Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Cùng bài viết tìm hiểu chính sách cơ cấu ngành kinh tế là gì? Các hình thức?
Mục lục bài viết
1. Chính sách cơ cấu ngành kinh tế là gì?
Cơ cấu ngành kinh tế được hiểu cơ bản chính là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, chúng ta sẽ cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:
– Thứ nhất là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế không cố định, số lượng các ngành kinh tế được hình thành luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Theo thời gian và quan điểm đã có nhiều cách phân loại ngành kinh tế khác nhau. Để nhằm mục đích có thể thống nhất cách phân loại ngành, Liên Hợp Quốc đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành theo chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế”. Theo tính chất công việc Liên Hợp Quốc đã gộp các ngành phân loại thành ba khu vực hay còn gọi là ba ngành gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ.
– Thứ hai là mối quan hệ tương đối giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ tương đối giữa các ngành với nhau này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng sẽ thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân còn khá cạnh chất lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau
2. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế:
Chính sách cơ cấu ngành kinh tế hay chính sách phát triển ngành.
Cơ cấu ngành thực chất chính là hoạt động sản xuất của nền kinh tế được phân loại thành các nhóm lớn và gọi là khu vực và các nhóm nhỏ hơn và gọi là ngành. Hệ thống phân ngành do Liên hợp quốc để nghị được gọi là hệ thống phân ngành tiêu chuẩn.
Thông thường nền kinh tế được chia thành 3 khu vực cơ bản:
– Thứ nhất: khu vực sơ chế hay khai thác, bao gồm các ngành sản xuất nguyên liệu và trồng trọt, chăn nuôi.
– Thứ hai: khu vực thứ cấp hay chế biến, bao gồm các ngành chế biến, xây dựng, điện nước.
– Thứ va: khu vực dịch vụ – bao gồm các ngành bán lẻ, thông tin, ngân hàng, du lịch.
Tầm quan trọng tương đối của mỗi khu vực có xu hướng thay đổi khi nền kinh tế phát triển theo thời gian. Nhìn chung, ta nhận thấy rằng các nước đang phát triển có khu vực sơ chế lớn, khu vực công nghiệp và dịch vụ nhỏ, ngược lại các nước phát triển có khu vực sơ chế nhỏ, khu vực công nghiệp và dịch vụ lớn. Trong những năm gần đây, đa số các nước tiên tiến nhất đều có sự suy giảm trong các ngành công nghiệp và sự gia tăng tương ứng của các ngành dịch vụ.
Sau nhiều năm đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ thuần nông thành cơ cấu công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, hướng tới trở thành một nước công nghiệp và phát triển ngành dịch vụ. Mặc dù vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều điểm bất cập cụ thể như: chuyển dịch cơ cấu có xu hướng chững lại; vị trí ngành dịch vụ có xu hướng giảm sút; đóng góp của của yếu tố TFP trong tăng trưởng thấp; tỷ trọng VA trong giá trị sản xuất giảm… gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Từ thực tế này đã cho thấy nhà nước cần lựa chọn các ngành tập trung ưu tiên; thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ; tăng dần tỷ trọng đầu tư khu vực tư nhân, giảm tỷ trọng đầu tư nhà nước; ưu đãi thu hút FDI với các công ty đa quốc gia và các ngành ưu tiên; phát triển công nghiệp hỗ trợ và đổi mới công nghệ.
3. Tìm hiểu về chính sách cơ cấu ngành kinh tế:
3.1. Chính sách cơ cấu ngành kinh tế:
Chính sách cơ cấu ngành kinh tế bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, quan điểm, chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để nhằm mục đích có thể thực hiện chuyển dịch các hoạt động sản xuất giữa các ngành và nội bộ ngành trong nền kinh tế quốc dân theo định hướng chiến lược phát triển ngành trong từng thời kì nhất định.
3.2. Các hình thức của chính sách cơ cấu ngành kinh tế:
Theo chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, chính sách cơ cấu ngành kinh tế bao gồm các hình thức sau đây: chính sách cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình nông nghiệp; nông nghiệp – công nghiệp; công nghiệp – nông nghiệp – thương mại, dịch vụ; công nghiệp – thương mại, dịch vụ.
– Chính sách cơ cấu ngành theo mô hình nông nghiệp được hiểu cơ bản chính là một hình thức của chính sách cơ cấu ngành kinh tế trong đó chính phủ tập trung các nguồn lực và giải pháp nhằm phát triển chủ yếu ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp hiện nay là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội và là bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Hiểu theo nghĩa hẹp, nông nghiệp là việc sử dụng đất đai để thực hiện các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, nông nghiệp bao gồm 03 lĩnh vực là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Nông nghiệp cũng chính là một ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu trong suốt một thời gian dài của lịch sử của xã hội loài người, là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cho đến nay sản phẩm của nông nghiệp vẫn chưa có một ngành sản xuất nào thay thế được.
– Chính sách cơ cấu ngành theo mô hình nông nghiệp – công nghiệp được hiểu cơ bản chính là một hình thức của chính sách cơ cấu ngành kinh tế trong đó Chính phủ áp dụng các công cụ và giải pháp nhằm phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp của đất nước. Trong hai ngành nông nghiệp và công nghiệp thì ngành nông nghiệp được ưu tiên hơn.
Ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động: Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào; Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp; Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, là tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên không kể quy mô, hình thức như thế nào, không kể với loại công cụ lao động gì, hoặc bằng cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào ngành công nghiệp.
– Chính sách cơ cấu ngành theo mô hình công nghiệp – nông nghiệp – thương mại, dịch vụ được hiểu cơ bản chính là một hình thức cảu chính sách cơ cấu ngành kinh tế trong đó Chính phủ áp dụng các công cụ và giải pháp theo hướng thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hướng ưu tiên của Nhà nước là công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Thương mại dịch vụ được hiểu cơ bản chính là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau.
– Chính sách cơ cấu ngành theo mô hình công nghiệp phát triển – thương mại, dịch vụ là loại hình chính sách cơ cấu ngành ở giai đoạn phát triển cao.
Trong loại hình chính sách cơ cấu ngành theo mô hình công nghiệp phát triển – thương mại, dịch vụ, chính phủ sẽ cần tập trung các nguồn lực và giải pháp cho việc phát triển một nền công nghiệp tiên tiến, cùng với công nghiệp là ngành thương mại, du lịch cũng trở thành ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân.