Sản phẩm thô là các loại sản phẩm chưa hoặc ít qua khâu chế biến, hiện nay việc phát triển các sản phẩm thô của quốc gia dựa trên chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô đã đem lại nguồn lợi cho nền kinh tế và phát triển xã hội. Vậy chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là gì? Tác động của chiến lược đến nền kinh tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là gì?
Sản phẩm thô chúng ta có thể hiểu đây là những sản phẩm chưa hoặc ít qua chế biến, hàm lượng lao động tri thức và khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm thấp. Theo đó chúng ta hiểu chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô này đó là chiến lược xuất khẩu chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng và nó chủ yếu được thực hiện ở các nước đang phát triển, trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế.
2. Tác động của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô đến nền kinh tế:
– Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng. Khi cơ hội khai thác nông nghiệp hay tài nguyên thiên nhiên xuất hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
– Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Sự phát triển thị trường các sản phẩm sơ khai sẽ dẫn tới tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ lao động lành nghề, dẫn tới tăng qui mô sản xuất của nền kinh tế.
– Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Ban đầu là sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và ngành công nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực, cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu.
Cùng với sự phát triển những ngành này là sự xuất hiện, phát triển các ngành công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, chè, cà phê, cao su… Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu.
Mối quan hệ hai chiều giữa các ngành thúc đẩy nhau cùng phát triển, mở rộng qui mô, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của các ngành này có liên quan đến các ngành khác như: ngành thuộc về cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, ngành giáo dục – đào tạo…
– Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa đất nước. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, quá trình tích lũy vốn thường mất nhiều thời gian và đặc biệt khó khăn trong giai đoạn ban đầu.
Quá trình này sẽ có những thuận lợi hơn đối với những nước có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn. Họ có thể khai thác sản phẩm thô để xuất khẩu hoặc đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả là đối với những nước có nguồn dầu mỏ xuất khẩu với qui mô lớn.
Thông qua những tác động trên chúng tôi cho rằng để tiếp tục phát triển xuất khẩu một cách bền vững, trong thời gian tới đảng và nhà nước ta cần xác định lại vị trí, vai trò của các thị trường xuất nhập khẩu trong xu hướng chuyển dịch mới gắn với từng mặt hàng, từng thị trường để có những kế hoạch đúng đắn cho phát triển chiến lược này.
3. Vai trò của xuất khẩu sản phẩm thô đối với nền kinh tế hiện nay:
Như chúng ta đã biết theo phân tích như trên ta thấy vai trò của sản phẩm thô trong nền kinh tế của đất nước nói riêng và của thế giới nói chung, hiện nay các chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước và tùy vào nguồn tài nguyên sẵn có tại từng quốc gia là không giống nhau. Sản phẩm xuất khẩu thô được biết đến là những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khai khoáng. Hiên nay chiến lược này chủ yếu được thực hiện ở các nước đang phát triển, trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô phạt triển trên thị trường phát triển cũng đóng vai trò trong việc tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng. Cụ thể như khi cơ hội khai thác nông nghiệp nhiệt đới hay tài nguyên thiên nhiên xuất hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư với các sản phẩm này tại Việt Nam. Thường thì khi các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất sản phẩm nhiệt đới. Theo đó ta thấy sự phát triển các thị trường sản phẩm sơ khai sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, Bên cạnh đó sự phát triển này có thể giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ công nhân lành nghề, dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế. Ví dụ, từ khi xuất khẩu dầu mỏ, ở Việt nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 10 nghìn lao động và nông nghiệp tăng mạnh, diện tích đất trông cây công nghiệp tăng hàng nghìn hecta mỗi năm, và cùng với việc mở rộng đất canh tác, một lượng lao động tương ứng đã được huy động.
Chiến lược xuất khẩu thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế rất rõ rệt. Đầu tiên đó là sự phát triển công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chăn nuôi, trông cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu, đồng thời với những nhành này là sự phát triển chế biến, tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, cà phê, cao su…sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra các mối liên hệ ngược, ví dụ cụ thể như sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm, do đó đẩy mạnh sản xuất những ngành này.
Như vậy với sự tác động của các mối liên hệ ngược và đặc biệt có hiệu quả nhờ vào quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh trên thịt trường quốc tế thi sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua mối quan hệ gián tiếp thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối liên hệ nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa. Vấn đề này chúng ta đã phân tích khi nghiên cứu về vai trò của tài nguyên thiên nhiên và biết rằng đối với hầu hết các nước quá trình tích lũy vốn lâu dài, gian khổ và đặc biệt khó khăn là quá trình tích lũy ban đầu. Quá trình này sẽ có những thuận lợi hơn đối với những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ có thể khai thác sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả là đối với những nước có nguồn dầu mỏ xuất khẩu với quy mô lớn. Đối với Việt Nam xuất khẩu thô thời gian qua cũng có những đóng góp đán kể chjo nguồn tích lũy của đất nước. Là một nước nghèo và thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, với nguồn thu hàng năm về ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế đã tạo ra nguồn vốn đáng kể để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghiệp.