Chiến thuật tung tin giả là gì? Áp dụng chiến thuận tung tin giả trong kinh doanh? Cách thức để hạn chế tối đa tin giả?
Nhưu chúng ta đã biết tác động của tin giả không chỉ đối với cá nhân, tổ chức doanh nghiệp và thị trường có thể nó sẽ tác động cả trên mối quan hệ của các quốc gia, theo đó ta thây tin giả đem lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Đặc biệt hơn đối với các doanh nghiệp đối mặt với tin giả thì doanh nghiệp cần phải làm gì và làm thế nào để hạn chế và đối phó với tin giả chúng ta cần có các giải pháp nhất định.
Mục lục bài viết
1. Chiến thuật tung tin giả là gì?
Cách nhận biết tin thật, giả:
Theo các tin tức chúng ta thấy hiện trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều trang mạng, tài khoản đăng tải thông tin giả. Do đó, khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.
Bên cạnh đó thì người dân có thể kiểm chứng cơ sở nguồn tin bằng cách kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin; thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org…). Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền ví dụ như có xuất hiện dấu tích xanh.
Bộ Công an đề nghị người dân kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi. Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.
“Khi đăng tải, chia sẻ thông tin từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; không thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật…” – Bộ Công an khuyến cáo và đề nghị người dân đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.
2. Áp dụng chiến thuận tung tin giả trong kinh doanh:
Ngày càng nhiều người biết cách tận dụng công cụ hiện đại, những nền tảng mạng xã hội để phát tán thông tin giả. Số lượng tin giả đối với doanh nghiệp, kinh doanh cũng tăng lên tỷ lệ thuận với tin giả trong các lĩnh vực khác nói chung. Các cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như, đối thủ cạnh tranh sử dụng tin giả để tấn công phía bên kia, dùng những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ sẽ tìm mọi cách để họ nhân rộng sự lên.
Hay những tin giả hoàn toàn không có thật liên quan đến vấn đề kinh doanh, vấn đề quan hệ cá nhân của những cán bộ cấp cao, vấn đề bằng cấp, đầu tư mờ ám, liên quan đến nguồn tiền bất hợp pháp… có rất nhiều cách thức để làm ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, đối thủ. Hoặc cũng có những người không phải cạnh tranh, thích “cuội” cho vui hoặc gây rối loạn, đã tạo ra câu chuyện bịa bạc để gây ảnh hưởng cho công ty dù… chẳng để làm gì.
Tin giả bịa đặt để gây bức xúc, tâm lý “tăng tương tác, tăng bán hàng” đã khiến một bộ phận bán hàng trực tuyến chủ động tạo và lan truyền tin giả với mục đích kinh tế hết sức rõ ràng.
Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội mà tiếp thị nội dung (content marketing) ngày càng đóng vai trò quan trọng và khẳng định tính hiệu quả của nó so với các hình thức quảng bá tiếp thị truyền thống nhờ khả năng lan tỏa (viral) dễ dàng và nhanh chóng nên những đối tượng bất chính thường tung ra những nội dung mang tính chất câu kéo như ảnh thương tâm, ảnh cảm động, thông tin giật gân giả tạo… mà chúng ta hay gọi là tin vịt hay fake news nhằm khuyến khích người dùng mạng xã hội tương tác (Like, Comment, Share) để trục lợi bất chính. Vấn nạn này gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho toàn xã hội và đang khiến cả thế giới đau đầu tìm cách ngăn chặn.
3. Cách thức để hạn chế tối đa tin giả:
Có một câu hỏi được đặt ra đó là các doanh nghiệp cần ứng xử như thế nào và có các cách thức gì để hạn chế tối đa thông tin giả cũng như khủng hoảng trên mạng xã hội?
Đầu tiên là cách thức chủ động. Doanh nghiệp cần chủ động thông tin về hoạt động sản xuất, kết quả kinh doanh, những đóng góp cho cộng đồng, hoạt động từ thiện… Những thông tin mang tính chất tham khảo này rất quan trọng. Vì khi xảy ra một sự kiện (tin giả xuất hiện) thì người dùng sẽ tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp đó và thấy doanh nghiệp có nhiều thông tin tích cực.
Khi người dùng tiếp cận được tin giả thì họ sẽ nghi ngờ, đánh giá thận trọng bởi nghĩ rằng “không thể nào một công ty toàn làm những điều tốt đẹp mà đùng cái lại có một thông tin xấu”, điều đó cũng khiến người tiếp cận tin giả sẽ dừng lại một chút thay vì tin tưởng ngay lập tức và chia sẻ tức thì.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều công ty không quan tâm đến việc chủ động xây dựng hình ảnh của công ty theo thời gian dài và đưa kiến thức của người dùng là một đơn vị hoạt động nghiêm chỉnh, nghiêm túc, kinh doanh hiệu quả… Do vậy, khi xảy ra cuộc khủng hoảng người ta tìm lại thông tin về doanh nghiệp chỉ toàn thấy thông tin xấu, còn thông tin tích cực thì không thấy đâu.
Về cách thức bị động, nghĩa là khi bị sai phạm nhất định (từ chính doanh nghiệp) hoặc tin giả xuất hiện thì phải xử lý rất nhanh chóng. Cụ thể doanh nghiệp phải chứng minh, xử lý ngay những người có sai phạm chịu trách nhiệm về sai phạm đấy. Có quy trình xử lý rất minh bạch, phản ứng với công chúng, người tiêu dùng, với truyền thông một cách nhanh chóng. Như lập đội xử lý khủng hoảng, cung cấp thông tin cho báo chí kịp thời, sử dụng kênh truyền thông xã hội, sẵn sàng đối thoại với người chất vấn, tìm nguyên nhân tại sao và chịu trách nhiệm cụ thể.
Không những thế khi xảy ra khủng hoảng các doanh nghiệp thường rất hoảng hốt, khi đó sẽ dẫn đến tình trạng vội vã đưa ra những phản ứng, không đưa ra được chiến lược phù hợp, nên việc phản bác và xử lý không hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức xử lý khác nhau, tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn sẽ nhanh tay và xử lý khá quyết liệt về vấn đề tin giả hơn. Dù vậy, cũng có cách thức xử lý hiệu quả, dập tắt ngay được tin giả nhưng cũng có những cách thức xử lý lại còn đổ thêm dầu vào lửa. Với nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông, đặc biệt là xu hướng trên mạng xã hội hiện nay, là minh bạch thông tin trong tất cả mọi hoạt động bởi đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Đặc biệt minh bạch khi chưa xảy ra khủng hoảng mới quan trọng, còn khi xảy ra một cuộc khủng hoảng rồi mới minh bạch thì sẽ luôn luôn chậm sau một bước.
“Minh bạch hoạt động, minh bạch quản trị, minh bạch trong quan hệ, trong kinh doanh – những yếu tố rất quan trọng trong việc giảm thiểu việc xảy ra tin giả. Đối thủ không có cơ gì nữa để nêu vì mọi yếu tố vấn đề thuế má, đóng bảo hiểm, quy trình sản phẩm, lao động, thưởng phạt nghiêm minh… rất rõ ràng, hay bản thân nội bộ cũng rất rõ ràng minh bạch, không có vấn đề gì che giấu cả”,