Hiện nay, cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đã có những bước chuyển dịch vững chắc và góp phần đem đến những lợi ích quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Các chính sách cơ cấu kinh tế xuất hiện và có những vai trò to lớn trong thực tiễn. Cùng bài viết tìm hiểu về chính sách cơ cấu kinh tế.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cơ cấu kinh tế:
Ta hiểu về cơ cấu kinh tế như sau:
Cấu trúc của nền kinh tế hiện nay bao gồm các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực kinh tế và các mối quan hệ hữu cơ giữa chúng được gọi là cơ cấu kinh tế.
Qua lý luận tái sản xuất của C.Mác được Lênin kế thừa thì nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng, phát triển với tốc độ nhanh khi có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, trong đó:
– Ngành sản xuất tư liệu sản xuất để nhằm mục đích sản xuất tư liệu sản xuất tăng trưởng nhanh và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
– Sau đó mới đến ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng và ngành sản xuất tư liệu này chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ đi.
Cơ cấu kinh tế bị quy định bởi những nhân tố chủ yếu sau đây:
– Cơ cấu kinh tế bị quy định bởi điều kiện tự nhiên: Bao gồm các nguồn tài nguyên như đất đai, dầu khí và các khoáng sản trong lòng đất; tài nguyên rừng, biển, gió, sức nước; các điều kiện khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu kinh tế.
– Cơ cấu kinh tế bị quy định bởi trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội: Khi nền sản xuất xã hội còn ở tình trạng lạc hậu thì cơ cấu kinh tế của nó bị phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên và ngược lại.
– Cơ cấu kinh tế bị quy định bởi mức độ phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia: Trong điều kiện nền kinh tế mở cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng những ngành có nhiều lợi thế sẽ phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.
– Cơ cấu kinh tế bị quy định bởi cơ chế chính sách của Nhà nước: Tác động đến cung cầu và qua đó tác động đến cơ cấu kinh tế…
Nói chung lại, ta nhận thấy rằng, quá trình chyển dịch cơ cấu của nền kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố. Trong điều kiện biến động hiện nay những nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng không ngừng biến đổi.
Tính chất của cơ cấu kinh tế:
– Tính khách quan:
Cơ cấu kinh tế do những nhân tố vật chất của nền sản xuất quy định (cụ thể như sức lao động, tư liệu sản xuất, tài nguyên, công nghệ…) cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế – xã hội, mức độ phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Điều đó có nghĩa, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, tồn tại và vận động độc lập với con người.
– Tính lịch sử:
Thể hiện ở chỗ không có cơ cấu kinh tế chung cho mọi nền kinh tế và không có cơ cấu kinh tế quy nhất cho một nền kinh tế ở giai đoạn lịch sử khác nhau. Chính vì vậy cần tránh sự rập khuôn máy móc trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế và luôn xem xét sự phù hợp của cơ cấu kinh tế.
2. Tìm hiểu về chính sách công:
Ta hiểu về chính sách công như sau:
Chính sách trong tiếng Anh là Policy. Chính sách được hiểu cơ bản chính là những hướng dẫn, phương pháp, thủ tục, luật lệ, biểu mẫu cụ thể và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc hướng tới các mục tiêu đề ra.
Chính sách công thực chất chính là chính sách có bản chất thuộc về chính trị. Quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị. Nhưng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách thì dễ nhận thấy hơn, ví dụ như các quy định cụ thể, chi tiết của pháp luật, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến sinh kế của mỗi người. Vì thế, bạn có lý do chính đáng để nên quan tâm tìm hiểu về chính sách.
Chính sách công được làm ra bởi nhà nước. Điều này có nghĩa nhà nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định ban hành chính sách công, với những nguồn lực công để đảm bảo chính sách được làm ra theo cách tốt nhất có thể, và thực thi sao cho hiệu lực, hiệu quả.
