Trong môi trường kinh doanh có rất nhiều yếu tố tác động và theo đó cũng có thể tác động theo các mặt có thể là tác động tích cực hay cũng có thể là tác động tiêu cực. Cùng bài viết tìm hiểu Chiến lược thích ứng là gì? Nội dung và đặc trưng của mô hình?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược thích ứng là gì?
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe nhắc tới mô hình chiến lược thích ứng trong kinh doanh đây là mô hình chiến lược quan tâm tới phát triển khả năng, có thể kết hợp giữa cơ hội và rủi ro của môi trường kinh doanh với nguồn lực cũng như khả năng của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội đó.
Doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đánh giá các điều kiện bên trong và bên ngoài. Kết quả đánh giá là những điều chỉnh phù hợp bên trong tổ chức hoặc trong các môi trường liên quan nhằm tạo ra sự kết hợp hợp lí giữa một bên là cơ hội và rủi ro của môi trường với bên kia là khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp.
Đối với mo hình thích ứng anyf thì rất quan trọng đối với việc tập trung phát triển bền vững đối với doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản là chiến lược quản trị doanh nghiệp phát triển thích ứng được với mọi hoàn cảnh, dựa trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích về kinh tế bao gồm có các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, trong nhiều năm nay, phần lớn các doanh nghiệp đều dần chuyển dịch định hướng, chiến lược kinh doanh từ “kinh doanh vì lợi nhuận” sang kinh doanh có trách nhiệm.
Mô hình chiến lược thích ứng trong tiếng Anh là Adaptive strategy model.
2. Nội dung và đặc trưng của chiến lược thích ứng:
Mô hình chiến lược thích ứng có các đặc trưng:
– Phạm vi: quan tâm tới phát triển khả năng kết hợp giữa cơ hội và rủi ro trong môi trường kinh doanh với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội kinh doanh
– Bản chất của chiến lược: đạt tới sự kết hợp nhiều mặt giữa doanh nghiệp và môi trường
– Trọng tâm của chiến lược: phương tiện
– Mục tiêu của chiến lược: kết hợp với môi trường kinh doanh
– Hành vi chiến lược: thay đổi kiểu cách, marketing, chất lượng
– Tiêu chí đánh giá: giá, chính sách phân phối, chi tiêu cho marketing, sự khác biệt của sản phẩm, tính năng động, chấp nhận rủi ro, tích hợp, khả năng thích ứng, tính độc đáo…
– Thuật ngữ liên quan: quản trị chiến lược, lựa chọn chiến lược, khuynh hướng chiến lược, thiết kế chiến lược, điều chỉnh chiến lược, sức ép chiến lược, vị trí chiến lược
Một số điểm khác biệt so với mô hình tuyến tính
– Một là, kiểm soát môi trường và tạo ra thay đổi là các chức năng đồng thời và liên tục của mô hình thích ứng.
Độ trễ về thời gian, được ngầm định trong mô hình tuyến tính, không tồn tại trong mô hình này. Điều chỉnh chiến lược là chu trình lập đi lặp lại, ví dụ: giai đoạn lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, giai đoạn lựa chọn công nghệ, giai đoạn quản trị (qui trình và cấu trúc hợp lí, xác định khu vực cần tiếp tục phát triển và sáng tạo trong tương lai).
– Hai là, mô hình thích ứng không nhấn mạnh vào quyết định về mục tiêu của doanh nghiệp như mô hình tuyến tính.
Thay vào đó, mô hình này có xu hướng tập trung sự chú ý của người quản lí vào cách thức, phương tiện đạt tới mục tiêu đó. Mục tiêu được thể hiện qua liên kết doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
– Ba là, định nghĩa về hành vi chiến lược trong mô hình thích ứng bao gồm không chỉ các hành vi được nêu ra trong mô hình tuyến tính (thay đổi thị trường, sản phẩm) mà còn có cả các biến đổi tinh tế về kiểu cách, marketing, chất lượng và các sắc thái khác.
– Bốn là, trong mô hình thích ứng chiến lược tập trung ít hơn vào đội ngũ quản lí cấp cao. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn chịu trách nhiệm tổng thể trong định hướng phát triển chiến lược.
– Năm là, môi trường kinh doanh trong mô hình thích ứng phức tạp hơn, bao gồm xu thế, sự kiện, đối thủ cạnh tranh và các đối tác quan trọng.
Ngăn cách giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh rất mong manh, và môi trường kinh doanh là trọng tâm chính trong xác định hành động của doanh nghiệp.
Dù chủ động hay bị động, hành vi của doanh nghiệp cũng là phản ứng lại với bản chất và độ lớn của sức ép môi trường mà doanh nghiệp cảm nhận hay dự báo được.
Chiến lược thích ứng dựa trên một số giả thiết. Doanh nghiệp và môi trường có quan hệ chặt chẽ hơn so với mô hình tuyến tính. Môi trường năng động và khó dự báo hơn trong mô hình thích ứng.
