Để các doanh nghiệp pháp triển thì yếu tố thị trường luôn đặc biệt được quan tâm. Các chiến lược thị trường có vai trò và những ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ chiến lược thị trường. Chiến lược thị trường là gì? Nội dung và những điểm cần chú trọng
1. Tìm hiểu về thị trường nước ngoài:
1.1. Khái niệm thị trường nước ngoài:
Thị trường nước ngoài được hiểu cơ bản là tập hợp những khách hàng của doanh nghiệp ở bên ngoài biên giới quốc gia, nhằm mục đích để có thể phân biệt với thị trường nội địa là khách hàng trong nước.
1.2. Thị trường nước ngoài trong tiếng Anh là gì?
Thị trường nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Market.
1.3. Sự cần thiết để các chủ thể cần phải nghiên cứu thị trường nước ngoài:
Môi trường marketing khác nhau: Khi các chủ thể tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài, các chuyên gia nghiên cứu thị trường đều sẽ không thể bỏ qua được yếu tố môi trường marketing.
Môi trường kinh doanh khác nhau, nên các chủ thể là các chuyên gia nghiên cứu thị trường không thể vận dụng các phương pháp nghiên cứu như nhau trên mọi thị trường khác nhau. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu thị trường nước ngoài trước khi tiến hành hoạt động marketing quốc tế.
Cung cấp thông tin để áp dụng Marketing mix tại thị trường nước ngoài. Nghiên cứu thị trường là khâu cơ bản để nhằm mục đích thu thập thông tin nhằm để có thể tiến hành các chiến lược marketing mix ở thị trường nước ngoài. Nếu các chủ thể không nghiên cứu thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp sẽ không có cơ sở để có thể vận dụng các chiến lược marketing mix phù hợp với môi trường và thị trường nước ngoài.
Hạn chế rủi ro liên quan tới hoạt động đầu tư hay thâm nhập thị trường nước ngoài giúp các chính phủ có thể thông qua đó mà hoạch định chính sách về thứ tự ưu tiên các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư từ đó giúp các doanh nghiệp tìm được thị trường mục tiêu tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu của mình.
1.4. Quy trình nghiên cứu thị trường nước ngoài:
Một bản nghiên cứu thị trường quốc tế luôn luôn sẽ bị những giới hạn về thời gian, chi phí và phương pháp nghiên cứu. Những chủ thể là nhà nghiên cứu thị trường nước ngoài luôn cần phải cố gắng thu thập được những thông tin đáng tin cậy và chính xác nhất. Chìa khoá của thành công chính chính là phương pháp nghiên cứu hệ thống và khả năng phân tích dữ liệu.
Cũng giống như việc nghiên cứu thị trường trong nước, nhìn chung đối với quy trình các chủ thể thực hiện việc nghiên cứu thị trường nước ngoài nên theo các bước cụ thể, có khác với việc nghiên cứu thị trường trong nước là ở chỗ được thực hiện trong môi trường marketing quốc tế.
Mặc dù các bước trong chương trình nghiên cứu đều là giống nhau ở tất cả các nước, sự thay đổi và các vấn đề trong việc thực hiện nảy sinh do sự khác biệt về sự phát triển văn hoá và kinh tế giữa các quốc gia.
Những vấn đề nghiên cứu liên quan tới thị trường ở Anh hoặc Canada có thể giống những vấn đề nghiên cứu ở Mĩ, ở Đức, Nam Phi hay Mexico nhưng cũng có thể tạo ra vô số những nét đặc trưng riêng biệt và đem đến những khác biệt. Những nét đặc trưng cơ bản này sẽ trở nên rõ ràng ngay tại bước đầu của quá trình nghiên cứu hình thành và cũng đã giúp các chủ thể tạo nên các luận điểm.
2. Tìm hiểu về chiến lược thị trường:
Khái niệm chiến lược thị trường:
Chiến lược thị trường được hiểu cơ bản là chiến lược chọn các thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp xuất khẩu hướng tới, nhằm thực hiện được những mục tiêu đã định như doanh số, thị phần, lợi nhuận.
Ta hiểu về xuất khẩu như sau:
– Tìm hiểu về xuất khẩu:
Theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, khái niệm xuất khẩu hàng hoá được nêu cụ thể như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
– Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế:
+ Xuất khẩu đóng vai trò là một phần quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia, rộng hơn là mang tính toàn cầu, hoạt động xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường, mang lại nguồn ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Xuất khẩu đã mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh tăng doanh số bán hàng, đa dạng hóa thị trường đầu ra để tạo nguồn thu ổn định không chỉ bó hẹp trong nước mà còn mở rộng phạm vi ra thế giới.
