là hành động của chính phủ để đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế.
Trong xã hội dân chủ, các đảng phái (hoặc chính khách) thông thường nêu ra mục tiêu kinh tế trong cương lĩnh tranh cử, ví dụ mục tiêu chống lạm phát, chống thất nghiệp, cải thiện phúc lợi xã hội cho người về hưu. Chính bởi vì vậy, việc cử tri bỏ phiếu để chọn ra đảng thắng cử đồng nghĩa với việc xã hội chấp nhận mục tiêu kinh tế nêu ra trong cương lĩnh tranh cử của đảng đó. Mục tiêu kinh tế mà chính phủ của đảng thắng cử nêu ra có thể khác đôi chút so với mục tiêu trong cương lĩnh tranh cử.
Tuy nhiên, do gắn với các quan niệm về chính trị và đạo đức, nên các chính sách kinh tế vẫn luôn luôn đồng hành cùng quan niệm về hình thức phân phối thích hợp nhất cho xã hội. Hiểu đơn giản đó là ở đây có sự đánh giá giá trị của các giai tầng xã hội khác nhau về những ảnh hưởng của chính sách và nguyện vọng trợ giúp một số giai tầng nhất định bằng cái giá mà các giai tầng khác phải trả. Do đó nên mục tiêu kinh tế thường là chủ đề trong các cuộc tranh luận giữa các đảng phái chính trị. Ngay cả khi các chính đảng có những mục tiêu kinh tế giống nhau, cụ thể như là đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cắt giảm thất nghiệp, kiềm chế lạm phát và thặng dư cán cân thanh toán, thì ta nhận thấy rằng tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể cũng không giống nhau, tùy thuộc vào chỗ chính phủ nào cầm quyền và thời điểm nào quyết định chính sách được đưa ra.
Phúc lợi kinh tế thông thường sẽ hay gắn với việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nhưng không phải là tất cả. Ảnh hưởng tâm lý bởi vì bị thất nghiệp hoặc tình trạng ô nhiễm do một đơn vị kinh tế nào đó gây ra có thể làm giảm phúc lợi. Đây là những điều mà chính phủ các quốc gia sẽ cần phải tính đến ở mức độ nào đó khi hoạch định chính sách kinh tế.
Các loại chính sách kinh tế:
Chính sách được ban hành để nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cố gắng giữ nguồn cung tiền tăng trưởng với tốc độ không dẫn đến lạm phát quá mức và nỗ lực làm mịn chu kỳ kinh doanh.
Chính sách thương mại, trong đó đề cập đến thuế quan, hiệp định thương mại và các tổ chức quốc tế chi phối chúng.
Các chính sách được thiết kế nhằm mục đích để tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Chính sách liên quan đến phát triển kinh tế.
Các chính sách được sử dụng để đối phó với việc phân phối lại thu nhập, tài sản và/hoặc sự giàu có.
Cũng như những chính sách pháp lý, chính sách chống tin tưởng, chính sách công nghiệp và chính sách phát triển kinh tế dựa trên công nghệ.
2. Chính sách diều hâu:
Khái niệm chính sách kinh tế:
Chính sách kinh tế như đã đề cập nêu trên được hiểu cơ bản là hành động của chính phủ để đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế.
Chính sách diều hâu được hiểu cơ bản là một chính sách kinh tế ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát. Chính sách này ít quan tâm đến tăng trưởng kinh tế hơn so với áp lực suy thoái gây ra bởi tỉ lệ lạm phát cao.
Chính sách diều hâu trong tiếng Anh là gì?
Chính sách diều hâu trong tiếng Anh là Hawk.
Tìm hiểu về chính sách diều hâu:
Mặc dù cách sử dụng phổ biến nhất của thuật ngữ diều hâu đã được mô tả ở trên, nó có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Thuật ngữ chính sách diều hâu còn được sử dụng để đề cập đến những người đang tập trung vào một khía cạnh cụ thể của một mục tiêu lớn hơn. Chẳng hạn, một ngân sách diều hâu tin rằng ngân sách liên bang có vai trò quan trọng nhất trong việc điều chỉnh lãi suất.
