Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vai trò chủ đạo của cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử. Các chính sách cơ cấu thành phần kinh tế đã ra đời và có những ý nghĩa vai trò quan trọng. Vậy chính sách cơ cấu thành phần kinh tế là gì? Các bộ phận?
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu thành phần kinh tế là gì?
Cơ cấu thành phần kinh tế thực chất chính là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế hiện nay có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là để nhằm mục đích có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
2. Thuật ngữ liên quan đến cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu kinh tế được hiểu cơ bản chính là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.
Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Mối liên hệ với các loại cơ cấu kinh tế khác:
Cơ cấu kinh tế vùng thực chất chính là một trong các loại cơ cấu kinh tế.
Nền kinh tế quốc dân chính là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Cũng chính vì thế hiện nay có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.
Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện cụ thể như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong đó:
– Cơ cấu kinh tế vùng được hiểu là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ.
– Cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.
Mối liên quan giữa ba phương diện cụ thể như sau:
Ba loại hình cơ cấu kinh tế được nêu cụ thể bên trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
Quá trình phát triển kinh tế vẫn luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
Tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.
3. Chính sách cơ cấu thành phần kinh tế là gì?
Chính sách trong tiếng Anh gọi là Policy. Chính sách thực chất là khái niệm chỉ những hướng dẫn, phương pháp, thủ tục,… được thiết lập để nhằm mục đích có thể hỗ trợ công việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong một tổ chức, doanh nghiệp sẽ có nhiều loại chính sách khác nhau phù hợp với từng mảng hoạt động. Cụ thể như chính sách về nhân sự, chính sách tiền lương, chính sách tuyển dụng,…. Dựa trên những chính sách này, chủ thể là những nhà quản trị sẽ có những định hướng đúng. Từ đó phát triển doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu cụ thể.
Có thể hiểu một cách đơn giản chính sách chính là những khuôn khổ, điều khoản, quy định. Tìm hiểu kỹ chính sách là gì chúng ta sẽ thấy có nhiều cấp độ. Theo đó, có chính sách dài hạn, ngắn hạn, chính sách cho toàn bộ tổ chức hoặc từng bộ phận. Việc các chủ thể thực hiện hoạch định chính sách phải dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Cùng với đó, dù ở cấp độ nào, chính sách cũng cần đảm bảo tính nhất quán.
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
Chính sách cơ cấu thành phần kinh tế hay chính sách thành phần kinh tế.
Chính sách cơ cấu thành phần kinh tế chính là tổng thể các hình thức, nguyên tắc; chính sách công cụ và giải pháp mà Nhà nước sử dụng nhằm mục đích để thực hiện định hướng chiến lược về phát triển thành phần kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.
4. Các bộ phận của chính sách cơ cấu thành phần kinh tế:
Chính sách thành phần kinh tế của mỗi quốc gia sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, chính sách thành phần kinh tế của mỗi quốc gia cũng phụ thuộc vào cơ cấu thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
Thông thường, cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp.
Vì vậy chính sách cơ cấu thành phần kinh tế được chia thành:
– Chính sách đối với thành phần kinh tế nhà nước:
Kinh tế nhà nước được hiểu chính là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quĩ dự trữ quốc gia, các quĩ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế.
Chính sách đối với thành phần kinh tế nhà nước được hiểu cơ bản chính là tổng thể các quan điểm, các công cụ và giải pháp mà Nhà nước áp dụng đối với thành phần kinh tế nhà nước để thành phần kinh tế này phát triển theo hướng đã định.
– Chính sách đối với thành phần kinh tế tập thể.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn qui mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có qui định riêng);
Chính sách đối với thành phần kinh tế tập thể: Thành phần kinh tế tập thể tồn tại không chỉ do vai trò kinh tế mà còn do vai trò xã hội. Chính sách thành phần kinh tế tập thể bao gồm những quan điểm, công cụ và giải pháp mà Nhà nước thực hiện đối với thành phần kinh tế này nhằm đạt được những mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
– Chính sách đối với thành phần kinh tế tư nhân:
Kinh tế tư nhân chính là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính sách đối với thành phần kinh tế tư nhân: (bao gồm cả tư bản tư nhân và cá thể) là tổng thể những quan điểm, công cụ và giải pháp mà Nhà nước áp dụng đối với thành phần kinh tế tư nhân nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định trong từng thời kì.
– Chính sách đối với thành phần kinh tế hỗn hợp:
Một nền kinh tế hỗn hợp bảo vệ tài sản tư nhân và cho phép tự do kinh tế ở một mức độ nhất định, nhưng cũng cho phép chính phủ can thiệp vào các hoạt động kinh tế để đạt được các mục tiêu xã hội. Theo lí thuyết tân cổ điển, các nền kinh tế hỗn hợp kém hiệu quả hơn so với nền kinh tế thị trường tự do thuần túy, tuy nhiên những người ủng hộ sự can thiệp của chính phủ cho rằng các điều kiện cơ bản cần thiết để thị trường tự do có hiệu quả như bình đẳng thông tin và người tham gia thị trường duy lí là phi thực tế.
Chính sách đối với thành phần kinh tế hỗn hợp thực chất chính là tổng thể các quan điểm và giải pháp Nhà nước áp dụng đối với thành phần kinh tế này để chúng tồn tại và phát triển theo định hướng chiến lược trong từng giai đoạn.