Tuyến tính là một thuật ngữ thường được nhắc trong các mối quan hệ toán học, vậy bạn đã biết về tuyến tính trong kinh doanh. Cùng bài viết tìm hiểu về chiến lược tuyến tính là gì? Nội dung và đặc trưng của mô hình?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược tuyến tính là gì?
Chúng ta có thể thấy rằng điểm đầu tiên mà chiến lược kinh doanh hướng tới là mục tiêu. Đó chính là điều mà các nhà quản trị thực sự quan tâm đến. Để xác định việc xây dựng và quyết định chiến lược kinh doanh hướng tới mục tiêu là chưa đủ. Nó đòi hỏi mỗi chiến lược cần đưa ra những hành động hướng tới mục tiêu cụ thể. Hay còn gọi là cách thức làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Điều thứ hai là chiến lược kinh doanh không phải là những hành động riêng lẻ, đơn giản. Điều đó chắc chắn sẽ không đem lại kết quả to lớn nào cho công ty. Chiến lược kinh doanh phải là tập hợp các hành động và quyết định hành động liên quan chặt chẽ với nhau. Nó cho phép liên kết và phối hợp các nguồn lực tập trung giải quyết vấn đề cụ thể.
Điều thứ ba là chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Sau đó kết hợp với những thời cơ và thách thức môi trường.
Chiến lược kinh doanh phải tính đến lợi ích lâu dài và được xây dựng theo từng giai đoạn. Tại đó chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực của các nguồn lực là khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ.
Có nhiều ví dụ về mô hình kinh tế như mô hình về giá cân bằng thị trường, về những thay đổi trong giá cân bằng thị trường, về mức cân bằng của thu nhập quốc dân và nhân tử
Mô hình chiến lược tuyến tính trong tiếng Anh là Linear strategy model. Mô hình chiến lược tuyến tính thường được gọi là mô hình.
Với loại mô hình này khác với các mô hình khác đó là mô hình tuyến tính tập trung vào hoạt động lập kế hoạch. Mô hình được gọi là tuyến tính vì nó bao hàm các hoạt động có trình tự, được định hướng và tuân theo trật tự logic trong quá trình lập kế hoạch.
Nhờ có quá trình xác định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gắn liền với các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Do sự biến động và tính phức tạp của môi trường ngày càng gia tăng thì doanh nghiệp ngày càng cố gắng dự đoán điều kiện môi trường và sau đó làm tác động hoặc làm thay đổi dự báo sao cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
Mô hình chiến lược tuyến tính trong tiếng Anh là Linear strategy model.
2. Nội dung của mô hình tuyến tính:
Theo quan điểm tuyến tính, mô hình này tập trung tới việc lập kế hoạch chiến lược gồm có tích hợp các quyết đinh, hành động hoặc kế hoạch đặt ra và hướng tới các mục tiêu của tổ chức. Cả mục tiêu và cách thức đạt tới mục tiêu đều là kết quả của quyết định chiến lược. Để đạt được mục tiêu, tổ chức có thể thay đổi liên kết của mình với môi trường xung quanh như thay đôi sản phẩm, chuyển dịch thị trường, hay thực hiện các hành vi kinh doanh khác. Các thuật ngữ thường đi liền với mô hình tuyến tính có: lập kế hoạch chiến lược, thiết lập hệ thống chiến lược, và thực hiện chiến lược.
Mô hình tuyến tính mô tả các nhà quản trị cấp cao như những người có khả năng thay đổi tổ chức. Môi trường xung quanh là tập hợp các khó khăn do các đối thủ cạnh tranh tạo ra. Qua một quá trình ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cấp cao xác định mục tiêu, xây dựng các phương án thay thế để đạt được mục tiêu, đánh giá khả năng thành công của mỗi phương án, và quyết định phương án thực hiện. Trong quá trình này, nhà quản lý tận dụng các xu thế và điều kiện trong tương lai có lợi cho hoạt động kinh doanh và tránh hoặc có biện pháp phản ứng lại các điều kiện bất lợi. Do mô hình được phát triển cho các tổ chức kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, hai kết quả quan trọng được xem xét tới là lợi nhuận và năng suất.
Nếu mục tiêu của quá trình lập kế hoạch là thành công của doanh nghiệp, thì cần đảm bảo mọi quyết định của người quản lý từ cấp cao nhất sẽ được thực hiện đầy đủ trong toàn tổ chức. Giả định này cho phép các ý tưởng dự kiến trở thành hành động thực tế. Giả định thứ hai của mô hình bắt nguồn từ đặc tính tốn thời gian và định hướng tương lai của quá trình lập kế hoạch.