Môi trường kinh doanh gồm: đối thủ cạnh tranh, xu thế, và các đối tác liên quan (có vai trò ngày càng quan trọng). Nếu mô hình tuyến tính cho rằng doanh nghiệp phải đối đầu với môi trường kinh doanh thì mô hình thích ứng giả thiết rằng doanh nghiệp thay đổi theo môi trường kinh doanh.
Liên hệ thực tiễn:
Mô hình thích ứng đã sử dụng nhiều biến số và có khả năng thay đổi cao hơn mô hình tuyến tính. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng thế giới kinh doanh thực còn phức tạp hơn rất nhiều.
Đối với mô hình này thì để hoàn thành được 17 mục tiêu phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tiếp tục thay đổi tư duy kinh doanh, nhìn nhận phát triển bền vững như con đường tất yếu và duy nhất để trụ vững trên thương trường toàn cầu, từ đó thiết lập hệ thống liên kết mạng lưới các doanh nghiệp bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh.
Chỉ có thích ứng được với môi trường kinh doanh thì mới có thể phát triển bền vững và đây không chỉ là hướng đi tốt để ổn định mà còn đóng vai trò quan trọng dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và phục hồi khi đối mặt với khủng hoảng, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tác động tiêu cực đến “sức khỏe” của phần lớn doanh nghiệp. Ðồng thời, các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy nhìn nhận về khủng hoảng, từ đó có sự chuẩn bị và đầu tư, thậm chí tập trung nhiều nguồn lực hơn cho việc thiết lập quản lý rủi ro và kế hoạch hoạt động kinh doanh liên tục để khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp có thể khởi động ngay cơ chế phòng ngự và khắc phục sự cố, sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn.
3. Tham khảo chiến lược thích ứng sản phẩm của doanh nghiệp đề ra:
Nhu cầu thị trường
Theo ý kiến của những nhà quản lý thành đạt, bài toán kinh doanh hay là phải thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu thực tế của thị trường. Nói đầy đủ hơn, nhu cầu ở đây là một tập hợp các nhu cầu mong muốn, tâm lý thị hiếu, tập tính và động cơ, kể cả tập quán và thói quen mua sắm hoặc tiêu dùng.
Đó là lý do cơ bản buộc sản phẩm phải được điều chỉnh để thích ứng. Trên thực tế, nhu cầu thị trường thường xuyên thay đổi và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ thu hẹp đến mở rộng. Như vậy, bản thân nhu cầu thay đổi luôn luôn chi phối trực tiếp các đặc điểm sản phẩm.
Vì thị trường thường xuyên thay đổi cho nên sản phẩm cũng phải thường xuyên đổi mới để thích ứng. Nhu cầu là tiêu điểm, nhưng là tiêu điểm động mà sản phẩm của mọi công ty đều phải kịp thời điều chỉnh để hướng tới tiêu điểm đó.
Trình độ phát triển kinh tế
Xét một cách logic, trình độ phát triển kinh tế gắn liền với mức sống và thu nhập của người tiêu dùng, do đó chi phối trực tiếp nhu cầu mong muốn của thị trường. Đã có rất nhiều ví dụ thực tiễn cho thấy, nhu cầu của thị trường các nước phát triển luôn luôn đòi hỏi rất cao so với các nước đang phát triển.
Để thich ứng được chúng ta cần nắm được lí thuyết cơ bản trong kinh doanh đó là hiện tại với mức sống cao không chỉ đòi hỏi thuần tuý về chủng loại sản phẩm hay phẩm cấp cụ thể như gạo thơm đặc sản hay gạo 100% hạt dài mà còn yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường sinh thái và vệ sinh y tế cụ thể như lúa gạo phải được chăm bón chủ yếu bằng phân vi sinh chứ không phải bằng phân hoá học, không được vượt quá tỷ lệ dư lượng kháng sinh cho phép từ thuốc trừ sâu hay của các loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
Trình độ phát triển công nghệ
Mỗi bước phát triển công nghệ đều làm cho sản phẩm bị lạc hậu nhanh chóng, bởi lẽ trước khi hao mòn về vật chất, sản phẩm (nhất là máy móc thiết bị) đã bị hao mòn tức thời về mặt tinh thần. Trong khi đó, sự phát triển của cách mạng khoa học-công nghệ, trong điều kiện cạnh tranh cao của nền kinh tế tri thức, vẫn thường diễn ra như vũ bão. Có những phát minh công nghệ vừa mới được khai sinh trong phong thí nghiệm thì đã bị khai tử cũng tại đó, vì nó chưa kịp đem ứng dụng vào thực tế thì đã bị công nghệ phát minh sau phủ nhận bởi tính ưu việt vượt trội hơn. Điều đó phản ánh khá sinh động trong công nghệ tin học hiện nay: nhiều sản phẩm phần mềm máy vi tính liên tục bị lỗi thời nhanh chóng với vòng đời không quá 1 năm, thậm chí còn rút ngắn hơn nữa. Trong con lốc của những phát minh công nghệ như thế, sản phẩm buộc phải thay đổi nhanh để thích ứng kịp với đòi hỏi của thị trường.