+ Xuất khẩu đã mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước: nhà nước ta luôn khuyến khích doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vì đây là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
+ Xuất khẩu tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho công nhân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra thu nhập chính đáng và nâng cvao đời sống cho họ.
+ Xuất khẩu giúp mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới.
Chiến lược thị trường trong tiếng Anh là Market Strategy.
Những điểm cần chú trọng trong chiến lược thị trường:
Để có thể thành công, các doanh nghiệp cần chú trọng những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản sau:
– Phân đoạn thị trường thế giới: Phân đoạn thị trường thế giới được hiểu cơ bản là kĩ thuật phân chia thị trường thế giới về một sản phẩm cụ thể thành những đoạn nhóm khách hàng riêng biệt và đồng nhất. Kĩ thuật này được sử dụng cũng giống như một công cụ nghiên cứu thị trường thế giới để lựa chọn thị trường mục tiêu.
– Phân tích quy mô và cơ cấu thị trường:
+ Nội dung phân tích thị trường thế giới thường bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng, phân tích quy mô và cơ cấu thị trường theo nhóm nước hoặc theo nước, theo nhóm khách hàng ở mỗi nước đó. Ta hiểu thị trường thế giới đó là tập hợp các thị trường nước ngoài mà ở đó bao gồm tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ. Khái niệm này cho phép các công ty quốc tế có thể dự đoán được dung lượng thị trường một cách tương đối chính xác.
+ Nếu việc phân tích định tính cho biết nét khái quát về xu hướng phát triển của thị trường trong một thời gian nhất định, thì phân tích định lượng sẽ làm rõ mức độ, tốc độ biến động của thị trường ở từng thời điểm cụ thể, từng khâu cụ thể như sản xuất, tiêu thụ, bán buôn, bán lẻ…
+ Nếu việc phân tích quy mô thị trường cho thấy độ lớn nhỏ, tầm cỡ của thị trường mỗi khu vực hoặc mỗi nước, thì nội dung phân tích cơ cấu thị trường làm sáng tỏ tương quan giữa các nước và vị trí, tỉ trọng khác nhau của mỗi nhóm khách hàng ở từng nước đó.
Để nhằm mục đích lựa chọn thị trường mục tiêu nước ngoài đạt hiệu quả, nội dung phân tích sẽ cần phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau: toàn diện, trọng điểm, cập nhật và chuẩn xác.
– Lựa chọn thị trường mục tiêu nước ngoài:
+ Khi các chủ thể lựa chọn những thị trường mục tiêu nước ngoài, để nhằm mục đích có thể giảm thiểu rủi ro và khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh, công ty cần tìm kiếm những thị trường khả thi nhất trong hiện tại và tương lai, có đặc điểm tương tự như các đoạn thị trường đang hoạt động.
+ Tiến trình lựa chọn thị trường gồm hai bước cụ thể sau đây:
Thứ nhất, đánh giá đầy đủ các khả năng xuất khẩu cụ thể của công ty trong ngắn hạn và trong dài hạn về các khía cạnh cụ thể sau đây: lượng sản phẩm có thể xuất khẩu, quy cách và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, giá xuất khẩu, doanh số, thị phần và lợi nhuận so với mục tiêu của bản thân công ty.
Thứ hai, so sánh những đặc điểm của thị trường cần lựa chọn với các thị trường mà công ty đang xuất khẩu. Khi so sánh để lựa chọn ở bước này, cần chú ý ba điểm cụ thể như sau: khoảng cách, nguồn lực và mục tiêu của công ty.
+ Khoảng cách sẽ chi phối điều kiện vận chuyển sản phẩm xuất khẩu (cụ thể về những yếu tố như thời gian, phương tiện và chi phí vận chuyển). Nguồn lực cho thấy khả năng có hạn của công ty, chính bởi vì thế nên thu hẹp hàng loạt thị trường được phân tích ban đầu để nhằm mục đích lựa chọn chính thức một số thị trường cụ thể phù hợp nhất và có hiệu quả nhất.
– Và cuối cùng, chiến lược lại gắn liền với các mục tiêu của bản thân doanh nghiệp cụ thể như doanh số, thị phần, lợi nhuận.
Nói chung lại chiến lược thị trường trong chiến lược Marketing quốc tế sẽ cần phải dựa trên cơ sở phân đoạn thị trường toàn cầu, nội dung phân tích thị trường và việc lựa chọn thị trường mục tiêu.
Trong chiến lược thị trường, doanh nghiệp sẽ cần phải xác định rõ những thị trường chủ đạo và thị trường bổ trợ trong từng giai đoạn cụ thể.