Nói cách khác, quyết định của ngày hôm nay được đưa ra dựa trên niềm tin vào các điều kiện trong tương lai. Các quyết định có thể chỉ được thực hiện sau một vài tháng, thậm chí, vài năm. Để có thể tin tưởng rằng thời gian dành cho việc đưa ra quyết định không lãng phí, cần có niềm tin rằng biến động môi trường kinh doanh là có thể dự báo. Một giả định nữa là mỗi tổ chức đều xác định cho mình một số mục tiêu và hoàn thành các mục tiêu này là kết quả quan trọng nhất của chiến lược.
3. Đặc trưng của mô hình tuyến tính:
– Phạm vi: xác định rõ mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp, điều chỉnh các hành động và phân bố nguồn lực cần thiết nhằm đạt tới các mục tiêu này
– Bản chất của chiến lược: tích hợp các quyết định, hành động, và kết hoạch
– Trọng tâm của chiến lược: phương tiện, kết quả
– Mục tiêu của chiến lược: đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
– Hành vi chiến lược: thay đổi sản phẩm, thị trường
– Thuật ngữ liên quan: lập kế hoạch chiến lược, xây dựng và thực hiện chiến lược
– Tiêu chí đánh giá: kế hoạch chính thức, sản phẩm mới, cấu trúc sản phẩm hoặc phương thức kinh doanh, trọng tâm và phân đoạn thị trường, thị phần, sát nhập và thâu tóm, đa dạng sản phẩm.
Mô hình tuyến tính ngày càng ít được sử dụng do các vấn đề chiến lược ngày càng trở nên phức tạp không chỉ bởi các vấn đề này liên quan đến nhiều góc độ quản lí khác nhau mà còn bởi biến động của các biến số kỹ thuật, kinh tế, thông tin, xã hội…
4. Tham khảo về kinh tế tuyến tính:
Một nền kinh tế tuyến tính sẽ bắt đầu từ Khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, rồi Sản xuất, Phân phối, Tiêu dùng và cuối cùng là Thải loại hay nếu nói the cách dễ hiểu hơn thì đây có thể nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra thì nền kinh tế này chủ yếu dựa vào thác tài nguyên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, là cách thức đã đem đến sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và nâng cao mức sống của con người trong nhiều năm qua.
Hiện nay ta thấy các nền kinh tế ngày càng mở rộng và tài nguyên dần cạn kiệt thì cách thức phát triển ấy không thể duy trì. Hơn nữa, môi trường suy thoái do chất thải gia tăng thì bản thân chất lượng cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, các thành tựu của phát triển kinh tế vì thế cũng sẽ không còn nhiều giá trị.
Theo đó nên theo xu hướng của nhiều nước hiện nay là chuyển dịch sang Kinh tế tuần hoàn, với cốt lõi là phục hồi và tái tạo, từ đó giảm lượng tài nguyên phải khai thác, đồng thời hạn chế chất thải ra môi trường.
Áp lực từ các vấn đề của kinh tế tuyến tính
Kinh tế tuyến tính đã và đang gây ra những áp lực về suy giảm tài nguyên và gia tăng lượng thải. Thật vậy, so với 50 năm trước, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của thế giới đã tăng 190%.
Theo ước tính, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế của con người hiện nay đã gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của trái đất. Vì thế, nếu không thay đổi cách thức phát triển, việc cạn kiệt tài nguyên, ngay cả với các tài nguyên có thể tái tạo, là không thể tránh khỏi.
Về rác thải của thế giới, chỉ tính riêng rác thải nhựa đổ ra biển của năm 2014 đã là 150 triệu tấn trên toàn cầu. Dự đoán đến năm 2050, tổng khối lượng rác thải nhựa thậm chí sẽ nhiều hơn tổng khối lượng cá trong các đại dương.
Ngoài ra, cần kể tới các vấn đề như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất, mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gia tăng phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu diễn ra với qui mô toàn cầu.
Bên cạnh đó, bản thân các nền kinh tế cũng đang có những thách thức mới như: rủi ro của chuỗi cung ứng, sự xuất hiện của các thị trường phi qui định, chiến tranh thương mại và những bất ổn kinh tế khác. Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết của sự thay đổi.