Mở rộng quy mô, tăng trưởng lợi nhuận là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng khao khát hướng đến; Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng hiện nay, việc đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường đang gặp nhiều trở ngại. Vậy chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Các nội dung liên quan?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?
- 2 2. Vì sao xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường lại quan trọng với doanh nghiệp?
- 3 3. Ý nghĩa của thâm nhập thị trường kinh tế:
- 4 4. Các loại hình thâm nhập thị trường:
- 5 5. Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến:
- 6 6. Các trường hợp nên sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường:
1. Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về chiến lược thâm nhập thị trường ta cần biết thâm nhập thị trường là gì?
Thâm nhập thị trường trong tiếng anh là Market penetration là việc bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thị trường mới. Mức độ thâm nhập thị trường chính là phần trăm tổng số lượng sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng sử dụng so với tổng quy mô thị trường mục tiêu cho sản phẩm/dịch vụ đó.
Nói đơn giản hơn thì xâm nhập thị trường chính là cách để doanh nghiệp đánh giá toàn bộ ngành, từ đó xác định được tiềm năng cũng như vị trí của công ty trong ngành, có thể tăng doanh thu hoặc giành thị phần thông qua chiến lược kinh doanh, bán hàng hay không.
Nếu như thị trường được xem là bão hòa, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mới sẽ không còn chỗ cho sự tăng trưởng doanh thu bởi các doanh nghiệp hiện tại đã chiếm phần lớn thị phần. Và để có thể thâm nhập thị trường đưa hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trên thị trường liên quan đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp, phương pháp, chiến lược hoạt động lâu dài và phù hợp.
Chiến lược thâm nhập thị trường là: một chiến lược định giá thấp được các công ty áp dụng cho sản phẩm mới hoặc sản phẩm hiện có, nhằm thu hút một lượng người mua lớn hơn, từ đó giành được phần trăm thị phần lớn hơn.”
2. Vì sao xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường lại quan trọng với doanh nghiệp?
Việc sản phẩm của doanh nghiệp mình có thể đưa vào thị trường tiếp cận với những khách hàng tiềm năng để đạt doanh thu từ hoạt động xuất kho, bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Không có doanh thu thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy đòi hỏi ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải có những phương hướng chiến lược để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
Một trong các chiến lược quan trọng nhất đó là chiến lược thâm nhập thị trường; Với việc áp dụng các chiến lược thâm nhập thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có những cái nhìn mới về sản phẩm trên thị trường kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu, đánh vào tâm lý mua hàng của khách hàng, nâng cao chất lượng, uy tín của doanh nghiệp; đồng thời tiến hành thu thập, xử lý thông tin về thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh trực tiếp mặt hàng của doanh nghiệp mình. Thông qua chiến lược thâm nhập thị trường các doanh nghiệp sẽ thấy được những khuyết điểm khả năng của doanh nghiệp mình để có những hướng giải quyết biện pháp khắc phục hiệu quả những điểm thiếu sót trên thị trường mà doanh nghiệp còn chưa thể đáp ứng.
3. Ý nghĩa của thâm nhập thị trường kinh tế:
Việc thâm nhập thị trường kinh tế mang lại ý nghĩa cho doanh nghiệp. Tùy mức độ thâm nhập vào thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được quy mô thị trường tiềm năng và thông tin, tâm lý của khách hàng qua đó phân tích đánh giá thị trường để xác định cơ hội thâm nhập đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình đến thị trường tiêu thụ, chiếm lấy phần trước các đối thủ cạnh tranh.
Thâm nhập thị trường giúp các doanh nghiệp nắm được sự biến đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng qua đó tăng cường phát triển sản phẩm mới phù hợp với hoàn cảnh và tình hình đầy biến động của thị trường.
4. Các loại hình thâm nhập thị trường:
Hoạt động xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 loại. Tùy vào từng đặc trưng mà doanh nghiệp lựa chọn loại phù hợp:
Một là, Loại hình sản phẩm mới thâm nhập thị trường mới. loại hình này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ thị trường và nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ để doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới mang giá trị cao, để thâm nhập các thị trường mới với nhiều tiềm năng cơ hội hơn.
Hai là: Loại hình sản phẩm cũ thâm nhập thị trường mới. Loại hình này là việc Doanh nghiệp mang các sản phẩm hiện có, đã được phát triển để tiến hành xâm nhập một thị trường mới giàu tiềm năng. Yêu cầu các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu sự biến động của thị trường; mức độ cạnh tranh của đối thủ,… để có hướng cạnh tranh phù hợp.
5. Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến:
Thứ nhất, Chiến lược giảm giá.
Trong tâm lý lựa chọn khách hàng luôn muốn lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt nhưng giá thành phải hợp lý hay nói đúng hơn là phải rẻ. Đối với các mặt hàng có những mặt hàng được nhiều doanh nghiệp cung cấp trên thị trường nền việc lựa chọn mặt hàng nào về chủ quan là do khách hàng lựa chọn nhưng về các yếu tố khách quan các doanh nghiệp có thể tạo bằng cách họ giá một số mặt hàng trong khoảng thời gian nhất định; việc hạ giá sản phẩm sẽ khiến nó trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các khách hàng tiềm năng, cũng như để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, tăng khả năng của chiến lược thâm nhập thị trường.