Đối lập với chính sách diều hâu là chính sách bồ câu, là chính sách kinh tế ưu tiên các chính sách tiền tệ liên quan đến lãi suất thấp. Chính sách bồ câu tin rằng lãi suất thấp hơn sẽ dẫn đến tăng việc làm và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, ta hiểu chính sách diều hâu như sau:
Chính sách bồ câu được hiểu là một chính sách kinh tế thúc đẩy các chính sách tiền tệ thường liên quan đến lãi suất thấp. Chính sách bồ câu ủng hộ lãi suất thấp và chính sách tiền tệ mở rộng vì chính sách này coi trọng các chỉ số như tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp. Nếu một nhà kinh tế cho rằng lạm phát có ít tác động tiêu cực hoặc kêu gọi nới lỏng định lượng, thì họ thường được gọi là phe bồ câu.
Chính sách bồ câu đã coi lãi suất thấp như một phương tiện khuyến khích tăng trưởng kinh tế vì chúng có xu hướng tăng nhu cầu vay tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Chính bởi vì vậy mà chính sách bồ câu tin rằng tác động tiêu cực của lãi suất thấp là tương đối không đáng kể. Tuy nhiên, nếu lãi suất được giữ ở mức thấp trong một khoảng thời gian không xác định, lạm phát sẽ tăng.
Bắt nguồn từ bản chất ôn hoà của loài chim cùng tên, thuật ngữ này trái ngược với thuật ngữ diều hâu. Ngược lại, phe diều hâu là những người tin rằng lãi suất cao hơn sẽ kiềm chế lạm phát.
Lãi suất cao ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào?
Lãi được hiểu cơ bản là phần giá trị lớn hơn, thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ so với giá thành và chỉ phí tiêu thụ sản phẩm.
Lãi suất được hiểu cụ thể là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (1 tháng hoặc 1 năm). Lãi suất là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay. Khác với giá cả hàng hoá, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Lãi suất trong giai đoạn hiện nay cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà các chủ thể là người chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay.
Lãi suất cao làm cho việc vay mượn kém hấp dẫn. Chính bởi vì vậy mà các chủ thể là người tiêu dùng trở nên ít có khả năng vay tín dụng hay mua những món hàng lớn. Việc thiếu chi tiêu tương đương với tổng cầu giảm, giúp giữ giá ổn định và ngăn ngừa lạm phát.
Ngược lại, lãi suất thấp kéo theo người tiêu dùng vay vốn cho ô tô, nhà ở và các hàng hóa khác. Kết quả là các chủ thể là người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và lạm phát sẽ xảy ra. Trách nhiệm của ngân hàng trung ương là cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát bằng cách điều chỉnh lãi suất.
Lãi suất trong giai đoạn hiện nay có vai trò và ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển và ổn định kinh tế của một quốc gia. Lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Vì thế, việc hoạch định các chính sách lãi suất phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đảm bảo lãi suất thoả mãn các yêu cầu mà nền kinh tế đặt ra.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các chủ thể là người đi vay cũng như người cho vay có thể là các doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình, chính phủ hoặc người nước ngoài. Đối với người đi vay, lãi suất sẽ góp phần tạo nên chi phí, làm giảm lợi nhuận của người vay. Còn với người cho vay, lãi suất được xác định chính là thu nhập của họ. Do đó mà lãi suất đóng vai trò to lớn trong các quyết định của các chủ thể kinh tế. Thông qua những quyết định của các chủ thể kinh tế, lãi suất ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
Lợi ích từ chính sách diều hâu:
Như đã phân tích ở trên thì kãi suất cao mang lại rất nhiều lợi thế kinh tế. Mặc dù chính sách này được tạo lập sẽ góp phần làm cho mọi người ít có khả năng vay tiền hơn, nhưng cũng làm cho họ có nhiều khả năng tiết kiệm tiền hơn. Cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, các ngân hàng cuối cùng cũng cho vay tiền dễ dàng hơn khi lãi suất càng cao. Lãi suất cao sẽ làm giảm rủi ro, khiến các ngân hàng chấp thuận nhiều những người vay có lịch sử tín dụng không hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu một quốc gia tăng lãi suất nhưng các đối tác thương mại thì không thì điều đó có thể dẫn đến việc giảm giá hàng hóa nhập khẩu.