Vai trò của chính sách công:
Vai trò cơ bản của chính sách công thể hiện ở chỗ là công cụ hữu hiệu chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội và phục vụ người dân. Dưới góc độ quản lý, quản trị quốc gia, nhà nước sử dụng chính sách công như một công cụ quan trọng tác động vào các lĩnh vực đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Ngoài vai trò cơ bản này, chính sách công còn có vai trò cụ thể sau:
– Thứ nhất, chính sách công có vai trò định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.
– Thứ hai, chính sách công có vai trò tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế – xã hội theo mục tiêu chung.
Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội chung, nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần.
– Thứ ba, chính sách công có vai trò phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường.
– Thứ tư, chính sách công có vai trò tạo lập các cân đối trong phát triển.
Để kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định bền vững, nhà nước phải dùng chính sách để nhằm mục đích có thể tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng – tiền, cung – cầu, xuất – nhập khẩu, tiết kiệm – tiêu dùng,… Bên cạnh đó, nhà nước còn dùng chính sách để có thể từ đó điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước
– Thứ năm, chính sách công có vai trò kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội.
Nhà nước luôn luôn quan tâm đến quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Mục tiêu phát triển bền vững bao gồm cả gia tăng về lượng và cải thiện về chất trong hiện tại và tương lai, vì thế tài nguyên tự nhien và xã hội của một quốc gia là cái hữu hạn luôn trở thành vấn đề quan tâm chính yếu của nhà nước.
– Thứ sáu, chính sách công có vai trò tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội.
Thông qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động cụ thể như: chính sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…
– Thứ bảy, chính sách công có vai trò thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.
Việc các chut thrrt thực hiện các giai đoạn trong chu trình chính sách không chỉ và không thể do một cơ quan nhà nước đảm nhiệm, mà cần có sự tham gia của nhiều cơ quan thuộc các cấp, các ngành khác nhau hay của nhiều tổ chức, cá mân. Vì vậy, thông qua quá trình chính sách sẽ thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tầng lớp nhân dân, góp phần tạo nên sự nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động thực thi chính sách công.
3. Tìm hiểu về chính sách cơ cấu kinh tế:
3.1. Khái niệm chính sách cơ cấu kinh tế:
Chính sách cơ cấu kinh tế được hiểu cơ bản chính là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải pháp mà Nhà nước sử dụng nhằm mục đích để có thể thực hiện chiến lược về phát triển cơ cấu kinh tế của mỗi nước.
Bản chất của chính sách cơ cấu kinh tế là cách thức Nhà nước sử dụng các công cụ quản lí nhằm mục đích có thể thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng chiến lược của từng giai đoạn phát triển.
3.2. Vai trò của chính sách cơ cấu kinh tế:
Chính sách cơ cấu kinh tế đóng vai trò quyết định thực hiện chiến lược phát triển về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Chính sách cơ cấu kinh tế thực chất được xem như là công cụ quản lí, thông qua đó mà Nhà nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, trong đó chiến lược cơ cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng nhất.
Nếu chiến lược cơ cấu kinh tế xác định những mục tiêu cơ bản, những định hướng chiến lược trong phát triển cơ cấu kinh tế thì chính sách cơ cấu kinh tế đưa ra những giải pháp trên cơ sở những nguyên tắc và sử dụng các công cụ nhất định.
Như vậy, ta nhận thấy, vai trò của chính sách cơ cấu kinh tế xuất phát từ vai trò của cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh tế.
3.3. Mục tiêu của chính sách cơ cấu kinh tế:
Chính sách cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia đều nhằm đạt được hai mục tiêu, trực tiếp và gián tiếp.
– Mục tiêu trực tiếp của chính sách cơ cấu kinh tế đó chính là thực hiện chiến lược về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chiến lược và chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu.
– Mục tiêu gián tiếp của chính sách cơ cấu kinh tế đó chính là góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát của nền kinh tế là tăng trưởng bền vững với việc thực hiện đồng thời 3 nội dung cơ bản là phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Mục tiêu cuối cùng của 3 nội dung được kể trên đó chính là an sinh xã hội ngày càng tốt hơn.