Tuy nhiên việc hạ giá phải ở một mức trong chừng mực nhất định để tránh tình trạng vi phạm pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến thị trường mà nhà nước đang quản lý và gây thiệt hại với doanh nghiệp áp dụng.
Thứ hai, Chiến lược khuyến mãi.
Khuyến mãi là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với người tiêu dùng, được áp dụng phổ biến ở mọi lĩnh vực kinh doanh. Cũng giống như hạ giá thành sản phẩm chiến lược khuyến mãi cùng nhằm khiến sản phẩm trở nên được săn đón hơn lôi kéo khách hàng tìm đến, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Khuyến mại có thể thể hiện qua nhiều hình thức và chứng chình, ta có thể thấy phổ biến trên thị trường hiện nay là các chương trình về mua 1 tặng 1, hay bốc thăm trúng thưởng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp,v.v.
Ví dụ: Vào thời gian đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, hãng xe ôm công nghệ Be đã sử dụng các chương trình khuyến mãi với giá rất ưu đãi cùng với nhiều voucher hấp dẫn đã được nhiều khách hàng săn đón và sử dụng trong khoảng thời gian nhất định khi mà uy tín, thương hiệu của hãng đã được nhiều người biết tới rồi khi kết thúc các chương trình khuyến mãi ban đầu ta có thể thấy hãng xe ôm công nghệ Be đã có chỗ đứng trên thị trường trở thành đối thủ cạnh tranh ngang tầm với khác như: Grab, GO-Viet,…
Thứ ba, Chương trình quảng cáo rầm rộ.
Đây là một chiến lược rất phổ biến hiện nay giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận với các thông tin của sản phẩm từ xa mà không cần phải đến trực tiếp các cửa hàng, doanh nghiệp, mức độ phủ sóng của chiến lược này rất rộng do thường được sử dụng với nhiều hình thức đa dạng như qua các phương tiện truyền hình kỹ thuật số, báo in, biển quảng cáo, pano, băng rôn, góc phố, v.v. và hiện nay với sự phát triển của công nghệ và mạng viễn thông; hoạt động quảng cáo còn diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội nơi mà số lượng người truy cập ở cường độ cao như: Facebook, Youtube,…
Thứ tư, Chiến lược nghiên cứu, bổ sung các tính năng mới cho sản phẩm.
Theo nghiên cứu con người thường hào hứng và bị thu hút bởi những điều mới mẻ nhưng lại nhanh chóng thấy chán khi đã tìm hiểu kĩ về nó. Đối với sản phẩm, dịch vụ cũng vậy nếu một sản phẩm mà luôn giữ nguyên tính chất ban đầu trong một khoảng thời gian dài mà không có nhiều sự thay đổi trong khi đối thủ cạnh tranh lại không ngừng phát triển tính năng mới thì việc giữ lại khách hàng và lôi kéo khách hàng mới là điều rất khó.
Chính vì vậy nhằm thu hút được khách hàng các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải không ngừng phát minh, nghiên cứu các tính năng mới cho sản phẩm để có thể thôi thúc niềm đam mê tìm hiểu của khách hàng bằng việc mua, sử dụng sản phẩm của mình. Tuy nhiên việc phát triển các tính năng mới không được làm mất đi những được tính ban đầu của sản phẩm
Ví dụ: Như mặt hàng hàng là một chiếc điện thoại khi bắt đầu hình thành chiếc điện thoại chỉ có chăng năng đơn giản là nghe và gọi nhưng sau một thời gian phát triển chiếc điện thoại đã có thêm nhiều tính năng mới trở thành một chiếc tivi thu nhỏ hay truy cập tìm kiếm thông tin, báo mới,… có thể nói giờ đây chiếc điện thoại đã trở thành một chiếc hộp thần kỳ; nhưng không dừng lại ở đó các doanh nghiệp vẫn không ngừng phát triển các tính năng mới để nhằm thâm nhập vào thị trường cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ trên thị trường đó là lý do tại sao mà mỗi khi hãng điện thoại Samsung tung ra sản phẩm mới thì hãng Apple cũng không kém cạnh đưa ra những dòng điện thoại mới của mình.
Thứ năm, Chiến lược cạnh tranh cản trở (Thwart Competition).
Đây là một chiến lược cải thiện khả năng thâm nhập thị trường khá bền vững chính là việc xây dựng các tính năng mà đối thủ cạnh tranh khó có thể sao chép. Hoặc, nhiều doanh nghiệp sẽ tối ưu hoá quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí, từ đó đưa ra một mức giá mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể so bì được.
6. Các trường hợp nên sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường:
Chiến lược thâm nhập thị trường có thể trở thành chiến lược cạnh tranh đặc biệt, một mũi nhọn hữu hiệu đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong một số trường hợp dưới đây:
- Khi thị trường hiện tại chưa bão hòa một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
- Khi tỷ lệ sử dụng sản phẩm của các khách hàng hiện tại có thể gia tăng một cách đáng kể.
- Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh chính đang giảm đi trong khi lượng tiêu thụ toàn ngành đang tăng lên.
- Khi doanh số bán hàng và chi phí marketing trong quá khứ có tương quan chặt chẽ.
- Khi lợi thế kinh tế nhờ quy mô tăng lên mang lại cho doanh nghiệp các lợi thế cạnh tranh cơ bản.